Tội Phạm Bài viết

Ảo tưởng về tự do ý chí (8 phút đọc)

 06/01/2022 4:15:51 CH |  Admin |   455 lượt xem

(toipham.net) - Trên thực tế, đưa ra quyết định một cách có ý thức, việc mà chúng ta gọi là “tự do ý chí” thực ra chỉ là 1 ảo tưởng.

Đây là 1 quả táo và 1 quả chuối. Hãy nhặt lấy 1 quả.

Dù bạn chọn quả gì, nó hoàn toàn là quyết định của bạn. Chúng ta gọi đó là tự do ý chí (free will). Mà theo nó, chúng ta là tác giả duy nhất của định mệnh đời mình. Khi phải đối mặt với nhiều lựa chọn, bất kể là gì thì quyết định hoàn toàn là của chúng ta. Chúng ta có toàn quyền tự do lựa chọn.

Thế nhưng, nếu tôi nói với bạn rằng tự do ý chí chỉ là chuyện hoang đường thì sao? Rằng chúng ta rốt cuộc là tập hợp của 1 nhóm nguyên tử sẽ phản ứng với các kích thích đặc biệt theo cách thức có thể đã được định trước?

Giả sử bạn đã nhặt quả chuối và giờ chúng ta cùng quay lại trước thời điểm đó. Nếu tự do ý chí thực sự tồn tại, bạn có thể thay đổi quyết định của mình và nhặt lấy quả táo. Nhưng nếu tôi nói với bạn rằng, nếu chúng ta quay trở lại trước đó trong một bối cảnh chính xác như thế, bạn sẽ vẫn chọn quả chuối chứ? Bạn có tin không, nếu tôi bảo rằng tôi có thể nói loại quả nào mà bạn sẽ nhặt lên trước 300 mili-giây trước khi bạn thực sự nhặt nó lên…với độ chính xác 100%?

Vào những năm 1980, Benjamin Libet, một nhà sinh lý học, sử dụng EEG-điện não đồ, đã chỉ ra rằng bạn có thể đọc và nói cho ai đó biết về hành động mà họ sẽ thực hiện 300 mili-giây trước khi họ quyết định, trong tâm trí có ý thức, là sẽ thực hiện hành động đó. Điều đó có nghĩa rằng trước khi chúng ta quyết định chúng ta muốn chuyển động cơ thể, thì việc đó được được quyết định ở mức độ tiềm thức rồi, và chúng ta chỉ nghĩ rằng chúng ta tự thực hiện quyết định đó sau khi nó đã xảy ra thôi.

Trong một thí nghiệm tương tự, những người tham gia được yêu cầu ấn 1 trong hai nút trong khi nhìn đồng hồ với trình tự ngẫu nhiên các chữ số trên màn hình. Sử dụng cộng hưởng từ chức năng fMRI, họ đã phát hiện ra rằng hai trong số các vùng não của những người tham gia có thể giúp dự đoán được nút mà họ muốn ấn 7-10s trước khi họ ý thức được mình muốn ấn nút đó. Kết quả nghiên cứu đó chỉ chứng minh 1 điều. Vài giây trước khi bạn nhặt quả chuối hoặc quả táo, bộ não đã quyết định điều đó trước cả bạn. Quyết định này được đưa ra ở mức độ tiềm thức, và khi bộ não của bạn nhận thức được điều đó, chúng ta thuyết phục mình rằng chúng ta ở trong quá trình đưa ra quyết định đó. Bởi vì bộ não giống như trái tim, chúng ta không thể bảo nó phải làm này làm kia, chỉ là nó tự làm thế.

Vì vậy trên thực tế, đưa ra quyết định một cách có ý thức, việc mà chúng ta gọi là “tự do ý chí” thực ra chỉ là 1 ảo tưởng.

Kể từ khi xã hội tồn tại, chúng ta đều hiểu về ảnh hưởng của ngoại cảnh lên việc ra quyết định của chúng ta. Câu thành ngữ “cần cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ” hay “bạn chỉ là sản phẩm của môi trường xung quanh”, chúng ta hiểu rằng, cách thức chúng ta được giáo dục, bố mẹ chúng ta, xã hội mà chúng ta lớn lên, đều có ảnh hưởng lên quá trình quyết định của chúng ta. Nếu ai đó sinh ra trong một tôn giáo, chẳng có gì ngạc nhiên khi nghĩ rằng họ sẽ theo tôn giáo đó đến hết đời.

Chúng ta hãy xem xét thêm vai trò quan trọng của hệ gen trong việc ra quyết định. Charle Darwin và thuyết tiến hóa đã mang tới 1 ý tưởng rằng, nếu một loài thực sự tiến hóa, thì những thứ như trí thông minh phải được di truyền lại. Trí thông minh là điểm nổi bật giúp chúng ta đưa ra quyết định tốt hơn. Và trong khi bạn có thể học cật lực để biết nhiều hơn mức trung bình một người bình thường, thì phần lớn, việc bạn thông minh như thế nào không phụ thuộc vào bạn. Vì vậy, một vài người không thể đưa ra được những quyết định thông minh. Không phải bởi vì họ không muốn, mà bởi vì hệ gen của họ bị giới hạn. Trong trường hợp này, bạn muốn nói rằng người đó có sự tự do để đưa ra những lựa chọn thông minh? Bởi vì sự thật là họ không có. Số phận của họ được định trước bởi hệ gen của chính mình. Bằng cách nào để chúng ta thực sự có sự tự do đưa ra quyết định số phận mình khi mà chúng ta không được chia cùng quân bài ngay từ đầu cuộc chơi? Nó không chỉ quân bài nào chúng ta được chia, mà còn là khả năng mà chúng ta chơi các quân bài đó? Một vài người chẳng qua được sinh ra đã kém may mắn hơn người khác.

Khi chúng ta nhìn lại khái niệm tự do ý chí một cách critically, thì toàn bộ ý tưởng dường như sụp đổ nhanh chóng. Quả thật, nhiều nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng việc tin vào tự do ý chí giống như việc tin vào tôn giáo vậy, chẳng có cái nào tuân theo các quy luật vật lý cả. Thử nghĩ mà xem, nếu tự do ý chí thực sự tồn tại, và nếu sự lựa chọn không phải là một quá trình hóa học, thì tại sao những thứ như rượu hay các thuốc an thần có thể làm thay đổi hoàn toàn hành vi của một người? Thậm chí tệ hơn, một khối u não có thể khiến một bác sĩ nhi khoa trở thành một kẻ ấu dâm?

Domenico Mattiello từng là một bác sĩ nhi khoa đáng kính. Trong suốt 30 năm, ông được yêu mến bởi bệnh nhân, gia đình họ và mọi người trong xã hội. Tuy nhiên một sự kiện gây sốc vào năm 2012, khi ông ấy phải ra tòa sau lời cáo buộc về hành vi ấu dâm với một bệnh nhân nữ. Nghiên cứu trong khoa học thần kinh đã phát hiện Mattiello có một khối u 4 inch phát triển ở nền não đã làm thay đổi hành vi của ông ấy. Năm 2002, một trường hợp tương tự xảy ra với một giáo viên ở Mỹ khi đột nhiên ông ấy có những hành vi ấu dâm đối với con gái dượng và đã bị bắt giữ. Sau đó họ cũng thấy rằng ông ta có một khối u cỡ quả trứng phát triển trong một vùng não được cho rằng có liên quan tới việc ra quyết định. Sau khi khối u được loại bỏ, ham muốn ấu dâm của họ biến mất hoàn toàn và họ đã quay trở về với gia đình của mình.

Nếu tự do ý chí tồn tại, tại sao việc loại bỏ một khối u có thể làm thay đổi lựa chọn của 1 người? Liệu điều đó có thể do sự thay đổi hóa học hoặc cấu thành vật lý trong não, và chúng ta có thể hoàn toàn thay đổi đức tin, hệ tư tưởng, lựa chọn của một người mà người đó chẳng thể làm gì?

Vài năm gần đây, các luật sư bắt đầu sử dụng chụp MRI để bào chữa cho thân chủ của họ. Khoa học thần kinh chỉ ra rằng u não và bất thường chức năng não có thể khiến họ dính vào những lao lý. Và rất khó để chống lại điều đó. Bởi vì nếu họ không có sự tự do trong lựa chọn, thì tại sao bạn lại dành cho họ một hình phạt nặng nề nhất cho hành động mà họ chẳng thể làm gì khác được.

Brian Dugan đã phải đối mặt với án tử hình trong tình trạng bệnh tật khi ông ta đã thừa nhận hành vi giết một bé gái 10 tuổi. Tuy nhiên, chụp MRI cho thấy ông ấy có rối loạn chức năng tâm thần ảnh hưởng lên quá trình ra quyết định. Luật sư của ông ta đã nài nỉ tòa án xin miễn tội tử hình bởi vì trên thực tế chúng ta có thể nói rằng đó là lỗi của ông ta không?  Nếu rối loạn chức năng trong não đã khiến ông ta làm những điều đó, thì ông ta cũng chẳng có tự do ý chí để đưa ra quyết định tốt hơn. Trường hợp của ông ta tiếp tục gây nhiều tranh luận và kết quả là bản án tử hình đã bị hủy bỏ bởi tình trạng bệnh tật của ông ta.

Một vài nhà khoa học vẫn muốn bám vào ý tưởng của tự do ý chí cho rằng, nếu đúng là phần tiềm thức đã đưa ra quyết định cho phần ý thức, thì chúng ta vẫn có tự do ý chí để định hình thế giới tiềm thức đó. Thoạt nhìn thì nó có vẻ là một ý rất hay. Bạn có thể đọc 1 cuốn sách tội phạm học và một ý tưởng nào đó sẽ đi vào trong phần tiềm thức. Rồi khi đối mặt với một sự lựa chọn, ý tưởng mà bạn đã đọc sẽ “nổi lên” trong tiềm thức để hình thành một quyết định có ý thức.

Tuy nhiên có một nhược điểm trong ý tưởng kiểu vậy. Nó khá giống một nghịch lý hơn bởi vì ước muốn thay đổi tiềm thức bởi việc đọc sách tội phạm học đến từ đâu? Ước muốn, giống như lựa chọn, đến từ tiềm thức.  Vì thế, cái nhận thức đang ép buộc định hình lại tiềm thức thực là tiềm thức đang ép buộc thay đổi tiềm thức của bạn mà thôi!

Rào cảm lớn nhất mà ý tưởng về tự do ý chí phải đối mặt đó là trách nhiệm đạo đức. Nếu trách nhiệm đạo đức dựa trên tự do ý chí và tự do ý chí thì không tồn tại, vậy thì điều gì sẽ xảy ra với trách nhiệm đạo đức? Điều gì xảy ra với các thể chế của con người được thiết kế xoay quanh ý tưởng của tự do ý chí ? Ngay khi gặp những câu hỏi kiểu này, rất nhiều người ngay lập tức rơi vào cái bẫy của thuyết định mệnh (fatalism).

Thuyết định mệnh cho rằng chúng ta hoàn toàn bất lực trong trò chơi của vũ trụ, chúng ta hoàn toàn chẳng có trách nhiệm gì với số phận của mình, chúng ta hoàn toàn bất lực để thay đổi nó. Nó ngẫu nhiên và không phụ thuộc vào chúng ta. Rồi chúng ta sẽ trở nên bất hạnh hơn và các mối quan hệ bắt đầu chùng xuống. Chúng ta sẽ ngừng cố gắng để trở thành người tốt và đạp đổ bất kì tiêu chuẩn đạo đức nào và hơn hết chúng ta bắt đầu ít cảm thấy sự trọn vẹn trong cuộc sống.

Nhưng nếu chúng ta không rơi vào cái bẫy đó. Các nhà khoa học tung hô ý tưởng về sự thiếu vắng của tự do ý chí mong muốn giải thích nó dưới  góc độ triết học như thuyết “tiền định-determinism” hơn là thuyết định mệnh. Thuyết tiền định cho rằng tất cả sự kiện đều được định trước bởi các nguyên nhân tồn tại trước đó, rằng mọi việc sẽ xảy ra đều được giải thích thông qua quan hệ nhân-quả. Điều đó không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn bất lực với những cái xảy đến. Nó cho chúng ta một cách thức khác để nhìn mọi vật xảy ra xung quanh.

Theo số liệu của chính phủ Anh, hơn một nửa số tù nhân có một tổn thương nằm ở não. Đó chẳng phải một câu chuyện kinh hoàng hay sao? Hiểu sự thật về khái niệm tự do ý chí giúp chúng ta nhận ra rằng những người này không khác biệt gì so với chúng ta cả. Họ chẳng phải những người xấu xa và đa số họ ở đó là bởi vì sự kết hợp của nhiều sự kiện tồi tệ hoàn toàn nằm ngoài kiểm soát của họ. Theo cách này, với tư tưởng của thuyết tiền định, chúng ta sẽ trở nên khiêm tốn hơn khi nói về những thành tựu vì giờ chúng ta hiểu rằng chúng ta chỉ đơn thuần là kết quả của một chuỗi sự kiện trong quá khứ. Điều đó giúp chúng ta đồng cảm với những người không ở trong hoàn cảnh tương tự và khiến chúng ta giảm bớt cảm giác bề trên. Nếu một người ở vị trí cao trong xã hội không nghĩ rằng tất cả thành công mà họ có là do nỗ lực cá nhân, thì họ thường thích giúp đỡ người khác, họ thích cho đi, với suy nghĩ rằng những người đó có thể là yếu tố đã tạo nên thành công cho mình ngày hôm nay.

Nếu bây giờ bạn cảm thấy sợ hãi và rối bời, thì tôi hoàn toàn hiểu được điều đó. Thậm chí những nhà khoa học đã nghiên cứu nó nhiều thập kỷ cũng cảm thấy bối rối. Nó là một điều khó khăn bao phủ chúng ta bởi vì nó đang chống lại mọi thứ mà xã hội đang xây dựng. Tự do ý chí là nền tảng của xã hội chúng ta. Nó là cái quyết định ai đúng ai sai, ai xứng đáng nhận lời tán dương còn ai phải chịu phạt. Nó bảo chúng ta rằng một người giết một người khác thì xứng đáng dành phần đời còn lại trong tù và một số người làm việc chăm chỉ xứng đáng có một cuộc sống tốt. Và đấy là nỗi sợ hãi khi sự thiếu vắng tự do ý chí lan rộng ra. Nhiều nhà khoa học tin rằng nếu con người nhận thức được ý tưởng này, thì về mặt lý thuyết đó là ngày tận cùng của xã hội mà chúng ta biết. Bởi có ai muốn mạo hiểm mạng sống của mình để cứu một người khác, để rồi sau đó người ta sẽ nói rằng “ồ, anh ta chẳng tự mình làm nó đâu, vì thế anh ấy không xứng đáng được bất kì lời tán dương nào cả”. Thực tế là lời tán dương và sự trừng phạt là hai yếu tố mạnh mẽ ảnh hưởng tới quyết định của chúng ta. Nếu chúng ta loại bỏ chúng ra khỏi xã hội, thì chúng ta đang mở đường cho nhiều điều ác hơn.

Nó là một tình huống tiến thoái lưỡng nan. Bởi vì dù sự thật là chúng ta không có tự do ý chí, nhưng tin rằng chúng ta thật sự có thì có lợi hơn rất nhiều. Nó là định nghĩa của thuyết ảo tưởng (illusionism), rằng dù tự do ý chí chỉ là một ảo tưởng, thì nó là cái mà chúng ta nên giữ bên mình. Bởi vì đối mặt giữa lựa chọn giữa sự thật và cái tốt, có lẽ phần lớn chúng ta sẽ luôn chọn cái tốt. Lần tới nếu bạn nhìn thấy một người vô gia cư trên đường phố, đừng chỉ dương ánh nhìn lên và phán xét họ. Hãy hiểu rằng có rất nhiều yếu tố, mà trong số đó có rất nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát, đã xô đẩy họ tới hoàn cảnh này.

Hãy khiêm tốn vì những gì bạn có và đạt được bởi vì chỉ cần một chút lỗi nhỏ trong trí thông minh mang trong hệ gen, thì có lẽ bạn đã không có được một quyết định đã làm thay đổi đời bạn. Biết rằng chúng ta không có tự do ý chí, hay ít nhất theo cách mà bạn tưởng tượng, thì bạn chỉ là sự may mắn do có một hỗn hợp các phân tử để đưa ra một quyết định đúng đắn. Nhưng hãy quên ngay nó đi, hãy quên tất cả những điều mà tôi đã lảm nhảm suốt nãy giờ và hành động như mọi quyết định đều là của bạn. Bởi vì chỉ khi bạn còn có thể đưa ra quyết định thì bạn còn có thể thực sự thay đổi được cuộc sống. 

Dịch bởi Trần Trung Hiếu

Nguồn: https://aperture.gg/blogs/the-universe/the-illusion-of-free-will

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ  5

 26/04/2024 11:28:44 SA

Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình có thể đương đầu với mọi thử thách lớn trong cuộc đời, có thể giải quyết bất cứ điều gì đến với chúng.

Xem chi tiết 
Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?

Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?  4

 25/04/2024 11:27:07 SA

"Cuốn sách (hay bộ sách) của năm" với tôi trong năm ngoái (kéo dài sang năm nay), chính là bộ ba cuốn sách về tâm lý và tâm thần học xuất sắc của Neel Burton

Xem chi tiết 
Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng

Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng  6

 25/04/2024 11:27:06 SA

Khi không hài lòng với vợ (chồng), bạn bè hay đồng nghiệp, nhiều người sử dụng chiêu bài phớt lờ, "chiến tranh lạnh" để trừng phạt họ.

Xem chi tiết 
Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?

Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?  7

 25/04/2024 11:27:05 SA

Trong giai đoạn 10 năm, từ 45-55 tuổi, chúng ta gặp nhiều áp lực, đối mặt với các khó khăn, thách thức về thể chất, tâm lý và mối quan hệ.

Xem chi tiết 
Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng

Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng  4

 25/04/2024 11:27:04 SA

Người trưởng thành sẽ tập trung vào cách giải quyết vấn đề thay vì tranh cãi chỉ để khẳng định bản thân đúng.

Xem chi tiết 
Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân

Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân  8

 25/04/2024 11:27:03 SA

Chúng ta thường có xu hướng cau có, nổi giận với người thân trong khi lại dễ chịu hơn với người lạ. Nguyên nhân do đâu? Thử tìm hiểu xem tại sao chúng ta có loại tâm lý này nhé!

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2646
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2541
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3205
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2635
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2618
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...