Tội Phạm Bài viết

7 bước cần làm khi cuộc sống bế tắc

 06/10/2023 5:05:05 SA |  Admin |   111 lượt xem

(toipham.net) - Cuộc đời sẽ luôn ném cho chúng ta những khó khăn và thử thách, ngay cả khi bạn đang thu hút những điều tốt đẹp nhất đến với mình.

Cuộc đời sẽ luôn ném cho chúng ta những khó khăn và thử thách, ngay cả khi bạn đang thu hút những điều tốt đẹp nhất đến với mình. Dù đang ở độ tuổi là bậc cha mẹ trung niên, là người lớn tuổi đã nghỉ hưu, hay ở đâu đó giữa lưng chừng cuộc sống, thỉnh thoảng chúng ta đều cảm thấy bất lực và phải thốt lên rằng “Tôi đang bế tắc”.

Tác giả nói rằng anh đã quá quen thuộc với những khi năng lượng tụt xuống thấp, và thiếu động lực đến mức có mỗi việc rời khỏi giường cũng phải tranh đấu rất nhiều vào mỗi buổi sáng trước khi đi làm.

Anh thường xuyên phải tự đấu tranh với chính mình mỗi khi cảm thấy bị mắc kẹt trong việc viết lách. Đôi khi ngôn từ có nhiều đến mức như dung nham phun trào từ ngọn núi lửa, nhưng cũng có khi mức độ động lực và tinh thần sẵn sàng trong việc lên ý tưởng, hoàn toàn ngưng hoạt động.

Liệu có những phương pháp hay kỹ thuật nào để chúng ta “nương tựa”, trong những thời khắc tưởng chừng như không thể nào thoát ra được vùng trũng cuộc đời, mà bản thân đang mắc kẹt?

Một lưu ý quan trọng mà tác giả muốn nhắc đến khi nghĩ đến việc đánh bại cảm giác “Tôi bất lực”, là cảm xúc này rất đỗi bình thường. Tất cả chúng ta đều sẽ trải nghiệm nó vào lúc này hay lúc khác, khi muốn điều hướng cuộc sống của mình để theo đuổi hạnh phúc.

Có rất nhiều người đã trải qua giai đoạn sa sút về mặt tinh thần, họ không được khích lệ và không tìm thấy niềm vui, dẫn đến việc cho phép mình tạm xa lánh tất cả những mối quan hệ, kể cả những người quan tâm đến họ nhiều nhất. Điều này đưa tác giả đi đến bước đầu tiên, trong hành trình hạ gục cảm giác bế tắc trong cuộc sống.

1. Chấp nhận cảm xúc mắc kẹt diễn ra bên trong mình

Bạn phải hiểu rằng “sự mắc kẹt” là một cảm xúc rất tự nhiên mà ai rồi cũng phải trải qua, dù đó là trong đời sống công sở, trong một mối quan hệ, hoặc có thể là khi theo đuổi một chương trình học bổng hay nỗ lực kinh doanh.

Bạn cần phải để bản thân chấp nhận rằng cuộc sống này vốn không dễ dàng, và sẽ có những ngày, những tuần, hoặc những tháng mà bạn không còn đủ nhiên liệu để tiếp tục đi lên và tiến về phía trước.

Bất kể đang phải đối mặt những trở ngại nào, khiến bạn không còn hào hứng với những gì đang diễn ra hàng tuần, thì trước hết bạn phải hiểu rằng cảm xúc này không có gì là bất thường, và bạn không đơn độc khi trải nghiệm chúng.

Nếu chấp nhận mình là một người nhỏ bé nhưng sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, thì bạn sẽ dễ dàng thoát được vòng lẩn quẩn của sực bế tắc, và nỗi sợ không thể tiến đến những mục tiêu mà mình vẫn luôn theo đuổi.

2. Xác định nguồn gốc của những rào cản trong đời

Sự tranh đấu là một vấn đề sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn, dù cho bạn đang ở đâu trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với nghịch cảnh vào một thời điểm nào đó.

Tuy nhiên, cách bạn giải quyết khó khăn sẽ là thời khắc quyết định cho những gì sẽ xảy ra trong cuộc sống sau này, khi phải quản lý cảm xúc và tính khí của mình. Vì khi ấy, bạn buộc phải lấy lại sự tự tin bên trong, và bắt đầu thoát khỏi những xiềng xích tinh thần mà bản thân đang bị mắc kẹt trong đó.

Susan David, một nhà tâm lý học tại Trường Y Harvard, viết rằng “Chúng ta hành động như những món đồ chơi có dây cót khi chúng liên tục va vào tường, và không biết rằng có một cánh cửa đang mở ngay bên phải hoặc bên trái của chúng”. Nội dung này được trích dẫn trong quyển sách tội phạm học của cô ấy với tiêu đề tạm dịch là Linh Hoạt Về Cảm Xúc: Thoát Khỏi Bế Tắc, Chấp Nhận Sự Thay Đổi, Và Phát Triển Mạnh Mẽ Trong Công Việc Cũng Như Cuộc Sống (Emotional Agility: Get Unstuck, Embrace Change, and Thrive in Work and Life).

Về cơ bản, những gì mà Susan đang đề cập là việc chúng ta thường mắc kẹt trong một tình huống nào đó, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện theo cách đã khiến mình trở nên mắc kẹt ngay từ đầu, thay vì tìm kiếm một con đường khác để phát triển.

Khi bạn nhận ra rằng “Mình đang mắc kẹt”, thì đã đến lúc để bắt đầu đánh giá lại toàn bộ cuộc sống và tình cảnh của mình, để cố gắng và hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc này.

Nếu bạn đang rơi vào bế tắc hoặc lạc trong lối mòn, hãy cố gắng nhìn lại khoảng thời gian vừa qua và xác định xem điều gì đã xảy ra trong những giai đoạn đầu, đưa bạn vào khoảng trống tinh thần như hiện nay.

Có thể là vì công ty thay sếp mới khắt khe hơn sếp cũ, khiến bạn thiếu tự tin trong những việc mình làm. Cũng có khi là vì muốn quay lại trường học để nâng cao tri thức, nhưng bị stress khi nghĩ đến học phí. Nó có thể là bất kỳ điều gì trong cuộc sống.

Biết được nguyên nhân vì sao và chịu làm việc với bản thân để thấu hiểu được nền tảng của những gì xảy ra bên trong khi không có động lực, tức là bạn sẽ trao quyền cho mình để dám thay đổi những gì cần thiết, thoát khỏi nỗi sợ và bắt đầu hành trình hướng đến một phiên bản mới làm việc hiệu quả hơn.

7 buoc can lam khi cuoc song be tac

3. Sắp xếp lại giờ giấc sinh hoạt của bản thân

Có thể bạn sẽ rất dễ rơi vào cái bẫy của những thói quen tiêu cực hoặc không lành mạnh, góp phần khiến cuộc sống của bạn trở nên trầm ngâm và không cảm thấy muốn làm gì nhiều.

Khi làm việc để bắt đầu tìm ra gốc rễ cuộc sự bế tắc, bạn nên đánh giá lại cách sử dụng quỹ thời gian của mình. 

Nhiều người vẫn hay than rằng “Tôi không có thời gian để làm việc này, việc kia” như một cái cớ để tiếp tục sống trong quy trình không hiệu quả. Điều này sẽ chỉ kéo họ xuống sâu hơn vào vực thẳm mà ngay từ đầu chẳng ai muốn rơi vào.

Vì vậy, điều quan trọng là phải sắp xếp lại cách sử dụng thời gian của mình. Việc lập ra một “ngân sách tội phạm học” thời gian cũng giống như quản lý ngân sách tài chính của mình.

Bạn không chỉ phải lập ngân sách thời gian cho những gì bạn muốn hoàn thành trong một tuần, mà điều quan trọng là phải tạo nên một ngân sách thời gian lâu dài, phản ánh chính xác những gì diễn ra từ tuần này sang tuần khác.

Hãy xem cách bạn sắp xếp lại thời gian của mình sau khi đã điều chỉnh, có khiến bạn mở mang tầm mắt hay không, nếu so với trước đây với cùng một quỹ thời gian tương tự nhưng hầu như những gì bạn làm là xem Netflix, lướt mạng xã hội, hay làm việc đến khi kiệt sức.

Bằng việc tạo nên một ngân sách thời gian, nghĩa là bạn đang thiết lập một kế hoạch giúp bản thân vượt qua những thời điểm mà bạn biết rằng mình đã dành đủ công sức cho một việc nào đó, nên không thể tiếp tục làm nó thêm nữa. Với một lịch trình đã được phân bổ các hoạt động theo theo thời gian đã định, bạn sẽ có thể rèn luyện bản thân để làm việc hiệu quả hơn một cách tự nhiên, và ngăn chặn được những dòng suy nghĩ “Mình bế tắc” quay trở lại.

4. Nói chuyện thẳng thắn với chính mình

Chẳng phải chúng ta đều cảm thấy hứng thú với việc đưa ra những lời khuyên chắc chắn cho bạn bè, gia đình, hoặc đồng nghiệp mà không cần phải đắn đo suy nghĩ hay phải hiểu rõ về vấn đề hay sao? Nhưng vì sao khi đứng trước những quyết định của chính mình, chúng ta lại cảm thấy như toàn thân tê liệt và không thể quyết định được việc gì?

Tác giả thích làm việc theo chiến lược được gọi là phản chiếu bản thân. Về cơ bản, nó có nghĩa là chúng ta sẽ cố gắng nhìn nhận mình với vị trí là người ngoài cuộc, đứng ngoài cuộc độc thoại hoặc quan điểm cá nhân, và đưa ra cho mình những lời khuyên như cách mà chúng ta vẫn hay làm đối với bạn bè hoặc người thân trong gia đình.

Thông thường, khi có thể bước ra khỏi giới hạn của tâm trí và cảm xúc bế tắc, tác giả có thể đánh giá cách nhìn nhận của mình tốt hơn, và biết được liệu nó có lành mạnh hoặc có thực tế hay không.

Thông qua việc cam kết với cách luyện tập như vậy, chúng ta có tiềm năng rất lớn trong việc tăng khả năng thành công khi suy ngẫm về hành trình sống của mình. Cách này cũng giúp mọi người có thể tìm hiểu về bản thân nhiều hơn, và biết được lý do vì sao mình lại đang mắc kẹt ở thời điểm này.

Theo hai tác giả Kross và Ayduk đã chia sẻ trong nghiên cứu của họ về Tập trung vào Tương lai từ Phía xa: “Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng việc tự giữ khoảng cách với chính bản thân mình, giúp tăng cường khả năng thích nghi với việc tự phản ứng đối với những sự việc tiêu cực trong quá khứ.”

Điều này rất giống với đề xuất về việc “tự nói chuyện với chính mình trong gương”, để chúng ta hiểu rằng đối xử với bản thân bằng tình yêu thương và lòng trắc ẩn mà ai ai cũng xứng đáng có được, là điều rất quan trọng. Nhiều người vận hành cuộc sống của họ theo cách đảm bảo rằng mọi người xung quanh phải luôn được yêu thương và được chăm sóc, nhưng lại quên mất bản thân mình cũng nằm trong số đó. 

Tiến sĩ Kristin Neff, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Texas đã rút ra kết luận rằng “từ bi với chính mình là bao gồm việc đối đãi với bản thân giống như cách mà chúng ta đối với bạn bè hoặc người thân trong gia đình.”

Tự Nói Chuyện Với Bản Thân Theo Cách Lành Mạnh

Nên

Không Nên

Ôi không. Tôi đã phạm lỗi.

Tôi thật ngu ngốc.

Tôi thích chính mình.

Chẳng ai thích tôi cả.

Tôi đã làm một điều gì đó tồi tệ.

Tôi là một người tệ hại.

Việc này thật sự khó, nhưng tôi vẫn đang cố gắng thực hiện nó.

Tôi từ bỏ. Tôi sẽ không bao giờ có thể làm được việc này.

Tôi vẫn chưa hình dung ra việc này.

Tôi chẳng bao giờ nhận được điều gì đúng đắn.

Tôi đủ đầy và có giá trị.

Tôi không đủ tốt.

Hiểu một cách đơn giản là hãy đối xử với người khác theo cách mà được muốn được đối xử. Điều quan trọng là phải có lòng trắc ẩn với chính mình, và phát triển bản thân bằng cách tự nói những lời tích cực, thay vì chỉ nhìn nhận mình dưới góc độ tiêu cực.

5. Đánh lạc hướng bản thân một chút khi cần thiết

Tác giả dành nhiều thời gian để mình được tự do sáng tạo trong tâm trí, làm việc chăm chỉ để sáng tác nên những giai điệu nguyên bản cho chính mình ngay tại nhà, thậm chí còn dành thời gian để viết blog. Đó là một cách giải phóng lành mạnh cho phép tác giả rời khỏi những hoạt động bình thường mỗi ngày và được trốn thoát.

Nếu bạn cảm thấy bị mắc kẹt trong một khía cạnh cụ thể trong cuộc sống, hãy cố gắng đừng nghĩ về nó, tạm thời gác những âu lo sang một bên, và tập trung vào một công việc khác giúp bạn lấy lại năng lượng và sức sống.

Khi phải sáng tác một bài hát trong nhiều tuần liền, tác giả sẽ chọn thử viết một bài hát hoàn toàn mới, hoặc nghe lại những giai điệu cũ để xem có thể thay đổi chỗ nào, hay có cách nào khiến nó luôn được tươi mới hay không.

Tất cả chúng ta đều có thói quen lặp lại một quy trình làm việc mỗi ngày, khiến mọi thứ phát triển theo hướng nhạt nhẽo và cảm thấy chán nản. Hãy khuấy động mọi thứ lên và tìm một cách mới mẻ để đánh lạc hướng tâm trí, chính là một cách tuyệt vời để thoát khỏi chu kỳ tẻ nhạt này.

Nếu bạn thấy bản thân đang đi vào ngõ cụt, và không thể thoát khỏi tình trạng trì trệ để tiếp tục tiến về phía trước, hãy kiếm thêm cho mình một nhiệm vụ nào đó chỉ đóng vai trò phụ trong cuộc sống, nhưng sẽ giúp bạn lấy lại động lực để đi đúng đường hơn.

Nó tương tự như việc một học giả đang cố gắng cân bằng một phương trình mà có vẻ như không thể giải được. Đôi khi chỉ cần bước ra xa một chút và quan sát là sẽ tìm được hướng đi.

Dành thời gian để đánh lạc hướng tâm trí bằng những điều mới mẻ, có thể sẽ giúp ích trong việc tạo thêm động lực để rồi khi quay lại với những gì từng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức, bạn sẽ có cách làm mới đam mê của mình và theo đuổi nó! Nếu bạn đang ở trong tình huống “bế tắc”, hãy thử tìm ra một sở thích mới, chơi một môn thể thao, hoặc cùng gia đình thử một hoạt động mới mẻ nào đó. Biết đâu những việc này sẽ giúp bạn thay đổi quan điểm sống của mình.

6. Gia tăng năng suất

Phương pháp tiếp theo là hãy cố gắng tìm ra cách để tận dụng thời gian một cách hiệu quả, trong khi đang cảm thấy bế tắc khi phải theo đuổi một mục tiêu nào đó.

Khi bị mắc kẹt trong công việc và cảm thấy không thể nào tiếp tục với 40 giờ làm việc mỗi tuần được nữa, tác giả đã thử một vài cách hiệu quả để sử dụng thời gian của mình cho những việc ngoài giờ làm, để tạo nên cảm giác mong chờ được làm một điều gì đó khi xong việc.

Đôi khi nó chỉ đơn giản như được chơi với con cái trong một giờ đồng hồ, để trút bỏ những căng thẳng và lo lắng trong công việc dù chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi.

Những lần khác, tác giả sẽ tìm thêm một việc vặt nào đó trong nhà để làm, chẳng hạn như đi lại đường dây điện gần khu vực TV để trông gọn gàng hơn, hoặc đóng thêm một chiếc bàn mới trong phòng ngủ. Không mất quá nhiều thời gian để nhận ra rằng, khi tìm ra cách để tối ưu thời gian của mình, tác giả cảm thấy được đủ đầy hơn, được trang bị tốt hơn để đương đầu với những thăng trầm trong cuộc sống.

Việc sử dụng hiệu quả thời gian sau giờ làm, sẽ giúp ngăn ngừa cảm giác lãnh đạm hoặc sự lười biếng khiến chúng ta dễ đi vào lối mòn của cảm giác bế tắc quen thuộc.

Để mình luôn bận rộn với những công việc hữu ích ở nơi làm việc hoặc sau giờ làm một cách điều độ, là một giải pháp tuyệt vời để duy trì tinh thần năng nổ. Nó cũng giúp bạn thiết lập nên những thói quen tốt hơn trong những lúc rảnh rỗi, có lợi trong việc gợi nên cảm giác thành công khi đạt được một mục tiêu nào đó, trải nghiệm được nhiều cấp độ mới về sự thành đạt, và tạo thêm động lực.

7. Nhìn lại rồi tiến về phía trước

Lời động viên cuối cùng mà tác giả muốn gửi đến mọi người là hãy nhớ rằng, không có thay đổi nào sẽ diễn ra chỉ với ngày một ngày hai trong cuộc sống. Ước gì những cố gắng thay đổi sẽ dễ dàng như việc đếm “1, 2, 3!” và búng tay một cái là bạn sẽ thấy mình trở thành người tốt, thế nhưng đó là điều không thể.

Tuy nhiên, giống như bất kỳ sự phấn đấu nào, để thoát khỏi những mối lo ngại trong cuộc sống cần phải có thời gian, năng lượng, và những người hỗ trợ về tinh thần như bạn bè và gia đình. 

Nếu vẫn đang cố gắng thoát khỏi sự bế tắc nhưng có vẻ như chẳng nhận thấy thay đổi nào trong một thời gian ngắn, đừng bỏ cuộc! Tiếp tục làm việc với bản thân mình và cố áp dụng thái độ tích cực hơn để nhìn nhận về tình huống bạn đang trải qua.

Tác giả thường dành cho mình ít nhất từ 30 đến 60 ngày để thử và thực hiện chiến lược trong cách tiếp cận cuộc sống của mình. Sau đó, tác giả sẽ tạm dừng một chút để đánh giá về những tiến bộ cũng như thiếu sót ở bản thân, rồi tiếp tục điều chỉnh và thực hiện.

Chìa khoá để thành công không chỉ nằm ở việc hành động. Nó còn nằm ở việc phân tích các hành động trước khi thay đổi, trong suốt giai đoạn chấp nhận thay đổi và sau khi thay đổi, “cây thành quả” sẽ bắt đầu bén rễ trong cuộc sống của bạn.

Nếu bạn không dừng lại và xem xét lại những gì đã xảy ra, bạn sẽ bỏ lỡ những hiểu biết quan trọng về định hướng chính trong cuộc đời mình.

Viết nhật ký có đặc biệt hữu ích trong giai đoạn này, vì nó giúp bạn nhìn lại và biết được chính xác bản thân mình đã như thế nào trong một tuần, một tháng, hoặc một năm qua.

NHỮNG CÂU HỎI TRUYỀN ĐỘNG LỰC ĐỂ GIÚP BẠN THOÁT KHỎI BẾ TẮC

Để làm chủ suy nghĩ, đòi hỏi bạn phải giải phóng được sức mạnh bên trong mình, tránh những lời nói tiêu cực với bản thân, và hỏi chính mình những câu hỏi hóc búa sau đây:

1. Điều gì đang kìm hãm bạn?

 

Tim Ferriss, một tác giả, doanh nhân, diễn giả nổi tiếng người Mỹ, có nói “Những lựa chọn khó khăn, những điều khiến chúng ta sợ hãi khi làm, khi hỏi và khi nói, thường chính xác là điều mà chúng ta cần làm nhất.”

Tiếng nói bên trong đã kìm hãm tác giả trong một thời gian dài. Nó khiến tác giả nghĩ rằng anh không đủ thông minh, không đủ mạnh mẽ, hoặc không đủ tốt để làm những điều mà anh vẫn đang cố gắng làm. Cuối cùng tác giả đã học được cách khiến tiếng nói ấy im lặng, và kiên trì theo đuổi ước mơ của mình.

Nếu bạn cảm thấy bế tắc và tiếng nói bên trong đang kìm hãm bạn, hãy mặc kệ nó.

Một vài người cho phép nỗi sợ giữ họ trong tình trạng bế tắc. Nỗi sợ có khả năng khiến bạn cứ mãi bị mắc kẹt để kiểm soát suy nghĩ của bạn. Tim Ferriss đã dập tắt nỗi sợ bằng cách nói thật to về nỗi sợ của mình. “Bằng cách làm quen với những tình huống xấu nhất, bạn sẽ bắt đầu xua tan nỗi sợ hãi đang kìm hãm bạn.”

Tim Ferriss đã thiết kế ra một bài tập gọi là “thiết lập nỗi sợ”, anh đã học cách đối diện với nỗi sợ của mình khi viết nó ra giấy, điều này sẽ dễ hơn để đánh bại nỗi sợ trong đời sống thực. Sau khi viết xuống những điều khiến mình sợ hãi, anh hiểu được những nỗi sợ đang kìm hãm và ngăn cản bản thân hoàn thành mục tiêu của mình là gì.

Vậy điều gì đang kìm hãm bạn?

2. Bạn đang tìm kiếm sự cho phép từ ai?

“Bạn không cần sự cho phép từ người khác để theo đuổi ước mơ của mình. Hãy cứ làm thôi!”, một câu nói từ doanh nhân Hoa Kỳ kiêm tác giả có sách bán chạy nhất của New York Times - Gary Vaynerchuk.

Bạn không cần sự cho phép của người khác để được làm chính mình và thể hiện năng khiếu của mình. Gary Vaynerchuk muốn viết một quyển sách mới về việc cho phép bản thân làm những việc của mình. Ông ấy tin rằng chúng ta chỉ cần sự cho phép từ chính bản thân mình. Vậy nên hãy cho phép bản thân trở nên tuyệt vời.

Khi bạn muốn một điều gì đó, hãy làm nó. Đừng chờ người khác chấp thuận sự lựa chọn của bạn. Nếu bạn thấy cần thiết để nghỉ việc, hãy nộp đơn xin nghỉ. Bạn không cần phải được bạn bè ủng hộ, thì mới làm nó. Nếu bạn muốn giảm cân, hãy bắt đầu ăn uống lành mạnh. Đừng lo lắng về những gì người khác nghĩ về bạn.

Khi còn là một đứa trẻ, tác giả rất thích viết truyện ngắn, nhưng anh rất sợ việc người khác sẽ đánh giá bài viết của mình. Vì vậy mà anh luôn chờ để được ai đó lựa chọn, để được vỗ vai và yêu cầu anh viết. Anh vẫn cứ chờ sự cho phép từ người khác.

Nếu muốn làm một điều gì đó, hãy ngừng việc xin phép và bắt tay vào thực hiện ngay. Khi thành công, người hâm mộ sẽ xuất hiện, đừng lo lắng về việc họ nghĩ gì, hãy bắt đầu gửi tác phẩm của mình đi.

3. Điều gì nhen nhóm lên ngọn lửa trong bạn?

Nguyên soái Ferdinand Foch, một chỉ huy nổi tiếng của Pháp, đã từng nói “Vũ khí mạnh nhất trên Trái đất chính là phần linh hồn rực cháy của con người.”

Nếu bạn muốn thoát khỏi bế tắc và phát triển, bạn cần bắt đầu tự hỏi bản thân rằng “Điều gì sẽ thắp lên ngọn lửa trong bạn?”. Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu của đời mình, và nó sẽ giúp bạn làm chủ suy nghĩ.

Hãy tìm ra điều giúp bạn nhóm lên ngọn lửa bên trong. Điều gì khiến bạn hạnh phúc? Điều gì thúc đẩy bạn tiến lên?

Steve Jobs biết điều gì đã thắp lên ngọn lửa bên trong ông ấy, ông bị ám ảnh bởi thiết kế. Nỗi ám ảnh ấy bắt đầu từ khi ông còn là một đứa trẻ, ông yêu những ý tưởng thiết kế đơn giản và thanh lịch. Bất cứ khi nào đối mặt với vấn đề hoặc cảm thấy bế tắc, ông đều tự hỏi mình “Nỗi ám ảnh của tôi là gì?” Câu trả lời đều giống nhau, là thiết kế đơn giản.

Thiết kế những sản phẩm đơn giản chính là điều đã nhen nhóm lên ngọn lửa trong người ông. Hãy tìm ra điều khiến bản thân ám ảnh, và bạn sẽ tìm được thứ khơi dậy ngọn lửa trong mình.

Nếu muốn thoát khỏi bế tắc, hãy áp dụng phương pháp này để hỏi bản thân xem “Điều gì nhen nhóm lên ngọn lửa trong bạn?”

Tiếp lửa sẽ giúp bạn tập trung, khơi dậy động lực, và làm việc hiệu quả. Một lần nữa hãy tìm lại ngọn lửa bên trong mình.

4. Bạn đang thực hiện những cam kết gì?

“Chất lượng cuộc sống của một người tỷ lệ thuận với cam kết hướng đến sự xuất sắc, bất kể họ chọn lĩnh vực nào để nỗ lực”, câu nói từ Vince Lombardi, một huấn luyện viên bóng bầu dục Mỹ.

Nếu cuộc hôn nhân của bạn không tốt như những gì bạn nghĩ, hãy kiểm tra lại những cam kết của bạn. Nếu mối quan hệ với gia đình không như mong đợi, hãy xem lại những cam kết của bạn. Nếu không kiếm được số tiền như bạn mong chờ, hãy nhìn lại những cam kết của bạn.

Sự cam kết chính là cầu nối giữa bạn và cuộc sống lý tưởng vẫn hằng ao ước. Cam kết chính là tư duy đảm bảo giúp bạn thoát khỏi mọi tình huống bế tắc mà bạn gặp phải.

Sự bế tắc không phải là do thiếu kiến thức, mà là thiếu khả năng thực hiện. Nếu muốn triển khai kế hoạch của mình, hãy áp dụng tư duy cam kết.

Tư duy cam kết là về trách nhiệm giải trình và quyền sở hữu. Nếu bạn muốn có kết quả tốt hơn trong cuộc sống, hãy làm chủ vấn đề của mình. Nếu muốn có kết quả nhanh hơn, hãy chịu trách nhiệm cho công việc của mình. Cam kết là cầu nối giúp bạn tiến đến những mục tiêu.

Nếu muốn thoát khỏi bế tắc, hãy cam kết thực hiện công việc. Tiến sĩ Ken Blanchard nói về tầm quan trọng của cam kết như sau “Có một sự khác biệt giữa sở thích và cam kết. Khi bạn thích làm một việc gì đó, bạn chỉ làm nó khi thuận tiện. Khi bạn cam kết với một điều gì đó, bạn không chấp nhận bất kỳ lời bào chữa nào, chỉ chấp nhận mỗi kết quả.”

Nếu bạn muốn thoát khỏi bế tắc và tiến về phía trước, hãy ngừng chấp nhận những lời bào chữa, và cam kết thực hiện công việc của mình.

5. Bạn đang tìm kiếm những thay đổi gì?

Nhà tâm lý học người Mỹ, Abraham Maslow có nói “Trong bất kỳ thời điểm nào, chúng ta cũng đều có hai sự lựa chọn: tiến đến phát triển và lùi lại an toàn.”

Nếu muốn làm chủ suy nghĩ của mình, bạn phải hiểu rõ về sự thay đổi mà mình đang tìm kiếm.

Bạn đang cố gắng để cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn? Bạn đang nỗ lực để ra mắt doanh nghiệp đầu tiên của mình? Bạn đang phấn đấu để lấy lại sức khoẻ? Bạn đang luyện tập để quản lý cảm xúc của mình tốt hơn? Bạn đang tìm cách để xây dựng một mối quan hệ tốt với người bạn đời của mình?

Bạn đang muốn thay đổi điều gì? Một khi hiểu rõ được mục tiêu của mình, bạn sẽ dễ dàng thoát khỏi bế tắc và thay đổi tư duy. Hãy rõ ràng với mục tiêu của bản thân và sự thay đổi mà bạn đang tìm kiếm.

Năm 1954, Roger Bannister 25 tuổi, là sinh viên y khoa tại bệnh viện St. Mary ở Luân Đôn. Bannister đã khởi xướng về việc chạy gần hai cây số trong 4 phút. Anh ấy nghĩ ra một chế độ luyện tập mới, anh ấy bắt đầu chạy một mình thường xuyên hơn và với khoảng thời gian khó hơn. Báo chí nước Anh gọi anh ấy là “con sói đơn độc” và cho rằng anh nên thay đổi chế độ luyện tập của mình nếu anh ấy nghiêm túc thi đấu.

Anh ấy dành hàng giờ để tưởng tượng mình sẽ vượt qua vạch đích trong vòng chưa đầy 4 phút. Anh chuyển suy nghĩ của mình từ “Đây là mục tiêu bất khả thi” sang “Tôi muốn là người đầu tiên thực hiện điều này.”

Thời điểm đó, mọi người đều xem việc này là bất khả thi về mặt thể chất, nhưng anh ấy tập trung vào việc rèn luyện tâm lý nhiều hơn là rèn luyện thể chất. Anh bắt đầu làm chủ được suy nghĩ của mình. Bell Taylor đã viết trên tờ tạp chí HBR rằng Bannister hiểu được trước tiên anh ấy cần phải vượt qua được rào cản về tâm lý, và thứ hai mới đến rào cản thể chất. Vào ngày 6 tháng 5 năm 1954, Roger Bannister đã chạy được một dặm, gần 2km trong vòng chưa đầy 4 phút, chính xác là 3 phút 59 giây 4 sao để trở thành người đầu tiên làm được điều này.

Roger Bannister đã bắt tiếng nói bên trong mình phải im lặng, cho phép mình trở nên vĩ đại, hiểu được việc chạy một mình sẽ nhóm lên ngọn lửa bên trong anh ấy, thực hiện lời hứa trở thành người đầu tiên vượt qua cự ly chạy một dặm dưới 4 phút, và anh ấy rõ ràng về sự thay đổi mà mình đang tìm kiếm.

ĐÔI LỜI CUỐI CÙNG

Tất cả chúng ta đều di chuyển với tốc độ khác nhau trong cuộc đời này, khi đó chúng ta sẽ đối diện với những khó khăn và những khoảnh khắc mà bản thân luôn nghĩ đến việc bỏ cuộc. Tác giả muốn bạn biết rằng những khoảnh khắc này là điều hoàn toàn bình thường và bạn không đơn độc khi cảm thấy như vậy!

Hy vọng những bước đi này sẽ giúp bạn cân nhắc lại hành vi của mình, và đưa ra những điều chỉnh cần thiết để cuộc sống viên mãn hơn. Thay vì cảm thấy bế tắc, bạn sẽ cảm thấy mình trở nên quyền lực hơn khi trở thành phiên bản tốt nhất mà bạn có thể trở thành!

Dịch giả: Amy Cattuong - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ

Link bài gốc: 7 Steps to Take When You’re Feeling Stuck in Life

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

7 lý do khiến hôn nhân thất bại

7 lý do khiến hôn nhân thất bại  4

 06/05/2024 11:41:14 SA

Thiếu nỗ lực, thiếu niềm tin và trên hết là sự khinh thường bạn đời dẫn đến mối quan hệ tan vỡ.

Xem chi tiết 
Combo sách Tâm lý học lâm sàng của tác giả Dana Castro

Combo sách Tâm lý học lâm sàng của tác giả Dana Castro  12

 04/05/2024 11:36:03 SA

Tác giả DANA CASTRO là nhà tâm lý lâm sàng, nhà tâm lý trị liệu, giảng viên và hiệu trưởng Trường Tâm Lý Thực Hành (Pháp).

Xem chi tiết 
Nền tảng của tình yêu là nhân cách

Nền tảng của tình yêu là nhân cách  15

 03/05/2024 11:35:03 SA

Nhân cách là diện mạo của nội tâm con người, trên thế giới không có hai chiếc lá nào hoàn toàn giống nhau, con người cũng vậy.

Xem chi tiết 

"Tôi sinh con, nhưng chồng tôi bị trầm cảm sau sinh"  13

 03/05/2024 11:35:02 SA

Nhiều người đang phải vật lộn với sức khỏe tâm thần sau khi trở thành bậc cha mẹ.

Xem chi tiết 
Tại sao phải chế ngự tâm lý “no bụng đói con mắt” – có phải vì lòng tham của con người là vô đáy?

Tại sao phải chế ngự tâm lý “no bụng đói con mắt” – có phải vì lòng tham của con người là vô đáy?  17

 02/05/2024 11:34:22 SA

Michael Easter - tác giả cuốn sách "Scarcity Brain" - một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về thay đổi hành vi đã chỉ ra rằng tâm lý cảm thấy “chưa bao giờ là đủ” không phải là vấn đề xảy ra từ bạn.

Xem chi tiết 
Giải mã 'Hội chứng con gái đầu lòng'

Giải mã 'Hội chứng con gái đầu lòng'  21

 02/05/2024 11:34:21 SA

"Hội chứng con gái đầu lòng" cho rằng con gái lớn thường phải vật lộn với trách nhiệm vượt xa độ tuổi khi đảm nhận vai trò tương tự cha mẹ mình.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2680
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2577
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3244
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2668
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2713
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...