Dạo gần đây tại Thung lũng Silicon lại xuất hiện một trào lưu mới: nhịn dopamine. Bằng cách thực hành một lối sống hạn chế các hành vi như ăn uống, tình dục, rượu bia, mạng xã hội và công nghệ, những người nhịn dopamine tin rằng họ có thể giảm nồng độ chất dẫn truyền thần kinh này xuống, qua đó "thiết lập lại bộ não" để có được hạnh phúc từ những điều giản đơn và đời thường hơn.
Một số người thậm chí còn thực hành nhịn dopamine hà khắc đến độ, họ tránh mọi hoạt động xã hội, thậm chí là không giao tiếp với bất kỳ ai dù chỉ bằng ánh mắt.
Trào lưu này hiện được thúc đẩy bởi một nhà tâm lý học đến từ San Francisco, Tiến sĩ Cameron Sepah, hiện đang thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Nhưng chính xác thì nhịn dopamine là gì? Và nó có hoạt động không?
Là người nghiên cứu hệ thống tưởng thưởng trong não bộ, giáo sư Ciara McCabe đến từ Đại học Reading đã chia sẻ những suy nghĩ và kiến thức của cô trong chủ đề này trên trang The Conversation:
Dopamine là gì, nhịn dopamine là như thế nào?
Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh - một sứ giả hóa học được sản xuất trong não bộ. Hóa chất được luân chuyển xung quanh bộ não làm nhiệm vụ truyền tín hiệu đảm nhận nhiều chức năng như điều khiển vận động, trí nhớ, kích thích và xử lý tưởng thưởng.
Nồng độ dopamine quá thấp có thể dẫn đến các rối loạn như bệnh Parkinson, với triệu chứng cứng cơ, run lẩy bẩy, thay đổi dáng đi, lời nói. Một trong những phương pháp điều trị Parkinson là sử dụng thuốc L-DOPA, những phân tử có thể vượt qua hàng rào máu não và chuyển hóa thành dopamine giúp người bệnh giảm bớt triệu chứng.
Dopamine cũng giữ vai trò rất quan trọng trong hệ thống tưởng thưởng của não bộ. Nó được kích hoạt bởi những hoạt động mà chúng ta coi là phần thưởng, ví dụ như ăn uống, quan hệ tình dục và sử dụng các chất kích thích như tội phạm ma túy.
Một điều quan trọng cần nhớ, đó là hệ thống tưởng thưởng của não bộ có thể "học" theo thời gian – chỉ cần các tín hiệu phát ra từ trong một môi trường chứa phần thưởng đã có thể gia tăng hoạt động của dopamine, ngay cả khi bạn không thực sự nhận được phần thưởng đó.
Điều đó có nghĩa là, ngay khoảnh khắc bạn bước chân vào một cửa hàng bánh kẹo, hoặc chỉ cần nghĩ về đồ ngọt thôi là đã có thể kích hoạt dopamine trong não.
Trong ngôn ngữ của khoa học thần kinh, sự kỳ vọng và dự đoán về phần thưởng này được gọi là "ham muốn". Đối với các bệnh nhân trầm cảm, họ thường phải trải qua một triệu chứng chính gọi là "anhedonia" - sự thiếu thốn ham muốn, hứng thú và niềm vui với những trải nghiệm bổ ích thông thường.
Mất ổn định trong quá trình điều hòa dopamine cũng có liên quan đến rối loạn này. Vì vậy, có một số phương pháp điều trị trầm cảm, chẳng hạn như thuốc bupropion, đã nhắm đến mục tiêu tăng nồng độ dopamine trong não, giúp bệnh nhân vượt qua được sự mất ham muốn của mình.
Vậy, với vai trò thiết yếu của dopamine trong các chức năng quan trọng của não bộ, tại sao chúng ta lại muốn nhịn chúng? Ý tưởng về việc nhịn dopamine dựa trên kiến thức rằng dopamine có liên quan đến các hành vi gây nghiện không lành mạnh.
Theo đó, dopamine củng cố cho những ham muốn. Chẳng hạn, một người nghiện ma túy có thể nói rằng anh ta không còn muốn dùng ma túy nữa. Nhưng khi bị rơi vào một số môi trường có tín hiệu liên quan đến ma túy, chẳng hạn như có một người sử dụng ma túy ngay bên cạnh, hệ thống ham muốn của não bộ sẽ tấn công anh ta, người nghiện sẽ bị khuất phục bởi sự thúc giục mạnh mẽ quay trở lại sử dụng ma túy.
Những người nhịn dopamine tin rằng bằng cách thực hành phương pháp này, họ có thể làm giảm ham muốn và khát khao của mình với những hành vi không lành mạnh, bằng cách giảm hoạt động của dopamine.
Nhịn dopamine có hoạt động không?
Đầu tiên chúng ta cần phải nói rõ rằng, chắc chắn đó là điều không nên. Ngay cả khi chúng ta có thể đạt được mục đích, giảm lượng dopamine trong não cũng không được khuyến khích vì chất dẫn truyền này là cần thiết cho các chức năng bình thường khác của cơ thể.
Hơn nữa, chỉ kiêng một phần thưởng cụ thể, chẳng hạn như không sử dụng mạng xã hội, thì chưa thể làm giảm được nồng độ dopamine. Nhưng nó có thể giúp giảm những lần dopamine bị kích thích.
Vậy, lối sống nhịn dopamine có thể giảm số lượng những lần dopamine bị kích thích. Chìa khóa để thực hành nó là giảm tiếp xúc với các yêu tố kích hoạt liên quan đến phần thưởng, thứ mà sẽ khởi động sự ham muốn ngay từ thời điểm đầu tiên.
Rốt cuộc, chính những tín hiệu này đã khởi đầu cho sự khao khát và ham muốn tham gia vào các hành vi giúp chúng ta nhận được phần thưởng. Do đó, chỉ cắt giảm phần thưởng không nhất thiết ngăn chặn được não bộ thôi khao khát chúng – dopamine vẫn sẽ được kích hoạt.
Nói rằng lối sống nhịn dopamine sẽ giúp "thiết lập lại não bộ", điều đó không thực sự chính xác – bởi không có cách nào để biết đâu là mức hoạt động dopamine tiêu chuẩn. Vì vậy, từ góc độ khoa học thần kinh, điều này là vô nghĩa ở thời điểm hiện tại.
Nếu bạn thấy rằng mình muốn cắt giảm những hành vi không lành mạnh, chẳng hạn như dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội hoặc ăn quá nhiều, thì bạn có thể bắt đầu bằng cách giảm tiếp xúc với các tín hiệu môi trường kích hoạt ham muốn thực hiện các hành vi đó.
Ví dụ: nếu bạn thấy mình đang sử dụng điện thoại quá nhiều vào buổi tối khi ở một mình, hãy thử tắt âm thanh thông báo. Bằng cách này dopamine không được kích hoạt bởi các tín hiệu, và do đó không thôi thúc bạn phải dùng điện thoại nữa.
Nếu bạn nghĩ rằng mình đang uống rượu quá nhiều – đến quán bar với đồng nghiệp hầu hết các đêm trong tuần - hãy cố gắng đi đến một nơi nào khác vào buổi tối, rạp chiếu phim chẳng hạn.
Các triệu chứng của nghiện hành vi không lành mạnh cũng tương tự với các dấu hiệu lạm dụng ma túy.
Chúng có thể bao gồm: tiêu tốn phần lớn thời gian cho các hành vi này; tiếp tục thực hiện chúng mặc dù đã bị tổn hại về thể chất hoặc tinh thần; gặp khó khăn trong việc cắt giảm hành vi mặc dù chính bản thân cũng đang muốn dừng chúng lại; và cuối cùng là bỏ bê công việc, trường học hoặc gia đình.
Khi cố gắng dừng các hành vi của mình lại, bạn thậm chí có thể gặp các triệu chứng cai nghiện, ví dụ như cáu kỉnh hoặc trầm cảm. Trong những trường hợp như thế này, bạn có thể muốn nghĩ về việc loại bỏ các tín hiệu kích thích tế bào thần kinh dopamine - một dạng nhịn dopamine.
Tham khảo Theconversation
Tìm đọc cuốn sách tội phạm học GIẢI MÃ HOÓC-MÔN DOPAMINE - Sống cân bằng trong thời đại đầy cám dỗ
Tất cả những mặt tác động tích cực và tiêu cực của dopamine đều sẽ được trình bày chi tiết trong quyển sách tội phạm học này (nguyên tác: Dopamine Nation - Finding Balance in The Age of Indulgence)
Cuốn sách nói về các chủ đề xoay quanh “lạc thú”. Nó cũng nói về nỗi đau. Nhưng trên hết, nó nói về mối quan hệ giữa lạc thú và nỗi đau, cũng như tầm quan trọng của việc hiểu được mối quan hệ đó để sống một cuộc đời đúng nghĩa. Các nhà khoa học sử dụng dopamine như một loại tiền tệ chung để ĐO KHẢ NĂNG GÂY NGHIỆN CỦA MỌI TRẢI NGHIỆM. Càng nhiều dopamine trên đường dẫn truyền củng cố của não, khả năng gây nghiện càng cao.
Mời bạn đặt sách tại:
https://shorten.asia/erB6gZ2q
Theo tamlyhoctoipham.com