Tội Phạm Bài viết

Trầm cảm không phải là nỗi buồn và hưng cảm không phải là niềm hạnh phúc

 09/01/2024 8:54:50 SA |  Admin |   158 lượt xem

(toipham.net) - Một góc nhìn về rối loạn tâm trạng và những cảm xúc phức tạp.

Lần đầu tiên biết tới mô tả lâm sàng về rối loạn tâm trạng, đặc biệt là rối loạn lưỡng cực, tôi thấy mình có phần bối rối. Tôi tự hỏi liệu các phương pháp điều trị trầm cảm có thể khiến ai đó rời sự tập trung khỏi ý nghĩa của nỗi buồn hay không. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng, nếu hưng cảm là đối nghịch với trầm cảm, thì bằng cách can thiệp, liệu các bác sĩ lâm sàng có đang cố gắng 'giúp' mọi người cảm thấy ít hạnh phúc hơn không?

Tôi đã ngẫm nghĩ về điều này trong những lần tiếp xúc đầu tiên với các khách hàng được chẩn đoán mắc phải những chứng bệnh này. Ở các mức độ trầm cảm thấp, dù là lưỡng cực hay nặng, những người được chẩn đoán mắc bệnh dường như sẵn sàng làm bất cứ điều gì để cảm thấy tốt hơn. Ở mức độ trầm cảm cao, điều này không thể hiện quá nhiều. Đôi khi, một người nào đó đang trong quá trình phục hồi thậm chí còn bày tỏ cảm giác tiếc nuối vì mất đi cơn hưng cảm của mình. Tôi có thể hiểu tại sao. Cơn hưng cảm có thể rất thú vị. Nguy hiểm thật đấy, nhưng nó vui.

Tram cam khong phai la noi buon va hung cam khong phai la niem hanh phuc

Photo: Denner Trindade – https://www.pexels.com/

Khi tiếp xúc với nhiều người mắc chứng rối loạn lưỡng cực hơn, tôi đã nhận ra được vốn hiểu biết của mình về chứng hưng cảm còn hạn chế như thế nào. Tuy trải nghiệm của mỗi người là khác nhau, song theo nhìn nhận của tôi, cơn hưng cảm có thể tàn phá cuộc sống và các mối quan hệ của một người được chẩn đoán mắc chứng bệnh này. Tâm trạng "tốt" thường đi kèm với những thay đổi rõ rệt về tính cách và sự dễ cáu giận. Nó không phản ánh niềm vui mà một người đang trải qua khi sống theo những giá trị của riêng mình, sự hưng phấn đến từ khoảnh khắc ở hiện tại hoặc sự kết nối được sẻ chia. Ngay cả chứng hưng cảm nhẹ, loại hưng cảm ở mức độ thấp, cũng có xu hướng khiến một người không thể ngừng cảm giác hưng phấn, và bỏ qua khoảng thời gian để tận hưởng những điều quan trọng đối với họ. Ở một khía cạnh nào đó cơn hưng cảm có thể khiến một người cảm thấy tốt, nhưng thật ra nó chỉ đang đánh lừa họ mà thôi.

Khi cơn hưng cảm tan biến, nó có thói quen đẩy một người vào trạng thái trầm cảm. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là trầm cảm không phải là nỗi buồn. Giống như niềm vui phản ánh những phản ứng của chúng ta trước những gì quan trọng, nỗi buồn cũng có tác dụng tương tự. Đó là một cảm xúc có mục đích rõ ràng. Trầm cảm lâm sàng có thể có hoặc không liên quan đến một tác nhân bên ngoài nào cả. Nó đang hút kiệt sự sống tựa như con bọ hút  năng lượng và động lực vậy

Nỗi buồn khiến chúng ta chú ý đến những thứ đáng thương tiếc hoặc cần phải thay đổi. Trái lại, trầm cảm lại mang cho chúng ta cảm giác đau khổ thật vô nghĩa.

Tâm trạng căng thẳng của chứng trầm cảm nặng và rối loạn lưỡng cực có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những cảm xúc của mình. Thật vậy, nhiều kiệt tác nghệ thuật và âm nhạc trên thế giới được tạo ra bởi những người mắc chứng bệnh này. Đồng thời, nhiều người giàu lòng nhân ái và tự nhận thức về bản thân cao nhất mà tôi từng gặp đều mắc chứng rối loạn tâm trạng. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa tâm trạng và cảm xúc.

Tôi thường xuyên nghe những câu chuyện hoặc quan sát những trải nghiệm cảm xúc thực sự của những người mắc chứng rối loạn tâm trạng. Có những điều trong cuộc sống khơi dậy nỗi buồn sâu sắc, sự tức giận và thậm chí là niềm phấn chấn ở bất kỳ ai. Nó là điều hiển nhiên khi những cảm xúc của một người có vấn đề về sức khỏe tâm thần không chỉ nằm ở tâm trạng của họ. Niềm hạnh phúc vượt quá phạm trù của chứng hưng cảm, và nỗi buồn không chỉ gói gọn trong phạm trù của bệnh trầm cảm. Một người có thể trải nghiệm tất cả bốn điều trên. Cảm xúc của một người luôn luôn có giá trị và quan trọng, bất kể tâm trạng của họ ra sao, và việc hỗ trợ những người đang trải qua cơn hưng cảm cũng quan trọng như việc can thiệp vào các trường hợp của chứng trầm cảm vậy. 

Một nghiên cứu gần đây đã mời những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực đặt ra những câu hỏi của riêng họ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Kết quả cho thấy những người tham gia ít quan tâm đến việc theo dõi tâm trạng của họ hơn là chất lượng các mối quan hệ mà họ có (Gordon-Smith và cộng sự, 2021). Một tâm trạng tích cực là tốt. Tuy nhiên, những điều chúng ta thấy có ý nghĩa có thiên hướng mở rộng sâu xa hơn nữa. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, mọi người có thể trải nghiệm và cảm nhận các cảm xúc khác nhau.. Ngược lại, các giai đoạn liên quan đến rối loạn tâm trạng có khả năng cản trở những gì mà chúng ta thấy có ý nghĩa và cách chúng ta đối xử với những người thân thiết nhất với mình.

Hưng cảm và trầm cảm không phải là những cảm xúc như hạnh phúc hay buồn bã. Đây là những thay đổi về tâm trạng và các trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta. Sau khi phục hồi, ký ức về những trải nghiệm hưng cảm và trầm cảm tột độ có thể giúp một người hiểu rõ hơn rất nhiều về cảm xúc của họ, nhưng tình trạng và các triệu chứng về cảm xúc của nó rất khác biệt.

Sự phục hồi sau chứng rối loạn tâm trạng không phải là cảm thấy ổn định hơn hay dập tắt các cảm xúc mà là vượt qua tác động của những tâm trạng chính này để chúng ta có thể cảm nhận được những gì chúng ta mong muốn một cách tự nhiên và hướng tới những mục tiêu có giá trị của mình.

Tài liệu tham khảo

Gordon-Smith, K., Saunders, K. E., Savage, J., Craddock, N., Jones, I., & Jones, L. (2021). Have I argued with my family this week?”: What questions do those with lived experience choose to monitor their bipolar disorder?. Journal of Affective Disorders, 281, 918-925.

Tác giả: Jennifer Gerlach

Dịch giả: Hương Thu - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ

Bài gốc: Depression Is Not Sadness and Mania Is Not Happiness

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

7 cách chiến thắng cảm giác chán việc

7 cách chiến thắng cảm giác chán việc  0

 18/09/2024 2:44:36 CH

Bạn không phải người duy nhất cảm thấy chán việc nhưng nếu không thể thay đổi hãy tìm cách để mỗi ngày cảm thấy dễ chịu hơn.

Xem chi tiết 
Lý do một người không thể thoát khỏi mối tình độc hại

Lý do một người không thể thoát khỏi mối tình độc hại  5

 17/09/2024 2:44:14 CH

Dù nhận về không ít tổn thương về tinh thần lẫn thể chất, nhiều người vẫn không buông bỏ được mối quan hệ độc hại với nửa kia.

Xem chi tiết 
'Trầm cảm ở nam giới thường khó nhận biết'

'Trầm cảm ở nam giới thường khó nhận biết'  3

 17/09/2024 2:44:13 CH

Các dấu hiệu trầm cảm ở nam giới thường khó nhận biết hơn, một số người chỉ cảm thấy thiếu tập trung, thiếu động lực, bồn chồn thay vì âu lo, buồn bã như nữ giới.

Xem chi tiết 
Kiệt sức vì muốn làm hài lòng người khác

Kiệt sức vì muốn làm hài lòng người khác  7

 16/09/2024 2:42:24 CH

Theo Debbie Sorensen, chuyên gia tâm lý học lâm sàng tại Denver, Mỹ, những người luôn cố gắng làm hài lòng người khác dễ bị kiệt sức tại nơi làm việc.

Xem chi tiết 
Tại sao thất tình lại gây cảm giác đau khổ?

Tại sao thất tình lại gây cảm giác đau khổ?  15

 15/09/2024 2:39:46 CH

Yêu đương khiến mọi người lâng lâng và hưng phấn nhưng việc cắt đứt mối liên kết đó gây ra một loạt cảm xúc tiêu cực, có thể gây đau đớn về mặt thể xác.

Xem chi tiết 
Bốn kiểu người độc thân

Bốn kiểu người độc thân  16

 14/09/2024 2:38:11 CH

Nghiên cứu của Đại học Simon Fraser (Canada) đã phân loại người độc thân thành bốn khuôn mẫu phổ biến thể hiện tính cách và hành vi hẹn hò của họ.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2980
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2785
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3484
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2908
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  3014
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...