Tội Phạm Bài viết

Tại sao chúng ta lại đưa ra những quyết định tồi?

 06/05/2023 11:48:07 SA |  Admin |   218 lượt xem

(toipham.net) - Bạn nghĩ trung bình mỗi ngày mình đưa ra bao nhiêu quyết định. Hàng chục, hay hàng trăm? Các nhà tâm lý học tin rằng con số thực tế có thể lên đến hàng nghìn.

Bạn nghĩ trung bình mỗi ngày mình đưa ra bao nhiêu quyết định. Hàng chục, hay hàng trăm? Các nhà tâm lý học tin rằng con số thực tế có thể lên đến hàng nghìn. Một số trong những quyết định này là những bước ngoặt thay đổi cuộc đời của chúng ta (chẳng hạn như có nên đi học đại học, kết hôn hay sinh con hay không), trong khi những quyết định khác lại tương đối tầm thường (chẳng hạn như nên ăn cơm tấm hay bún bò cho bữa trưa). Một số lựa chọn trong số này thực sự tốt (chuyên ngành đại học bạn chọn giúp bạn có sự nghiệp xán lạn về sau), trong khi những lựa chọn khác lại không tuyệt vời như vậy (món bún bò bạn ăn trưa nay dở tệ, nó còn khiến bạn bị đau bụng).

Vì vậy khi nhìn lại cuộc đời và nghĩ về một số lựa chọn tồi tệ mà mình đã thực hiện, chắc chắn sẽ có lần bạn tự hỏi vì sao mình lại đưa ra quyết định kém cỏi như vậy. Việc này có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về quá trình đằng sau những lựa chọn đôi khi phi lý. Có một số yếu tố góp phần dẫn đến những lựa chọn kém cỏi, và việc biết được chúng hoạt động như thế nào và ảnh hưởng đến suy nghĩ ra sao có thể giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn trong tương lai.

Tiếp theo, hãy tìm hiểu lý do tại sao việc đi tắt đón đầu đôi khi dẫn đến những lựa chọn sai lầm.

Tai sao chung ta lai dua ra nhung quyet dinh toi

Alberto Ruggieri / Illustration Works / Getty Images

Các lối tắt tư duy có thể giúp bạn xử lý công việc nhanh chóng

Nếu phải suy nghĩ về mọi tình huống có thể xảy ra cho mọi quyết định có thể xảy ra, có lẽ chúng ta sẽ không hoàn thành được nhiều việc trong một ngày. Để đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, bộ não của chúng ta dựa vào một số lối tắt tư duy được gọi là heuristics. Những quy tắc tinh thần này cho phép chúng ta đưa ra phán đoán khá nhanh và thường khá chính xác. Nhưng chúng cũng có thể dẫn đến suy nghĩ mờ nhạt và quyết định kém.

Một ví dụ về heuristics phải kể đến đó là thiên vị neo (anchoring bias). Trong nhiều trường hợp khác nhau, chúng ta sử dụng xuất phát điểm ban đầu làm điểm neo, sau đó điểm này được điều chỉnh để mang lại ước tính hoặc giá trị cuối cùng. 

Ví dụ: Bạn đang muốn mua một ngôi nhà và biết rằng những ngôi nhà khác trong khu dân cư đó được bán với giá trung bình là 358.000 USD. Theo thiên vị neo, bạn sẽ sử dụng con số đó làm cơ sở để thương lượng giá trong quá trình mua ngôi nhà mà bạn đã chọn.

Một ví dụ khác của thiên vị neo đó là thí nghiệm cổ điển của hai nhà nghiên cứu Amos Tversky và Daniel Kahneman. Những người tham gia được yêu cầu quay một bánh xe số để đưa ra một con số từ 0 đến 100. Sau đó, họ được yêu cầu đoán xem có bao nhiêu quốc gia ở Châu Phi thuộc Liên Hợp Quốc. Những người quay được số cao có xu hướng đoán rằng có nhiều quốc gia châu Phi ở Liên Hợp Quốc, trong khi những người quay được số thấp hơn lại đưa ra ước tính thấp hơn nhiều.

Vậy bạn có thể làm gì để giảm thiểu tác động tiêu cực tiềm ẩn của thiên vị neo đối với các quyết định của bản thân? Các chuyên gia gợi ý rằng bạn chỉ cần nhận thức rõ hơn về cách thức heuristics tác động đến quyết định của bạn. Điều này có thể giúp bạn tránh đưa ra các quyết định tồi.

Trong trường hợp sai lệch cố định, việc đưa ra một loạt các ước tính khả thi có thể hữu ích. Vì vậy, nếu bạn đang mua một chiếc ô tô mới, hãy đưa ra một loạt các mức giá hợp lý hơn là tập trung vào mức giá trung bình tổng thể của chiếc xe. Nếu bạn biết rằng một chiếc SUV mới với những tính năng mong muốn sẽ có giá từ 27.000 - 32.000 USD, bạn có thể đưa ra quyết định tốt hơn để chọn mua được chiếc xe phù hợp nhất với mình.

Tiếp theo, hãy khám phá xem những so sánh mà bạn thực hiện đôi khi dẫn đến những quyết định tệ như thế nào.

Bạn thường đưa ra những sự so sánh kém

Làm thế nào để biết rằng bạn đã mua được một món đồ nào đó với mức giá hợp lý? Trong những trường hợp như vậy, so sánh là một trong những công cụ chính được sử dụng khi đưa ra quyết định. Chúng ta ấn định giá trị của một thứ gì đó dựa trên mức giá trung bình của những mặt hàng cùng loại. 

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn so sánh kém? Hãy xem xét ví dụ mang tên “Bạn sẽ đi bao xa để tiết kiệm 25 USD?” sau đây.

Nếu tôi nói với bạn rằng bạn có thể tiết kiệm 25 USD cho một món hàng trị giá 75 USD bằng cách lái xe 15 phút đến điểm bán, có lẽ bạn sẽ làm vậy. Nhưng nếu tôi nói rằng bạn có thể tiết kiệm 25 USD khi mua một món hàng trị giá 10.000 USD, liệu bạn có sẵn sàng bỏ chừng đó thời gian lái xe để sở hữu nó không? Trong hầu hết các trường hợp, câu trả lời là không. Tại sao lại như vậy trong khi số tiền 25 USD vẫn có giá trị như nhau trong cả hai trường hợp.?

Trong trường hợp nêu trên, bạn vừa trở thành nạn nhân của một phép so sánh lỗi, vì bạn đang so sánh số tiền bạn tiết kiệm được với số tiền bạn phải trả. 25 USD tiết kiệm từ món hàng trị giá 75 USD nghĩa là bạn đã được khuyến mãi đến 33,3%, trong khi đó 25 USD tiết kiệm được từ món hàng trị giá 10.000 USD, về mặt số học, nghĩa là bạn chỉ được khuyến mãi 0,25% mà thôi. 

Khi đưa ra quyết định, chúng ta thường so sánh nhanh chóng mà không thực sự suy nghĩ về các lựa chọn của mình. Vì vậy để tránh những quyết định tồi tệ, việc dựa vào logic và xem xét kỹ lưỡng các lựa chọn đôi khi quan trọng hơn là dựa vào “phản ứng tức thì” của bạn.

Bạn có thể quá lạc quan

Xu hướng lạc quan thái quá là một trong những yếu tố cản trở việc ai đó đưa ra quyết định tốt. Trong một nghiên  cứu thú vị của mình, nhà khoa học Tali Sharot đã hỏi những người tham gia rằng họ nghĩ gì về khả năng xảy ra của những chuyện không ai mong muốn, chẳng hạn như bị cướp hoặc mắc bệnh nan y. Sau khi các đối tượng đưa ra dự đoán của mình, Sharot đã cho họ biết xác suất thực tế là bao nhiêu.

Khi được thông báo rằng nguy cơ xảy ra điều gì đó tồi tệ thấp hơn họ dự đoán, những người này có xu hướng điều chỉnh phán đoán của mình để phù hợp với thông tin mới mà họ đã tiếp nhận. Trong trường hợp ngược lại, họ có xu hướng đơn giản là phớt lờ thông tin mới. 

Ví dụ, nếu một người dự đoán rằng tỷ lệ tử vong do hút thuốc lá chỉ là 5% nhưng sau đó được cho biết rằng tỷ lệ này thực tế là gần 25%, họ có thể sẽ bỏ qua thông tin mới và giữ nguyên dự đoán ban đầu của mình.

Một phần lý do của tâm lý lạc quan thái quá bắt nguồn từ xu hướng tự nhiên của con người đó là tin rằng những điều tồi tệ có thể xảy ra với người khác chứ không phải với mình. Khi nghe về bi kịch của ai đó, chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm nguyên nhân gây ra vấn đề xuất phát từ người đó. Xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân bảo vệ chúng ta khỏi việc phải thừa nhận rằng mình cũng hoàn toàn có thể lâm vào bi kịch tương tự, như bất kỳ ai khác.

Thành kiến lạc quan là xu hướng đánh giá quá cao khả năng xảy ra những điều tốt trong khi đánh giá thấp khả năng xảy ra những điều tồi tệ. Vậy sự thiên lệch lạc quan này có tác động gì đến các quyết định mà chúng ta đưa ra? Câu trả lời là bởi vì quá lạc quan và tự tin về khả năng/triển vọng của bản thân nên chúng ta có nhiều khả năng tin rằng những quyết định mà mình đưa ra là tốt nhất.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/why-you-make-bad-decisions-2795489#:~:text=Limited%20attentional%20and%20cognitive%20resources,can%20also%20play%20a%20part.

Nội dung được dịch và biên tập bởi Team Trần Đăng Khoa.

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Bàn về căng thẳng và những tiếng nói từ nội tâm (Bài dài 9096 chữ)

Bàn về căng thẳng và những tiếng nói từ nội tâm (Bài dài 9096 chữ)  5

 20/01/2025 5:51:14 CH

Chúng ta hiếm khi để tâm – và có lẽ chẳng bao giờ bàn luận với ai – nhưng thực ra ai cũng có những tiếng nói vang vọng trong đầu mình.

Xem chi tiết 
Làm thế nào để phá vỡ vòng luẩn quẩn của trầm cảm

Làm thế nào để phá vỡ vòng luẩn quẩn của trầm cảm  7

 19/01/2025 5:50:15 CH

Phản ứng theo bản năng trước những trải nghiệm tiêu cực thường khởi động một vòng luẩn quẩn né tránh, nuôi dưỡng “con quái vật” mang tên trầm cảm.

Xem chi tiết 
Cái giá đắt của sự quan tâm

Cái giá đắt của sự quan tâm  5

 19/01/2025 5:50:14 CH

Những công việc đòi hỏi sự đồng cảm, cảnh giác và lòng trắc ẩn thường để lại sự kiệt quệ và tổn thương tâm lý cho người làm.

Xem chi tiết 
Câu chuyện tình yêu của bạn là gì?

Câu chuyện tình yêu của bạn là gì?  10

 18/01/2025 5:49:40 CH

Trong mối quan hệ, bạn là người bảo vệ, kẻ hài hước, chàng hoàng tử hay người hy sinh? Tiến sĩ Robert J. Sternberg tiết lộ cách bạn có thể sử dụng “câu chuyện tình yêu” của mình để tìm thấy người bạn đời lý tưởng.

Xem chi tiết 
Những mối tình đầu và những thành tựu lớn: Sức mạnh của những trải nghiệm đầu tiên

Những mối tình đầu và những thành tựu lớn: Sức mạnh của những trải nghiệm đầu tiên  7

 18/01/2025 5:49:39 CH

Từ lần chiến thắng hội chợ khoa học đến nỗi đau mất đi người yêu đầu đời, những trải nghiệm đầu tiên của tuổi trẻ luôn để lại dấu ấn sâu sắc, không chỉ hé lộ bản chất con người mà đôi khi còn định hình cả cuộc đời.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  3115
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2952
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3632
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  3053
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  3153
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...