Chúng ta rất hay giải thích những hành động thái quá của ai đó như thể đó là tính cách của họ. Nhưng sẽ ra sao nếu thực ra có nhiều thứ sâu xa hơn thế ẩn giấu sau những hành động đó? Hai nhà tâm lý học xuất chúng người Mỹ Aaron T.Beck và Arthur Freeman đã khám phá ra một số bí mật về tính cách con người trong cuốn sách tội phạm học của họ, Cognitive Therapy of Personality Disorders (tạm dịch: Liệu pháp nhận thức cho các chứng rối loạn nhân cách).
Bright Side đã nghiên cứu kỹ lưỡng nghiên cứu của hai nhà khoa học này và đúc kết được một bài viết về 10 đặc điểm tính cách có thể gây rắc rối cho mọi người nếu họ không thể điều khiển chúng
1. Thờ ơ
Mục này bao gồm những người luôn muốn làm ít nghỉ nhiều. Đương nhiên đó là một điều đơn giản mà nhiều người mong muốn, nhưng một trong số chúng ta thường đi quá xa. Giả dụ như, nếu một nhân viên công ty xin nghỉ ốm vài lần trong năm, cả những kỳ nghỉ lễ và không chịu làm thêm trong một năm, thậm chí còn đi muộn hàng tá lần, một nhà tâm lý học có thể sẽ phân họ vào nhóm “rối loạn nhân cách phản xã hội[1]”. Tuy nhiên, việc này còn kéo theo một số hành vi khác như:
- Thường xuyên nói dối không có động cơ
- Muốn sống từ sự chu cấp của người khác
- Thường bị sa thải mà không có kế hoạch việc làm sau đó, cũng có nghĩa là “không đi tới đâu cả”
- Tiêu xài không kế hoạch nên thường xuyên phung phí tiền bạc (ví dụ như một người đang định mua những sản phẩm cần thiết nhưng thay vào đó lại mua một trò chơi mới cho chiếc PS của anh ta)
Quản lý thời gian và tự đặt ra phần thưởng có thể giúp chống lại căn bệnh này. Viết ra món quà bạn sẽ tự thưởng cho mình khi hoàn thành việc gì đó sẽ là một ý tưởng hay (ví dụ, sống và làm việc có kế hoạch trong một vài ngày) và theo sát lịch trình đó trong ít nhất một tháng để phát triển thói quen mới. Đồng thời, khi bị rối loạn như vậy, các nhà tâm lý học khuyên nên tập viết “tổng quan về các lựa chọn”. Khi vấn đề được viết ra và xem xét tất cả lợi hại có thể xảy ra khi làm điều đó, điều đó sẽ giúp đưa ra những lựa chọn khôn ngoan hơn.
2. Rụt rè
Sự phát triển của sự rụt rè có thể dần dần dẫn tới sự cô lập hoàn toàn và không muốn tạo lập những mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Đỉnh điểm của chứng rối loạn này sẽ khiến con người ngừng có những cảm xúc mạnh mẽ và cố gắng hạn chế giao tiếp với người khác dẫn đến việc họ thường xuyên chọn việc làm online hay những hoạt động không liên quan tới việc giao tiếp.
Sự phát triển của tính cách hướng nội này có thể dẫn tới rối loạn nhân cách mà biểu hiện của nó chính là:
- Thờ ơ với cả lời khen ngợi lẫn sự phê bình
- Không có bạn thân hoặc nếu có cũng chỉ một vài người
- Thường mơ mộng thiếu thực tế
- Nhạy cảm đến mức không dám thể hiện bản thân với mọi người xung quanh
Bạn có thể sử dụng một mẹo đơn giản để chống lại cảm giác ghét bỏ mọi người xung quanh đang ngày càng gia tăng - thay vì nói “tôi không thích con người”, hãy nói “tôi không thích điều này” (đặc điểm, trang phục, ngoại hình, thói quen,…). Cách này sẽ giúp bạn tạo ra suy nghĩ mới trong đầu rằng vẫn có điểm tốt trong những kẻ “tồi tệ” (hay chính xác hơn là người bạn đánh giá là tồi tệ).
3. Trì hoãn
Đặc điểm này bao gồm cả những người nổi loạn, chống lại những quy tắc chung của xã hội. Nó được biểu hiện thông qua hành động trì hoàn những điều cần thiết. Liên tục trì hoãn có thể dẫn tới “rối loạn nhân cách gây hấn thụ động [3], và thường dẫn tới sự trầm cảm mãn tính.
Nổi loạn ở trường học là một điều phổ biến và không cần phải cố gắng tìm kiếm một dấu hiệu của bệnh tật gì cả. Nhưng, những biểu hiện dưới đây có thể là dấu hiệu của việc sự trì hoãn đang dần chuyển sang một thứ gì đó xấu hơn:
- Khó chịu khi phải thực hiện những việc hơi phiền toái nhưng rất bình thường đối với hầu hết mọi người như việc rửa bát đĩa, dọn hộp cát cho mèo, đi đổ rác, …
- Làm việc chậm và kém hiệu quả
- Tỏ vẻ thù địch đối với những lời khuyên có thể giúp ích cho việc cải thiện tốc độ và chất lượng làm việc
- Tức giận, chỉ trích vô cớ những người có sức mạnh và nghị lực
Điều rắc rối ở đây là mọi người thường cho rằng đó không phải là lỗi của họ. Giải pháp của vấn đề này cũng giống như giải pháp dành cho những người hay thờ ơ, đó là “nhìn toàn diện các lựa chọn”. Đồng thời, những trò chơi xã hội giúp họ có thể hiểu được cảm xúc mọi người thông qua việc tưởng tượng bản thân trong vị trí của người khác sẽ giúp ích rất nhiều. Phương pháp này sẽ ngăn tính trì hoãn phát triển thêm và giúp trở nên nhạy cảm hơn với những người xung quanh.
4. Nóng tính và bốc đồng
Người không cố gắng kiểm soát cơn giận của mình rất có khả năng sẽ phát triển chứng rối loạn nhân cách ranh giới [4]” “. Một trong những biểu hiện thường thấy của chứng bệnh này là sự thay đổi 180o trong suy nghĩ mà không có bất cứ tác động nào. Chẳng hạn, hôm nay bạn cho rằng trứng chiên ảnh hưởng xấu tới dạ dày của mình và bạn ghét chúng nhưng ngay ngày sau đó bạn ăn sáng bằng món đó.
Đương nhiên, sự bốc đồng đơn thuần không có gì nguy hiểm. Nhưng nếu nó đi cùng với sự nóng tính và những biểu hiện sau thì cần phải chú ý:
- Các mối quan hệ yêu đương và bạn bè không ổn định
- Thường tiêu xài phung phí trong vô thức (ví dụ bạn định mua máy pha cà phê nhưng lại mua chiếc TV thứ hai)
- Thiếu cẩn thận dẫn tới suýt gặp tai nạn
- Sự thay đổi về mặt cảm xúc mà không có lý do rõ ràng và thường cảm thấy buồn chán
Việc kiểm soát cơn giận và những khóa học thấu hiểu bản thân sẽ là cách tốt để phòng ngừa điều này. Kiểm soát bản thân với những phần thưởng nhỏ cũng rất có ích. Ví dụ nếu bạn mua một chiếc máy pha cà phê và đã thực hiện được điều đó mà không mua một nửa số hàng hóa của cửa hàng, hãy thưởng bản thân một thứ mà bạn đã mong muốn từ lâu.
5. Trách móc bản thân
Những người có xu hướng trách móc bản thân cũng khá giống đà điểu vì họ thường “cắm đầu vào trong cát” mỗi khi muốn tránh né rắc rối. Hội chứng này trong tâm lý học được gọi là “rối loạn nhân cách né tránh [5]”. Những lần lên cơn hoảng loạn, bị trầm cảm, và rối loạn giấc ngủ có thể là biểu hiện khi bệnh trở nên nặng hơn.
Một chút tự phê bình sẽ có ích vì nó thúc đẩy chúng ta phát triển bản thân nhưng nó cực kỳ nguy hiểm nếu mức độ của nó trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên lo lắng nếu có những biểu hiện sau:
- Giận dữ ngay tức thì khi đối mặt với chỉ trích hay phản đối
- Mức độ né tránh việc giao tiếp với những con người mới đạt mức độ vô lý (ví dụ, từ chối được thăng chức nếu việc đó đòi hỏi phải giao tiếp với những người mới)
- Phóng đại những khó khăn CÓ THỂ xảy ra, những nguy hiểm vật lý hay nguy cơ của những việc làm thông thường (như là đi bộ bị xe tông hay đại loại vậy)
- Không dám giao tiếp với mọi người vì sợ sẽ lỡ lời điều gì đó.
Phủ nhận những dự đoán sai sẽ cải thiện tình trạng này. Viết ra những dự đoán của bạn về một việc bạn sẽ làm. Ví dụ, “Nếu tôi tới một cửa hàng lạ vào tối muộn, tôi sẽ gặp phải kẻ cướp.” Sau khi thực hiện việc đó, hãy viết kết quả. Nhờ đó, khi bạn có những nghi ngờ hay những dự đoán tiêu cực về điều gì đó, bạn có thể mở cuốn sổ của mình và đọc những điều bạn đã ghi để chắc rằng sẽ không có điều gì đáng sợ xảy đến cả.
6. Tính đa nghi
Tất cả chúng ta đều thường bị hoang tưởng và điều đó là khá bình thường. Nhưng một số người vượt qua tất cả các giới hạn chỉ vì sự nghi ngờ của họ- họ hack tài khoản mạng xã hội, nghe lén các cuộc nói chuyện điện thoại, thậm chí còn thuê cả các thám tử tư. Người có những hành động tuyệt vọng được thúc đẩy bởi sự nghi ngờ có thể chịu ảnh hưởng bởi chứng “rối loạn nhân cách hoang tưởng [6].” Chứng rối loạn này đi cùng với các triệu chứng sau:
- Nghi ngờ bạn bè, đồng nghiệp, người xung quanh một cách vô cớ.
- Luôn cố tìm ra những ý nghĩa ẩn sau những hành động cực kỳ bình thường của mọi người (ví dụ, hàng xóm của bạn cố tình đóng sập cửa để chọc tức bạn).
- Khuynh hướng coi tất cả những người xung quanh đều có tội lỗi
- Thiếu khiếu hài hước và không thể tìm thấy điều gì vui vẻ trong những điều thường ngày
Cách hay để chống lại tính hoang tưởng kinh niên này là lập một danh sách tội phạm học những người quen và đánh dấu cộng cạnh tên của họ mỗi khi họ đạt được kỳ vọng của bạn. Ví dụ, bạn lo rằng người yêu của bạn sẽ quên mất sự có mặt của bạn tại bữa tiệc của công ty nhưng người ấy vẫn chú ý tới bạn suốt cả buối tối diễn ra bữa tiệc. Do đó, lần tới khi bạn nghi ngờ điều gì đó, hãy chỉ đơn giản là nhìn vào số dấu cộng và sự nghi ngờ của bạn sẽ biến mất.
7. Tính phụ thuộc
Phụ thuộc vào những người bạn thân và những thành viên trong gia đình là đặc điểm chung của tất cả loài vật có vú kể cả con người. Việc dựa vào người khác khá là bình thường, nhưng phụ thuộc quá mức có thể được coi là chứng “rối loạn nhân cách gây hấn thụ động” trong y học. Dấu hiệu chính của chứng bệnh này là việc khó hoặc thậm chí là không thể đưa ra quyết định mà không có sự chấp thuận của người có thẩm quyền (ví dụ như sếp, quản lý, …). Thông thường, chứng bệnh này thường đi cùng với những biểu hiện:
- Đồng thuận với những người xung quanh dù là họ đúng hay sai
- Cảm thấy không thoải mái khi ở một mình và sẵn sàng làm bất cứ gì để không phải trải qua điều đó
- Sẵn sàng làm những việc bản thân không thích hoặc làm giảm giá trị bản thân chỉ để làm hài lòng người khác
- Bị ám ảnh vô cớ bởi suy nghĩ rằng mọi người xung quanh đang phản bội minh.
Cách tốt nhất để chống lại chứng rối loạn này là ghi lại những khả năng của bạn. Ví dụ, “Tôi là một tài xế giỏi”, hay “Tôi đã chuẩn bị bản báo cáo đầy đủ về công việc”, … Bất cứ khi nào bạn muốn hỏi sự chấp thuận từ người khác, hãy chỉ đơn giản là nhìn danh sách đó và nó sẽ giúp bạn tự tin hơn.
8. Đa cảm
Quá mùi mẫn và nhạy cảm có thể là triệu chứng của chứng “rối loạn nhân cách kịch tính [7]” hay còn gọi là chứng quá khích (hysteria [8]). Mong muốn được thu hút sự chú ý là bản năng của con người, trừ khi điều đó dẫn tới nổi cơn tam bành hay cảm giác vượt quá giới hạn. Điểm nổi bật nhất của chứng rối loạn này là lời nói thái quá nhưng thiếu chi tiết. Ví dụ, trả lời cho câu hỏi, “Mẹ bạn trông như thế nào?”, sẽ là thứ gì đó kiểu “Mẹ tôi rất tốt bụng.”
Sau đây là một số dấu hiệu khác của chứng rối loạn này:
- Luôn tìm kiếm sự ủng hộ, đồng ý và khen ngợi từ người mà họ coi trọng
- Không có khả năng tập trung vào một việc trong thời gian dài
- Cảm xúc dễ thay đổi
- Thiếu kiên nhẫn và luôn muốn làm điều gì đó
Một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn chứng quá khích là làm việc với đồng hồ đếm giờ. Bạn nên đặt đồng hồ tầm khoảng 30 phút hoặc một tiếng và chỉ làm đúng một việc trong khoảng thời gian này. Dù nghe có vẻ dễ, nhưng thực tế, nó sẽ khá khó nhằn vì những người có cảm xúc quá độ khó có thể chịu được việc phải ở yên một chỗ. Không chỉ thế, việc đặt mục tiêu cũng là điều khó khăn với họ vì đó là những người thường mơ về những điều kỳ diệu vô định. Đây cũng là lý do vì sao một phương pháp hiệu quả sẽ là đặt ra các mục tiêu cụ thể và chính xác. Ví dụ, được thăng chức trong vòng hai tháng, học nấu món risotto trước khi hết năm, …
9. Quá cầu toàn
Cầu toàn thái quá có thể dẫn tới việc mắc phải chứng “rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.” Sự phát triển của căn bệnh này thường liên quan tới các giá trị xã hội về phẩm chất, ví dụ như để ý tiểu tiết, tự kỷ luật, điều chỉnh cảm xúc, tính thực tế và thể hiện sự lịch sự. Và mọi người rất muốn có được những đặc điểm “đáng giá” này. Đó là lúc mà tất cả những giá trị hoàn hảo trở thành thảm họa thực sự: tính lãnh đạm, thói áp đặt quan điểm cá nhân lên người khác và thiếu linh hoạt về mặt tâm lý.
Người theo chủ nghĩa hoàn hảo nên lo lắng nếu có xu hướng như này:
- Không muốn dành thời gian cho bản thân vì sợ làm việc sẽ không hiệu quả
- Luôn giữ những thứ không cần thiết với suy nghĩ “Rồi có thể một ngày đó sẽ cần tới nó…”
- Luôn lo lắng, sợ phạm phải lỗi sai
- Luôn muốn làm thay phần người khác vì cho rằng không ai có thể làm tốt được như mình
Rất khó để cho mọi người theo chủ nghĩa hoàn hảo ở yên một chỗ vì bản năng của họ yêu cầu hành động ngay lập tức, đó là lý do tại sao các nhà tâm lý học đề xuất việc rèn luyện các bài tập thiền mỗi ngày, ví dụ như nghe nhạc với đôi mắt nhắm hờ hay đi mát-xa. Để có thể đảm bảo được thành công, ghi lại những việc đã hoàn thành trong những ngày làm việc không ngừng và những ngày có thời gian để nghỉ ngơi sẽ giúp những người theo chủ nghĩa hoàn hảo này nhận ra rằng việc nghỉ ngơi không hề khiến họ làm việc ít năng suất hơn.
10. Tự tôn quá cao
Cái tôi cao tốt hơn nhiều so với việc tự trách móc bản thân, nhưng nó cũng có giới hạn của nó. Suy nghĩ cho rằng bản thân thông minh, hấp dẫn và đơn giản chỉ là đỉnh của đỉnh nhất có thể khiến một người mắc phải “rối loạn nhân cách ái kỷ [10]”. Khi mắc phải chứng rối loạn này, bạn khá dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, cảm giác tự ti và nhiều tác động xấu khác nữa. Dưới đây là những triệu chứng đi kèm chứng loạn thần trên:
- Che giấu hoặc thể hiện sự tức giận đối với bất cứ lời chỉ trích nào
- Lợi dụng người khác để đạt được mục tiêu
- Mong đợi một sự đãi ngộ đặc biệt dành cho bản thân (ví dụ, mọi người nên để bạn là người lãnh đạo kể cả khi họ không biết lý do tại sao phải làm vậy)
- Ghen tị một cách thái quá và thường xuyên mơ về việc trở nên giàu tới mức không tưởng.
Vấn đề chính của chứng ái kỷ là khác biệt giữa những điều bản thân mong đợi và thực tế - điều đó gây ra các tác dụng phụ như cảm giác bản thân vô giá trị, thay đổi cảm xúc nhanh chóng và nỗi sợ bị xấu hổ. Một trong các bài tập luyện để chống lại chứng rối loạn này là giảm mức độ mơ ước xuống thứ gì đó có thể đạt được. Ví dụ, mua một đôi giày tốt ở cửa hàng giày gần nhất thay vì mơ tưởng tới một chiếc xe xa xỉ.
Chú thích:
[1] Rối loạn nhân cách phản xã hội: biểu hiện chủ yếu bằng sự khó hoặc không thích ứng thường xuyên với các quy tắc đạo đức xã hội và pháp luật. Các nghiên cứu chỉ ra rằng rối loạn nhân cách chống xã hội có tỷ lệ cao ở tù nhân (những người thường có hành vi bạo lực)
[2] Pilates: một hệ thống các bài tập bao gồm điều khiển chuyển động, căng người và hít thở.
[3] Rối loạn gây hấn thụ động: có hành vi lặp đi lặp lại của việc biểu lộ cảm xúc tiêu cực một cách gián tiếp thay vì công khai giải quyết chúng. Có một sự không nhất quán giữa những gì người gây hấn thụ động nói và những gì họ làm.
[4] Chứng rối loạn nhân cách ranh giới: hay còn biết đến với các tên gọi: rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định, thể loại không biết phân biệt ranh giới hoặc hay bốc đồng. Đặc điểm chung bao gồm: nhiều hành vi không có kiểm soát và thể hiện sự bất thường thường từ cách họ đối xử với bản thân cho tới những mối quan hệ xã hội.
[5] Rối loạn nhân cách né tránh : có đặc điểm chung là sự ức chế về mặt xã hội, tự đánh giá thấp bản thân và rất nhạy cảm đối với phán xét không thuận lợi của người khác đối với mình.
[6] Rối loạn nhân cách hoang tưởng: là loại rối loạn nhân cách lập dị trong đó người bệnh thường xuyên nghi ngờ người khác. Các dấu hiệu khác của tình trạng này bao gồm miễn cưỡng giao tiếp với người khác, luôn thù hận, có ý nghĩ “hạ thấp” hoặc “ đe dọa”
[7] Rối loạn nhân cách kịch tính: Rối loạn này được định hình bởi các cảm xúc hời hợt, muốn được người khác chú ý bằng các hành vi mang tính mánh khóe, lôi kéo.
[8] Hysteria: tiếng Việt còn gọi là chứng ictêri hay chứng cuồng loạn là một trạng thái của tâm thức, biểu hiện là sự kích động thái quá, không thể điều khiển được các cảm xúc. Trong bảng phân loại bệnh tội phạm quốc tế lần thứ 10 (ICD-10), Hysteria được gọi là rối loạn phân ly.
[9] Risotto: cơm kiểu Ý
[10] Rối loạn nhân cách ái kỷ: là một trạng thái không bình thường của nhân cách, có biểu hiện qua ảo tưởng và hành vi tự cao tự đại, khát vọng được người khác ngưỡng mộ, tham vọng thành công chói sáng trong mọi lĩnh vực nhưng thiếu sự đồng cảm
Dịch: Mastermind - A Crazy Mind - Ybox.vn
Nguồn: https://brightside.me/inspiration-psychology/10-mental-illnesses-we-often-mistake-for-character-traits-635010/
Theo tamlyhoctoipham.com