Tội Phạm Bài viết

Kinh nghiệm dạy con từ 'Hiệu ứng đuổi rắn'

 26/03/2024 10:44:34 SA |  Admin |   100 lượt xem

(toipham.net) - Khi bố mẹ luôn áp đặt trẻ phải theo ý mình, không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình.

Tình huống này được giải thích bằng "Hiệu ứng đuổi rắn" trong tâm lý học.

Một người bị rắn độc cắn nhưng thay vì dừng lại để sơ cứu và băng bó vết lại quyết đuổi theo con rắn để trả thù. Hậu quả là nọc độc lan khắp cơ thể, nạn nhân không qua khỏi.

Trong quá trình dạy con, nhiều bậc cha mẹ cũng quyết "ăn thua" như tình huống của người bị rắn cắn nhằm thỏa mãn bản tính hiếu thắng, bề trên.

Kinh nghiem day con tu Hieu ung duoi ran

Ảnh minh họa: sina.com

Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ". Họ thường trấn áp con bằng quyền uy để rồi buộc những đứa trẻ "xù lông nhím" để chống cự nhằm bảo vệ mình.

"Sự cứng rắn hay áp đặt của phụ huynh sẽ tạo ra sự phản kháng ở trẻ. Kết quả là mâu thuẫn không những không được giải quyết mà khiến cả hai bên đều mệt mỏi", chuyên gia nói.

Theo bà Lý, phụ huynh không thể đổ lỗi rằng trẻ khiến mình nóng giận mà nên nhận ra nóng giận là lỗi của bản thân vì đã không kiểm soát được cảm xúc và chưa hiểu con.

Thạc sĩ tâm lý Đại học sư phạm Bắc Kinh Doãn Kiện Lý từng nói: "Khi trẻ gặp vấn đề, việc tranh cãi với con sẽ không giải quyết được gì, chỉ khiến mọi chuyện trở nên trầm trọng hơn. Tốt hơn hết hãy dành cho chúng sự chấp nhận và thấu hiểu, đồng thời tác động đến trẻ bằng tình yêu thương và thu phục bằng sức mạnh êm dịu như nước".

Nữ thạc sĩ kể câu chuyện về một khách hàng của mình. Một cặp mẹ con xung khắc với nhau rất trầm trọng. Bất kể mẹ làm gì, người con trai luôn ở trạng thái chống đối.

Một lần cậu con trai bị gãy chân. Để giúp con nhanh khỏe, người mẹ nấu mọi loại canh ngon nhằm bổ sung dinh dưỡng. Nhưng con trai luôn chê bai, lúc nói canh đắng, lúc lại phàn nàn vì có nhiều hạt tiêu. Xung đột của cả hai vì thế liên tục leo thang.

Khi người mẹ tới gặp thạc sĩ Doãn Kiện Lý, bà khuyên người mẹ nên thay đổi bản thân mình bằng tình yêu thương thay vì những lời gắt gỏng. Từ lúc đó, thay vì tức giận vì con trai chê canh mình nấu, bà lặng lẽ vào bếp nấu một nồi khác, liên tục trong nhiều ngày. Trước sự nhẫn nại của mẹ, cậu con trai cũng dần thay đổi. Từ đó cả hai mẹ con biết cách để chung sống hòa thuận với nhau.

"Ăn miếng trả miếng với trẻ sẽ chỉ làm tổn thương cả hai bên", bà Doãn Kiện Lý nói. Theo nữ chuyên gia, gia đình không phải là nơi để tìm ra kẻ thắng người thua. Tốt hơn hết nên dành cho trẻ sự tôn trọng, thấu hiểu, chấp nhận và mềm mỏng để chúng có thể phát triển mạnh mẽ với sự đồng hành và hướng dẫn của cha mẹ.

Vậy làm thế nào để cha mẹ và con cái đồng hành cùng nhau?

Khi trẻ mắc lỗi, không dùng những cảm xúc nhất thời để làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.

Nhà tâm lý học người Mỹ Jane Nelson, tác giả cuốn sách tội phạm học "Kỷ luật tích cực" từng viết: "Cách tốt nhất để thu phục trẻ là sát cánh với chúng bằng thái độ tử tế, kiên quyết và tôn trọng. Hãy để trẻ có được lòng tự trọng thông qua sự thấu hiểu".

Theo Jane Nelson, khi trẻ mắc lỗi, nếu giáo dục bằng cách chỉ trích sẽ khiến chúng không nhận ra lỗi lầm mà còn làm tổn thương lòng tự trọng và khiến trẻ cảm thấy cha mẹ không thấu hiểu và yêu thương mình. Nhưng nếu giáo dục bằng trái tim thấu hiểu và chấp nhận thì sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình của trẻ.

Khi mâu thuẫn với trẻ, trước tiên hãy lắng nghe con

Hiệu ứng Hawthorne từng chỉ ra một hiện tượng tâm lý thú vị, theo đó khi mọi người nhận ra rằng họ thực sự đang được chú ý, họ sẽ cố tình thay đổi một số hành vi của mình. Như vậy, đằng sau hành vi chưa tốt của mỗi đứa trẻ cũng đều có mục đích. Chỉ khi cha mẹ dừng lại và lắng nghe con mình, họ mới có thể tìm ra nguyên nhân đằng sau hành vi của trẻ và giáo dục con một cách có mục tiêu.

Mọi đứa trẻ đều mong muốn được cha mẹ quan tâm và thấu hiểu. Khi đáp ứng được nhu cầu tình cảm của con, trẻ sẽ có động lực phát triển theo mong đợi của cha mẹ.

Khi không thể giải thích, ngừng la mắng trẻ để chúng dần thấu hiểu

Lời đề nghị của cha mẹ đôi khi sẽ bị trẻ từ chối. Lúc này thay vì la mắng, hãy để trẻ trải qua một số khó khăn để chúng dần thấu hiểu.

Ví dụ, nếu trẻ không muốn ăn sáng, hãy để chúng nếm trải cảm giác đói trong giờ giải lao. Trời lạnh và trẻ không muốn mặc quần dài, nên để chúng nếm thử cảm giác giá lạnh. Nếu con không làm bài tập sau giờ học, hãy để chúng nếm trải cảm giác bị giáo viên cảnh cáo. Nếu trẻ nóng nảy và thiếu tôn trọng người khác, hãy để con nếm trải cảm giác bị la mắng.

Đây cũng là điều mà nhà triết học Pháp Jean-Jacques Rousseau gọi là "Quy luật về hậu quả tự nhiên". Chỉ bằng cách cho phép trẻ trải nghiệm và gánh chịu hậu quả bất lợi từ những hành động của mình, chúng mới rút ra được bài học đồng thời biết cách tự điều chỉnh hành vi.

Đôi khi, lời nói của bố mẹ cũng không sâu sắc bằng một bài học. Hãy để con đau khổ một chút, trải nghiệm một chút để chúng hiểu rằng cha mẹ làm điều đó vì lợi ích của con.

Học cách xin lỗi trẻ khi bố mẹ nhận thấy đã làm sai

Về việc xin lỗi con, nhiều cha mẹ thường chung suy nghĩ "Nếu xin lỗi con mình, có thể sau này sẽ không kiểm soát được chúng".

Nhà văn nổi tiếng người Pháp Balzac từng nói: "Trẻ em rất nhạy cảm trước lỗi lầm của người kỷ luật chúng. Từ đó, chúng biết rõ liệu người đó yêu thương hay dung túng cho chính bản thân họ hay không".

Theo nhà văn, cha mẹ tôn trọng con cái thì con cái sẽ tôn trọng cha mẹ. Chỉ khi cha mẹ dám nhận lỗi khi bản thân phạm sai lầm thì mới thực sự thu phục được con cái.

Trang Vy (Theo aboluowang)

Theo VNE

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Nền tảng của tình yêu là nhân cách

Nền tảng của tình yêu là nhân cách  2

 03/05/2024 11:35:03 SA

Nhân cách là diện mạo của nội tâm con người, trên thế giới không có hai chiếc lá nào hoàn toàn giống nhau, con người cũng vậy.

Xem chi tiết 

"Tôi sinh con, nhưng chồng tôi bị trầm cảm sau sinh"  2

 03/05/2024 11:35:02 SA

Nhiều người đang phải vật lộn với sức khỏe tâm thần sau khi trở thành bậc cha mẹ.

Xem chi tiết 
Tại sao phải chế ngự tâm lý “no bụng đói con mắt” – có phải vì lòng tham của con người là vô đáy?

Tại sao phải chế ngự tâm lý “no bụng đói con mắt” – có phải vì lòng tham của con người là vô đáy?  9

 02/05/2024 11:34:22 SA

Michael Easter - tác giả cuốn sách "Scarcity Brain" - một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về thay đổi hành vi đã chỉ ra rằng tâm lý cảm thấy “chưa bao giờ là đủ” không phải là vấn đề xảy ra từ bạn.

Xem chi tiết 
Giải mã 'Hội chứng con gái đầu lòng'

Giải mã 'Hội chứng con gái đầu lòng'  9

 02/05/2024 11:34:21 SA

"Hội chứng con gái đầu lòng" cho rằng con gái lớn thường phải vật lộn với trách nhiệm vượt xa độ tuổi khi đảm nhận vai trò tương tự cha mẹ mình.

Xem chi tiết 
4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ  35

 26/04/2024 11:28:44 SA

Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình có thể đương đầu với mọi thử thách lớn trong cuộc đời, có thể giải quyết bất cứ điều gì đến với chúng.

Xem chi tiết 
Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?

Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?  35

 25/04/2024 11:27:07 SA

"Cuốn sách (hay bộ sách) của năm" với tôi trong năm ngoái (kéo dài sang năm nay), chính là bộ ba cuốn sách về tâm lý và tâm thần học xuất sắc của Neel Burton

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2671
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2566
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3233
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2658
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2702
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...