Tội Phạm Bài viết

Vì sao một số người lại mê tít cảm giác sợ hãi?

 29/09/2020 11:12:24 CH |  Admin |   809 lượt xem

(toipham.net) - Khi khoa học lý giải nguyên nhân đằng sau sự quyến rũ của nhà ma, gánh xiếc quái dị và những thú vui rùng rợn thể xác.

Thời điểm Halloween, những người ưa thích cảm giác ớn lạnh có thể tận hưởng phim kinh dị và nhà ma với mức giá rẻ bèo đến đáng sợ. Tuy nhiên, nếu sợ hãi là phản xạ sống còn tự nhiên đáp lại một mối đe dọa hoặc hiểm nguy, vì sao chúng ta lại chủ động tìm kiếm cảm giác này?

Tiến sĩ Margee Kerr là nhân viên nghiên cứu xã hội học tại ScareHouse, một địa điểm du lịch nhà ma được xây dựng tại Pittburgh sau cả năm trời lên kế hoạch thiết kế. Cô đồng thời giảng dạy tại trường Đại học Robert Morris và Đại học Chatham, và là người duy nhất mà tôi từng biết với danh hiệu “chuyên gia về nỗi sợ.” Tiến sĩ Kerr rất thành thạo trong lĩnh vực sợ hãi. Tôi đã phỏng vấn cô về định nghĩa nỗi sợ, và vì sao nhiều người lại thích thú chúng đến vậy.

Vì sao một số người thích cảm giác bị dọa, một số khác thì không?

Tiến sĩ Margee Kerr (M.K.): Không phải ai cũng thích sự sợ hãi, và tôi nghĩ mình không phóng đại khi khẳng định rằng chẳng ai muốn bản thân bị đặt vào một tình huống thực sự đe dọa đến tính mạng cả. Nhưng có một vài người trong số chúng ta (chà, rất nhiều người) cực kỳ ham thích những trải nghiệm này. Đầu tiên, sự hưng phấn tự nhiên đến từ phản ứng chiến-hay-chạy (flight-or-flight) cảm giác rất tuyệt. Có những bằng chứng mạnh mẽ chứng minh rằng đây không phải là lựa chọn cá nhân, mà do phản ứng hóa học trong não bộ. Một nghiên cứu mới từ David Zald cho thấy khi đối mặt với tình huống kinh hoàng, mỗi người có phản ứng hóa học khác biệt. Một trong những hoóc-môn chính được tiết ra giữa những hoạt động đáng sợ và ly kỳ là dopamine, và hóa ra một vài cá nhân có khả năng cảm thấy phấn khích từ phản ứng tiết dopamine cao hơn những người khác. Về căn bản, bộ não của vài người khiếm khuyết thứ mà Zald mô tả là “phanh xe” trong quá trình tiết và tái hấp thụ dopamine ở não bộ. Điều này có nghĩa là một số người sẽ rất tận hưởng tình huống ghê rợn và mạo hiểm trong khi một số người khác lại chẳng có chút thích thú gì.

Rất nhiều người ưa những trải nghiệm rùng mình vì, một khi đã qua đi, nó để lại cảm giác tự tin. Hãy nhớ về lần cuối cùng bạn “sống sót” qua một bộ phim kinh dị, hay một căn nhà ma. Có thể bạn đã nghĩ, “ha! Mình đã làm được! Mình đã hoàn thành được!” Vì thế, trải nghiệm này có thể là một cú hích tự trọng hàng thật giá giật. Nhưng nói đi phải nói lại, tự-nhát-ma-bản-thân không dành cho tất cả mọi người, và có rất nhiều lý do tâm lý và cá nhân giải thích cho việc một số người không thích thú lắm. Tôi đã nói chuyện với nhiều người – họ sẽ không bao giờ đặt chân vào nhà ma vì đã thử khi còn bé và bị ám ảnh tâm lý từ đó. Tôi luôn khuyên các bậc phụ huynh kiểm tra kĩ lưỡng nội dung và đánh giá của một địa điểm tham quan nhát ma trước khi dắt con mình theo. Những chất hóa học tiết ra trong quá trình chiến-hay-chạy có tác dụng như keo dán để gây dựng nên những ký ức mạnh mẽ (“những ký ức sáng-tỏ” – flashbulb memory) về những trải nghiệm kinh hoàng, và nếu bạn còn quá nhỏ để hiểu rằng những con quái vật chỉ là hàng giả, đây có thể là trải nghiệm gây sang chấn tâm lý và một điều gì đó bạn mãi không thể nào quên, theo cách thức tồi tệ nhất.

Điều gì diễn ra trong não bộ khi chúng ta cảm thấy sợ hãi? Liệu có điểm gì khác biệt khi chúng ta sợ “một cách vui vẻ” và khi chúng ta thật sự đang sợ hãi không?

M.K.: Để thực sự cảm thấy vui thích với một trải nghiệm đáng sợ, chúng ta phải nhận thức được mình đang ở trong môi trường an toàn. Tất cả đều liên quan đến việc kích hoạt thứ phản xạ chiến-hay-chạy đáng ngạc nhiên để trải nghiệm làn sóng adrenaline, endorphin và dopamine, nhưng trong một không gian hoàn toàn an toàn. Nhà ma làm rất tốt việc này – chúng đem lại cơn giật gân bằng cách kích hoạt một trong những giác quan của chúng ta với những âm thanh khác biệt, gió thổi và thậm chí là mùi hương. Những giác quan này trực tiếp liên kết với phản xạ sợ hãi và kích hoạt phản ứng cơ thể, nhưng não bộ có thời gian để tiêu hóa sự thật rằng chúng không phải là những đe dọa “chân thật.” Não bộ của chúng ta phân tích các mối đe dọa với tốc độ ánh sáng. Tôi đã chứng kiến quá trình này cả ngàn lần từ sau những bức tường tại ScareHouse – ai đó gào lên và giật mình và sau đó lập tức bật cười mím chi. Thật lý thú khi quan sát. Tôi rất hứng thú với việc xem xét những giới hạn của chúng ta, liên quan đến thời điểm và cách thức chúng ta nhận ra hoặc cảm thấy mình an toàn.

Liệu những “thứ đáng sợ” có phẩm chất chung giữa những nền văn hóa khác nhau không, hay chúng có sự khác biệt lớn?

M.K.: Một trong những điều thú vị nhất khi nghiên cứu nỗi sợ là nhìn vào những thành tố xã hội cấu tạo nên chúng, và những nỗi sợ “được học” so với những nỗi sợ dường như thuộc về bản năng, hay thậm chí là di truyền. Khi chúng ta nhìn xuyên thời gian và khắp thế giới, chúng ta nhận ra rằng loài người có thể trở nên sợ hãi bất cứ thứ gì. Thông qua huấn luyện nỗi sợ (kết nối một kích thích thần kinh trung lập với một hệ quả tiêu cực), chúng ta có thể kết nối hầu như mọi thứ với phản xạ sợ hãi. Dĩ nhiên, Baby Albert là trường hợp mẫu mực của kết luận này. Năm 1920, đứa bé đáng thương đã bị huấn luyện sợ chết khiếp thỏ trắng, trước khi những nhà nghiên cứu bị ràng buộc bởi yêu cầu đạo đức. Vì thế chúng ta biết rằng mình có thể “học sợ,” và do đó những giao tiếp xã hội và môi trường nuôi dưỡng sẽ có tác động rất lớn đến việc ta sợ hãi những gì.

Mỗi nền văn hóa đều có những con quái vật siêu nhiên riêng biệt – Chupacabra (Nam Mỹ), Quái vật Hồ Loch Ness, Yokai (quái vật siêu nhiên từ truyện dân gian Nhật Bản), Alps (sinh vật ác mộng Đức) – nhưng chúng đều có một số đặc điểm chung. Theo cách thức nào đó, quái vật có khả năng chống lại những quy luật chung của tự nhiên. Hoặc là chúng quay ngược từ cái chết (hồn ma, ác quỷ, linh hồn), hoặc là chúng thuộc dạng phi-nhân-loại hoặc sinh vật bán-nhân. Điều này chứng minh sự thật rằng vi phạm quy luật tự nhiên là điều đáng kinh sợ. Và thực sự thì, bất cứ thứ gì không hợp lý hoặc gây cho chúng ta chút mâu thuẫn, dù là về mặt nhận thức hay thẩm mỹ, đều rất đáng sợ (những con vật cầm rìu, những gương mặt ẩn sau lớp mặt nạ, những cơ thể méo mó).

Một đặc điểm chung khác giữa quái vật khắp hành tinh là mối quan hệ bị xóa nhòa với cái chết và thể xác. Con người bị ám ảnh bởi cái chết; đơn giản là chúng ta cảm thấy khó khăn với việc phải lý giải rốt cuộc điều gì xảy ra khi ta qua đời. Những chiêm nghiệm này dẫn đến những con quái vật nổi tiếng, mỗi nền văn hóa lại tạo ra một phiên bản xác-sống riêng biệt, dù là thây ma (zombie), ma cà rồng, những cái xác được tái tạo hoặc tái sinh, hoặc những con ma. Chúng ta muốn tưởng tượng rằng có một cuộc đời mới tồn tại ở thế giới bên kia. Hay thậm chí tốt hơn, tìm ra cách để trường sinh bất tử. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh lại rằng, những hành vi này đi ngược với quy luật tự nhiên và do đó rất hãi hùng. Vì thế, dù những con quái vật này có cấu tạo và tên tuổi khác biệt, động cơ và cảm hứng đằng sau sự ra đời của chúng thống nhất khắp địa cầu.

Một số ví dụ ban đầu về việc con người chủ đích nhát ma chính mình là gì?

M.K.: Loài người đã nhát ma chính mình và những người khác từ thời điểm khởi sinh giống loài, thông qua đủ loại phương pháp như kể chuyện, nhảy khỏi vách đá, và nhảy xổ ra hù dọa lẫn nhau từ cái ngóc ngách của hang động tối tăm nào đó. Và chúng ta làm vậy vì những lý do khác nhau – để xây dựng sự đoàn kết đội nhóm, để trẻ em chuẩn bị tinh thần sống sót trong một thế giới đáng sợ, và, dĩ nhiên, để kiểm soát hành vi. Nhưng chỉ trong một vài thế kỷ gần đây, việc nhát ma với mục đích giải trí (và thương mại) mới biến thành một trải nghiệm được săn đón hàng đầu.

Liên quan đến những khám phá buổi đầu về niềm vui khi tự-nhát-ma-mình, một ví dụ ưa thích của tôi có thể được tìm thấy trong lịch sử tội phạm hình thành tàu lượn siêu tốc. Đường Trượt Băng Nga (The Russian Ice Slide) ra đời, với cái tên chẳng mấy gây ngạc nhiên, như là một đường trượt mở rộng xuống ngọn núi băng tuyết giữa thế kỷ 17. Giống như hiện nay, những người tham gia sẽ ngồi trên xe trượt và phăng phăng lao xuống núi, thi thoảng kèm theo những cú tông đụng nhân tạo để đường đua kịch tính hơn. Trong thế kỷ 18, Đường Trượt Băng Nga trở nên tinh vi hơn, với những thanh xà gỗ và núi tuyết nhân tạo. Cuối cùng, thay vì băng và xe trượt, đường trượt và toa xe được xây dựng để chuyên chở khách hàng băng qua “Những Ngọn Núi Nga.” Những nỗi sợ hưng phấn hơn xuất hiện khi những nhà sáng chế sáng tạo quyết định vẽ thêm những khung cảnh kinh dị trên tường để gây sốc và hù dọa khi khách đi qua. Điều này dần được biết đến như là “Chuyến Xe Bóng Tối.” Ai cũng sợ dựng tóc gáy, nhưng ai cũng thích mê.

Chúng ta không chỉ thích những nỗi sợ thế xác – chuyện ma được kể bên lửa trại trước khi khái niệm trại hè ra đời. Những Nhà Thơ Bia Mộ thế kỷ 18, những người viết về nhện, dơi và đầu lâu, đã trải thảm lót đường cho những nhà văn gothic thế kỷ 19, như Poe và Shelly. Những câu chuyện kinh dị này tạo ra, và tiếp tục truyền tải, kích thích sự hồ hởi trong chúng ta.

Thế kỷ 19 cũng sản sinh tổ tiên của ngành công nghiệp nhà ma. Các sô diễn bên lề hay “Gánh xiếc quái dị,” và bảo tàng và nhà của “những kẻ dị dạng” đã tồn tại từ giữa những năm 1800. Có lẽ trường hợp nổi tiếng nhất là Bảo Tàng Mỹ của Barnum do P. T. Barnum cắt băng khánh thành, người có cái tên chiếm nửa thương hiệu Gánh xiếc Ringling Brothers and Barnum Baily. Bảo tàng của ông chứa chấp những thứ như là thân khỉ đuôi cá dán dính lại, và những mẫu vật khác với mục đích giật gân và hù dọa. Tương tự như những địa điểm nhát ma hiện đại, khách tham quan sẽ xếp hàng để thách thức chính mình, sự gan lì của bản thân và thách thức người khác bước vào sô diễn quái dị để đối mặt với những khung cảnh và biến dạng kinh hãi. So với nguyên thủy là mình khỉ đuôi cá, ngành công nghiệp nhà ma đã có những bước tiến dài – những địa điểm hiện đại sử dụng bối cảnh chất lượng Hollywood, và một lượng điên rồ công nghệ tân tiến, tất cả chỉ để dọa chúng ta sợ phát khóc.

Vi sao mot so nguoi lai me tit cam giac so hai

Mẫu vật “Người cá Fiji” của P.T. Barnum xuất hiện trong những sô diễn lề vào thế kỷ 19, được quảng cáo là xác ướp của sinh vật nửa-thú-có-vú-nửa-cá. Trên thực tế, đây là phần thân trên cùng đầu của một con khỉ thành niên khâu dính vào xác một con cá.

Có một quan niệm phổ biến rằng, nếu bạn gặp ai đó lần đầu tiên trong một tình huống ghê sợ, bạn sẽ cảm thấy gắn bó hoặc thu hút bởi người đó hơn là khi bạn gặp họ trong một tình huống bình lặng. Điều này có tính chân thực nào không?

M.K.: Một trong những lý do mọi người thích Halloween là vì dịp này tạo ra những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ, và những phản ứng này có tác dụng gây dựng nên những mối quan hệ và ký ức bền chặt hơn. Khi chúng ta vui vẻ hay hoảng sợ, chúng ta tiết ra những hoóc-môn hiệu lực mạnh, như oxcytocin, có tác dụng khiến những khoảnh khắc ấy kết dính trong não bộ. Vì thế, ta sẽ nhớ được người bên ta lúc ấy. Nếu đó là một trải nghiệm tốt lành, chúng ta sẽ thích thú khi nhớ về người ấy và cảm thấy gần gũi họ, nhiều hơn là khi chúng ta gặp họ trong một sự kiện bình thường hoặc trung lập. Shelly Taylor đã bàn về điều này trong bài viết “Khuynh hướng và kết bạn: Nền tảng sinh-hành vi của những mối quan hệ dưới áp lực.” Cô cho thấy chúng ta xây dựng một sự gần gũi đặc biệt với những người cạnh bên khi ta trong tình trạng bị kích thích, và quan trọng hơn, điều này có thể là một điều tốt. Chúng ta là những sinh vật cảm xúc và xã hội. Chúng ta cần nhau trong thời điểm áp lực, vì vậy việc cơ thể chúng ta đã tiến hóa để đảm bảo rằng ta cảm thấy gần gũi hơn với người khác khi lo sợ là hoàn toàn hợp lý. Vậy nên, đúng rồi, hãy dẫn người bạn đang hẹn hò đến nhà ma hay đi tàu lượn siêu tốc, và đó sẽ là một đêm bạn sẽ không bao giờ quên.

 

Aki-ten dịch.

Bài viết gốc được thực hiện bởi Allegra Ringo, đăng tại The Atlantic

Nguồn: http://bookish.vn/

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Những người thất hứa: tại sao họ không thể giữ lời hứa?

Những người thất hứa: tại sao họ không thể giữ lời hứa?  9

 27/03/2024 10:47:33 SA

Bạn có hay nói ra những lời hứa mà bạn không thể thực hiện không? Mọi người sẽ luôn có lúc thất hứa, nhưng đối với một vài người thì tần suất này thường xuyên hơn. Nhưng tại sao mọi người lại thất hứa?

Xem chi tiết 
Kinh nghiệm dạy con từ 'Hiệu ứng đuổi rắn'

Kinh nghiệm dạy con từ 'Hiệu ứng đuổi rắn'  7

 26/03/2024 10:44:34 SA

Khi bố mẹ luôn áp đặt trẻ phải theo ý mình, không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình.

Xem chi tiết 
5 lý do vì sao nhiều cặp vợ chồng vẫn chọn ở bên nhau dù không hạnh phúc

5 lý do vì sao nhiều cặp vợ chồng vẫn chọn ở bên nhau dù không hạnh phúc  8

 26/03/2024 10:44:33 SA

Nhiều cặp vợ chồng dù không hạnh phúc nhưng vẫn chọn ở bên nhau thay vì ly hôn. Lý do là gì?

Xem chi tiết 
Phản bội và bị phản bội

Phản bội và bị phản bội  9

 26/03/2024 10:44:32 SA

Khi nhìn vào gương, bạn thấy hình ảnh phản chiếu của ai?

Xem chi tiết 
Tại sao chúng ta mơ về mối tình đã qua?

Tại sao chúng ta mơ về mối tình đã qua?  7

 26/03/2024 10:44:31 SA

Những giấc mơ không phải vô cớ mà có thể tiết lộ về những khao khát đã qua và mong muốn ở hiện tại của một người.

Xem chi tiết 
Như thế nào là

Như thế nào là "người xấu" - hãy nhìn 8 dấu hiệu sau đây  7

 26/03/2024 10:44:30 SA

Gần đây, một cuộc thảo luận thú vị đã diễn ra trên Reddit về những tính cách xấu xí khiến bạn xa lánh một người. Mọi người chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống của họ và nhận ra ‘kẻ tự luyến’ trong số bạn bè và người thân của họ.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2591
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2484
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3150
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2586
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2564
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...