Theo Kubler-Ross và cộng sự (2009), có 5 giai đoạn của tang chế mà một người sẽ trải qua sau khi mất một người thân yêu. 5 giai đoạn này bao gồm Chối bỏ (Denial), Giận dữ (Anger), Mặc cả (Bargaining), Trầm cảm (Depression) và Chấp nhận (Acceptance). Mặc dù những giai đoạn trên khá phổ biến và được nhiều người biết đến, bài viết này sẽ đề cập đến quá trình trải qua tang chế thông qua 7 giai đoạn để cung cấp thêm một góc nhìn mới cho người đọc. Hai giai đoạn được xem xét thêm là Cảm giác mất mát (Sense of loss) và Hậu tang chế (Post-grief).
Mặc dù đây là những giai đoạn thường được hầu hết mọi người biết đến, nhưng bài viết này sẽ đề cập đến 7 giai đoạn đau buồn sẽ tìm hiểu thêm về cảm giác mất mát và hậu đau buồn thay vào đó để đưa ra một cái nhìn khác.
Theo Kubler-Ross và cộng sự (2009), có 5 giai đoạn của tang chế mà một người sẽ trải qua sau khi mất một người thân yêu. 5 giai đoạn này bao gồm Chối bỏ (Denial), Giận dữ (Anger), Mặc cả (Bargaining), Trầm cảm (Depression) và Chấp nhận (Acceptance). Mặc dù những giai đoạn trên khá phổ biến và được nhiều người biết đến, bài viết này sẽ đề cập đến quá trình trải qua tang chế thông qua 7 giai đoạn để cung cấp thêm một góc nhìn mới cho người đọc. Hai giai đoạn được xem xét thêm là Cảm giác mất mát (Sense of loss) và Hậu tang chế (Post-grief).
Mặc dù đây là những giai đoạn thường được hầu hết mọi người biết đến, nhưng bài viết này sẽ đề cập đến 7 giai đoạn đau buồn sẽ tìm hiểu thêm về cảm giác mất mát và hậu đau buồn thay vào đó để đưa ra một cái nhìn khác.
1. Chối bỏ
Đây là giai đoạn đầu tiên của tang chế. Khi đó, người ta thường rơi vào trạng thái hoài nghi và sốc với sự thật là họ đã mất người thân yêu của mình. Họ thường từ chối chấp nhận thực tế những gì đã xảy ra vì nó mang lại nỗi đau quá lớn đối với một số người. Theo Kubler-Ross và cộng sự (2009), với một số người, hành động chối bỏ được sử dụng như một cơ chế ứng phó cho phép họ làm chậm lại quá trình tiếp nhận những cảm xúc mãnh liệt của tang chế. Nhưng khi thực tế dần trở nên hiện hữu hơn trước mặt một người, và họ không thể trốn tránh được nữa, những cảm xúc bị chối bỏ bấy lâu sẽ dần được cá nhân đó ý thức rõ hơn. Đây thường là thời điểm người ta bắt đầu đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc xoay quanh sự mất mát – và chính điều này sẽ giúp họ dần chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
2. Tức giận
Giai đoạn thứ hai của tang chế là khi một người bắt đầu đặt câu hỏi về cuộc sống và tôn giáo. Những câu hỏi như: “Tại sao cuộc sống này lại không công bằng như vậy?” hoặc “Liệu rằng thần thánh có thật không?” hay “Tại sao chuyện này lại xảy đến với những người tốt như vậy?”. Người ta thường đặt ra những câu hỏi như thế là vì họ vẫn đang cố gắng chấp nhận thực tế và đang cố gắng tìm kiếm câu trả lời có thể đặt hồi kết cho chuỗi ngày đau khổ này. Sự tức giận có thể hướng tới người đã khuất hay hoàn cảnh gây ra nỗi đau vì người ở lại lúc này có thể cảm thấy như mình đang bị bỏ lại và đang phải cố gắng xoa dịu sự mất mát. Sự tức giận này giúp ta trong quá trình chữa lành vì khi tức giận dần tan biến, nó sẽ nhường chỗ cho việc dần chấp nhận thực tế.
3. Mặc cả
Ở giai đoạn thứ ba của tang chế, người ta vẫn đang cố gắng chấp nhận thực tế và những mất mát mà mình phải gánh chịu. Chính trong giai đoạn này, họ mong chờ sự can thiệp của thần thánh hay một thế lực vô hình nào đó. Đó có thể là niềm hy vọng rằng toàn bộ mọi việc tồi tệ đang xảy ra là không có thật hoặc lời hứa rằng sẽ làm việc thiện cả đời, đổi lại là người thương yêu sẽ trở về với mình. Trong giai đoạn này, người ta thường ước rằng mọi thứ có thể trở lại như ban đầu. Cảm giác tội lỗi và hối hận bắt đầu xuất hiện và đôi khi họ tự trách bản thân vì đã không đối xử tốt hơn với người mình yêu (Kubler-Ross và cộng sự, 2009).
4. Cảm giác mất mát
Giai đoạn thứ tư của tang chế là khi một người cảm nhận sâu sắc sự mất mát và không chắc có thể tiếp tục cuộc sống như thế nào. Cảm xúc này có thể xuất phát từ mối quan hệ sâu đậm đối với người thân yêu đã lìa xa. Sự ra đi của người thân có thể khiến ta cảm thấy mất mát và cô đơn vì họ đã đã bên ta suốt một khoảng thời gian dài. Nó khiến ta muốn được có thêm thời gian với người đã ra đi vì ta không biết phải đối diện thế nào với cảm giác mất mát này.
5. Trầm cảm
Giai đoạn thứ năm của đau buồn là khi ta dần chấp nhận mọi việc hơn. Trong giai đoạn này, người ta bắt đầu trải qua nỗi buồn ở mức độ sâu sắc đến mức dường như là vĩnh viễn, đó là lý do tại sao thuật ngữ “trầm cảm” được sử dụng để mô tả giai đoạn này. Tuy nhiên, trầm cảm lâm sàng có thể khác với trầm cảm trong tang chế. Trầm cảm là một phản ứng tự nhiên khi nhắc đến sự mất mát của người thân yêu. Biết rằng người ra đi sẽ không còn trở về là đã đủ lý do để khiến ta cảm thấy sầu não, u uất. Những cảm xúc trầm buồn này có cảm giác như sẽ theo ta suốt đời, nhưng nó là một thành phần cần thiết cho quá trình chữa lành về mặt tinh thần.
6. Giai đoạn thứ sáu là khi một người đã chấp nhận sự thật rằng người thân đã không còn ở bên cạnh mình nữa. Tuy là điều này không giống với những gì họ hằng kỳ vọng, nhưng dần dần khi thời gian qua đi, họ vẫn chấp nhận được nó. Trong tiềm thức, một người thường cố gắng sống một cuộc sống như bình thường nhưng sớm nhận ra rằng họ phải thay đổi và điều chỉnh theo thực tế mới này. Mỗi người có cách thức khác nhau để đi đến sự chấp nhận. Một số người tự mình vượt qua trong khi một số khác sẽ tìm sự hỗ trợ của người thân và bạn bè.
7. Hậu tang chế
Giai đoạn cuối của tang chế diễn ra khi một người đã dần quen với cuộc sống không có người thân yêu của mình bên cạnh. Tuy vậy, vẫn có một số người dù không thể hoàn toàn cảm thấy ổn với sự mất mát này nhưng vẫn chấp nhận được nó và có khả năng tiếp tục cuộc sống của mình. Dù đôi khi họ sẽ nhớ tới người đã ra đi, thì họ cũng đã tiếp nhận được thực tế rằng bước đường phía trước sẽ vắng bóng một người quan trọng với mình. Một số người chọn cách tưởng nhớ người đã mất với gia đình trong khi những người khác thích nâng niu những kỉ niệm quý giá của họ trong sự riêng tư.
Sau cùng thì mỗi người đều có cách riêng để vượt qua nỗi đau buồn của sự mất mát. Một số có thể sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn hơn so với người khác. Vì dù gì thì việc đối diện và hóa giải nỗi đau không bao giờ là dễ dàng, nhất là khi ta phải làm một mình. Mỗi người sẽ có những trải nghiệm khác nhau với những cảm xúc khác nhau theo những mức độ khác nhau. Có thể những cảm xúc này sẽ khiến ta cảm thấy khó chịu nhưng tang chế là một phần của quá trình chữa lành vết thương của sự mất mát. Cũng cần biết rằng ta nên ở bên cạnh bạn bè và gia đình trong những lúc như thế này vì cùng nhau ta có thể xoa dịu nỗi đau. Việc nhận thức được rằng những giai đoạn tang chế là tự nhiên và cần thiết sẽ cho phép mỗi cá nhân dần dần chấp nhận thực tế và bắt đầu quá trình hồi phục.
Dịch: Mint – Nguồn: A Crazy Mind
Biên tập: Lyo Kiu
Nguồn: https://psych2go.net/7-stages-of-grief/
Theo tamlyhoctoipham.com