Trong những lời khuyên và an ủi từ mọi người xung quanh, điều ta nhận lại sẽ luôn là "Hãy quên nó đi", "Hãy vui lên", “Hãy buông bỏ đi” và rồi họ kéo ta vào những cuộc vui thời vụ để phân tán sự tập trung của ta vào một điều gì đó khác.
Cụm từ “buông bỏ” thường bị hiểu nhầm, cô đọng đến mức còn lại một vài lời công nhận về sự buông bỏ và sau đó bị sử dụng sai như một lời chỉ dẫn tự chữa lành hời hợt.
Đối với những nỗi buồn thực sự mà ta không thể không nghĩ đến, phương thức kia hoàn toàn phản tác dụng, ta sẽ thật vui, rồi sau đó tan cuộc, nỗi cô đơn và những suy nghĩ kết lại, dai dẳng gấp bội. Chẳng khác gì việc ta đổ cốc nước sôi vào tảng băng lớn, tưởng chừng hiệu quả nhưng chỉ là nhất thời, khối băng ngược lại còn thêm phần bành trướng ngay sau đó.
Nghịch lý đó chính là ta cần nhận thức được và để nỗi buồn, nỗi đau đó tồn tại, cố ý bác bỏ nó chẳng khác nào việc ta đang tự chối bỏ chính mình rằng những cảm xúc của ta chỉ là giả. Có đôi khi là dành sự tập trung để nghĩ về nó, cho đến khi chính những nỗi buồn sẽ mệt mỏi và ngủ quên.
Khi nỗi buồn đã ngủ vùi, đừng đánh thức nó bằng những niềm vui thái quá, bởi thuộc tính của vui là ồn ào và phiền toái. Một khi cơn ồn ào đánh thức nỗi buồn, nó chẳng khác gã khổng lồ gắt ngủ, nó sẽ trở nên cộc cằn hơn bao giờ hết.
Trích sách tội phạm học KHÔNG THỂ NGỪNG SUY NGHĨ
Tiki: https://shorten.asia/7ScxADJR
Theo tamlyhoctoipham.com