Tội Phạm Bài viết

Bạn có phải là một ma cà rồng cảm xúc?

 22/08/2023 2:35:02 SA |  Admin |   111 lượt xem

(toipham.net) - Đây là một bài kiểm tra nhanh cho bạn. Hãy trả lời các câu hỏi sau một cách trung thực nhất có thể:

Đây là một bài kiểm tra nhanh cho bạn. Hãy trả lời các câu hỏi sau một cách trung thực nhất có thể:

Bạn có cảm thấy rằng mọi người thường không (hoặc không thể) hiểu bạn hoặc các vấn đề của bạn không?

Bạn có cảm thấy rằng có nhiều rào cản trong cuộc sống mà bạn không kiểm soát được không?

Bạn có thường nhờ người khác giúp đỡ và/hoặc cảm thấy ít người sẵn lòng giúp đỡ mình không?

Bạn có cảm thấy mình thường không nhận được sự chú ý hoặc đánh giá cao mà bạn xứng đáng không?

Có phải mọi người thường phàn nàn rằng bạn không lắng nghe họ, trong khi thực tế thì bạn cảm thấy như họ không lắng nghe bạn?

Bạn cảm thấy phần lớn mọi người có cuộc sống dễ dàng hơn bạn rất nhiều? 

Bạn có thường xuyên gây gổ với bạn thân và những người thân yêu không?

Nếu có thì thường là do lỗi của họ?

Mọi người có đột ngột cắt liên lạc với bạn mà không lời giải thích và từ chối liên lạc lại với bạn không? 

Bạn có thường cảm thấy bất lực, giống như thể bạn có rất ít cơ hội để cải thiện cuộc sống của mình không?

Ban co phai la mot ma ca rong cam xuc

Bạn có phải là một ma cà rồng cảm xúc?

Nếu bạn trả lời “có” cho hơn một nửa số câu hỏi trên, vui lòng đọc kỹ bài viết này. Rất có thể đây là bước đầu tiên để xoay chuyển tất cả các vấn đề trên. Các phần của bài viết này có thể không dễ đọc. Nhưng tôi xin bạn giữ một tâm trí cởi mở và đọc nó một cách nghiêm túc.

Nếu bạn đã trả lời “có” cho ít nhất một nửa số câu hỏi trên, rất có khả năng bạn là một ma cà rồng cảm xúc.

Xin đừng hiểu nhầm, đó không phải là lỗi của bạn. Chỉ là bạn từng bị tổn thương trong quá khứ. Và kết quả là, bạn vô tình làm tổn thương những người xung quanh, đến lượt họ lại đẩy bạn đi và làm tổn thương bạn nhiều thêm. Đó là một vòng luẩn quẩn. Nhưng bạn không cưỡng lại được vì bạn thậm chí còn không nhận ra nó.

Bây giờ bạn có thể nói, “Thằng cha chết tiệt này này, hắn thì biết gì cơ chứ? Nút (back) quay lại của tôi đâu?” Trong những năm qua, tôi đã tiếp xúc với hàng trăm người như bạn. Tôi chẳng lạ gì ma cà rồng cảm xúc, và tôi cảm thấy mình khá giỏi trong việc phát hiện ra họ. Thời trẻ tôi cũng từng vướng vào nhiều ma cà rồng cảm xúc và có những vết sẹo để chứng minh điều đó. Vậy nếu trong cuộc sống, bạn từng gặp phải nhiều vấn đề được liệt kê ở trên, hoặc bạn đang có mối quan hệ gần gũi một người như thế, vậy thì bạn mất gì khi ngồi nghe tôi nói đến cuối bài? 

AI LÀ MA CÀ RỒNG CẢM XÚC?

Bị gọi là ma cà rồng cảm xúc là bởi vì họ có một khuynh hướng rút cạn năng lượng cảm xúc của tất cả những người mà họ tiếp xúc. Trông họ thật kiệt quệ. Họ liên tục cần sự chú ý. Họ luôn gặp khủng hoảng hoặc biến cố lớn trong đời. Họ là chuyên gia khơi gợi những phản ứng cảm xúc từ người khác và sau đó “hút máu” những cảm xúc đó, bất kể chúng tích cực hay tiêu cực.

Tất cả ma cà rồng cảm xúc đều có lòng tự trọng thấp, nhưng không phải ai có lòng tự trọng thấp đều là ma cà rồng cảm xúc. Lòng tự trọng thấp biểu hiện muôn hình vạn trạng và khác nhau ở từng người, và ma cà rồng cảm xúc là người mắc phải một loạt vấn đề về lòng tự trọng.

Đồng thời các ma cà rồng cảm xúc cũng bộc lộ ba đặc điểm cụ thể sau: nhu cầu quá mức về sự công nhận/chú ý từ người khác, niềm tin rằng rất ít hoặc chẳng có gì xảy ra là do lỗi của họ, và sự thiếu khả năng tự nhận thức để nhận ra những mô thức gây hại cho bản thân của họ. Những người đã quen thuộc với Sáu trụ cột của Lòng tự trọng của Nathaniel Branden sẽ nhận ra rằng đây là ba trong số sáu trụ cột đó—hay đúng hơn là thiếu đi ba trụ cột.

Đây là một sự kết hợp tội phạm nguy hiểm bởi hai lý do: 1) ba đặc điểm này củng cố lẫn nhau và làm cho nhau mạnh mẽ hơn, và 2) chúng thường hút vào và làm tổn thương những người tốt xung quanh họ.

Xin đừng nhầm lẫn, không phải ma cà rồng cảm xúc nào cũng là những kẻ thất bại đáng thương. Họ có thể là một trong số những người thành đạt và quyến rũ nhất bạn từng gặp. Họ có thể là đàn ông, đàn bà, giàu, nghèo, đẹp, xấu, họ có muôn hình vạn trạng. Nhưng họ luôn tạo ra các mối quan hệ độc hại, cả trong tình yêu lẫn tình bạn.

Hãy đi sâu vào phân tích những đặc điểm này và xem liệu chúng có mô tả về bạn hay ai đó mà bạn biết không.

1. NHU CẦU QUÁ MỨC VỀ SỰ CÔNG NHẬN/CHÚ Ý TỪ NGƯỜI KHÁC

Các cuộc trò chuyện với ma cà rồng cảm xúc luôn luôn bị chi phối bởi một người: chính là họ. Tất cả đều xoay quanh họ, những vấn đề của họ, người này người kia khốn nạn với họ như thế nào, người này người kia muốn trả đũa họ ra sao, họ tuyệt vời như thế nào, họ đáng thương ra sao, ai ai cũng muốn được giống như họ, tại sao mọi người ghét họ v.v…

Sự tự cho mình là trung tâm tuôn ra ào ạt từ họ hoặc là ảo tưởng rằng họ nghĩ mình tuyệt vời như thế nào. (“Mọi người trong nhóm đều muốn làm việc với tôi, nhưng tôi đã nói chuyện với quản lý của tôi rằng tôi không thể chịu nổi Dave,”) hoặc ảo tưởng về sự đáng thương, tội nghiệp và yếu đuối của họ (“Chẳng có ai trong dàn hợp xướng muốn ở cùng phòng với tôi. Chỉ vì tất cả bọn họ đều quá cao ngạo và xinh đẹp hơn tôi.”).

Thường thì những ảo tưởng về sự vĩ đại và nạn nhân hoá này có thể xuất hiện liên tiếp  trong cùng một cuộc nói chuyện. Nhưng dù là thế nào, thì chỉ cần một tiếng đồng hồ nói chuyện với một ma cà rồng cảm xúc cũng đủ khiến một người muốn điên lên và muốn đập đầu vào tường. “Làm ơn ngừng lại đi”, “Đừng nói chuyện này nữa”.

Ma cà rồng cảm xúc cũng có năng khiếu thể hiện bản thân một cách hoành tráng trước mọi người để thu hút sự chú ý. Một lần nữa, đây có thể xuất phát từ việc muốn thỏa mãn cá nhân hoặc chán ghét bản thân. Bạn có thể nghĩ đến một anh chàng khá phiền hà ở chỗ làm, hay đứng dậy phát biểu những câu không hợp hoàn cảnh để nhận được tràng cười từ người khác. Hay cô gái tại bữa tiệc, khi bị đem ra làm trò cười, sẽ hét lên một tiếng rồi khóc lóc chạy ra khỏi phòng.

Như người ta nói, chẳng có cái gì gọi là tai tiếng. Và khi bạn thèm khát được chú ý như ma cà rồng cảm xúc thì việc tạo ra bất kì phản ứng cảm xúc nào từ những người xung quanh bạn—ngay cả khi đó là sự phẫn nộ, thương hại, giận dữ hay căm ghét—đều rất đáng bõ công làm.

Nhu cầu quá mức về sự công nhận và chú ý chính là thứ đẩy mọi người tránh xa ma cà rồng cảm xúc ngay từ đầu. Việc không ngừng cần đến sự ghi nhận đã rút cạn năng lượng và sự kiên nhẫn của mọi người. Những cảm xúc thăng trầm, những thành công và thất bại đầy kịch tính, tất cả đều gây mệt mỏi và phần lớn những người đầy tự trọng không muốn chịu đựng chúng. Do đó, họ sẽ có một động thái rõ ràng là phớt lờ ma cà rồng cảm xúc sau khi gặp họ, do đó khẳng định lại với ma cà rồng rằng người khác thật xấu xa, rằng chẳng ai thích họ, họ là nạn nhân và phải, … đấy không phải là lỗi của họ.

2. TIN RẰNG VẤN ĐỀ CỦA HỌ KHÔNG PHẢI DO HỌ 

Hành vi đeo bám quá mức của ma cà rồng cảm xúc khiến người khác phản ứng tiêu cực và muốn tránh xa họ. Nhưng thay vì xem phản ứng tiêu cực của mọi người đối với họ là do lời nói và hành vi của họ mang tính xúc phạm hay vị kỷ, thô lỗ, mè nheo hay đáng ghét hay gây khó chịu, họ lại nghĩ rằng tất cả những người xung quanh họ đều là bọn khốn nạn, phân biệt chủng tộc, cố chấp, hợm hĩnh, bất nhã, lạnh lùng, v.v…

Sự kết hợp của những hành vi này khá quỷ quyệt. Nhu cầu về sự công nhận quá mức dẫn đến hành vi chống đối xã hội, từ đó dẫn đến phản ứng tiêu cực từ người khác, khiến ma cà rồng cảm xúc đổ lỗi cho mọi người và thậm chí còn tự coi mình là nạn nhân đáng thương, điều này dẫn đến nhu cầu về sự công nhận ngày càng nhiều hơn, rồi lại xuất hiện thêm nhiều hành vi chống đối xã hội hơn v.v…

Khả năng hợp lý hoá hành vi chống đối xã hội của một ma cà rồng cảm xúc có thể khá cuốn hút. Nó không chỉ đơn giản là phóng chiếu những đặc điểm tiêu cực lên người khác (ví dụ, “sếp sa thải tôi vì ông ta là một thằng khốn nạn,” chứ không phải vì “sếp sa thải tôi vì tôi gọi mọi người là đồ khốn sau lưng họ.”).

Những lời hợp lý hoá có thể đi xa hơn thế: tất cả đàn ông là những con thú chỉ muốn tình dục, tất cả đàn bà đều cho mình quyền cao ngạo, chẳng ai thực sự nhìn thấy con người thông minh/dí dỏm/ngầu lòi/quyến rũ/tử tế của tôi vì mọi người chỉ biết nghĩ đến bản thân họ. Trong khi đó, những người xung quanh ma cà rồng cảm xúc có thể thấy rất rõ rằng sở dĩ họ gặp khó khăn trong cuộc sống nhiều vậy là do thái độ tiêu cực và sự vị kỷ của họ.

Chỉ có duy nhất một kiểu người để bản thân đến gần một ma cà rồng cảm xúc: chính là những cá nhân có lòng tự trọng thấp. Bản thân họ quá rối loạn đến mức không nhận ra những ảnh hưởng tiêu cực mà hành vi của ma cà rồng gây ra cho họ, hoặc bản thân họ cũng là ma cà rồng cảm xúc luôn thèm khát những drama bất tận, sự chú ý và xem mình là nạn nhân. Một lần nữa, chúng ta thấy trong các mối quan hệ tình cảm, những thứ giống nhau sẽ thu hút nhau, và câu ngạn ngữ cổ này là sự thật: nếu tất cả những người bạn hẹn hò đều bị điên thì có lẽ chính bạn cũng đang bị điên.

3. THIẾU KHẢ NĂNG NHẬN THỨC VỀ BẢN THÂN

Người ta cho rằng đến một lúc nào đó ma cà rồng cảm xúc sẽ bắt đầu phát hiện ra mô thức mà họ đang sống—những hành vi nhất định dẫn tới những phản ứng nhất định từ người khác, những phản ứng này không dễ chịu, vì thế chúng ta nên xem xét lại hành vi và niềm tin của mình, rằng hằng số duy nhất trong tất cả các mối quan hệ của bạn là chính bạn, và nếu mọi mối quan hệ của bạn đều tệ hại thì có lẽ bạn nên bắt đầu với một thứ mà chúng đều có điểm chung.

Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng nó lại hiếm khi xảy ra với ma cà rồng cảm xúc. Họ không có khả năng thành thật với chính mình và nhận trách nhiệm cho cuộc sống của họ. Về mặt tâm lý mà nói, họ cần có một ‘con dê tế thần’—cho dù đó là đổ lỗi cho ngoại hình, phân biệt chủng tộc, âm mưu chống lại họ của công ty, cách mà bố mẹ chưa bao giờ đối xử đàng hoàng với họ, hay vô vàn niềm tin tự làm hại bản thân khác. Họ luôn tập trung vào bên ngoài đến nỗi họ chưa bao giờ phát triển được khả năng ngồi xuống để nhìn lại những suy nghĩ và cảm xúc của họ và suy xét giá trị của bản thân.

Ma cà rồng cảm xúc thường ghét ở một mình. Họ cũng có xu hướng gây ra xung đột nếu không có xung đột. Lý do là họ cần phải đánh lạc hướng bản thân, à…khỏi chính họ. Sự thiếu nhận thức này khiến trò chơi đổ lỗi của họ tiếp diễn. Trò chơi đổ lỗi tiếp tục tìm kiếm sự công nhận và sự chú ý. Và việc tìm kiếm sự công nhận và chú ý từ bên ngoài khiến tình trạng thiếu nhận thức về bản thân tiếp tục diễn ra.

Lại một vòng lặp luẩn quẩn chết tiệt.

CÁCH THOÁT KHỎI MÔ THỨC MA CÀ RỒNG CẢM XÚC

“Một người giàu lòng nhân ái sẽ thấy thế giới tràn ngập yêu thương, còn một người đầy thù địch sẽ thấy thế giới toàn là kẻ thù. Mọi người bạn gặp chính là tấm gương phản chiếu bản thân bạn” 

—KEN KEYES, JR.

Vì vậy, nếu bạn vẫn đang đọc bài này và nghĩ, “Ôi chết tiệt, đây chính là tôi. Tôi đúng là một tên khốn…” Hãy thư giãn. Bạn không phải là một tên khốn. Chỉ là bạn đã thiếu hiểu biết.

Và bạn có thể thay đổi mọi thứ. Bắt đầu nào.

BƯỚC 1: BẮT ĐẦU CHÚ Ý ĐẾN NHỮNG GÌ BẠN KIỂM SOÁT ĐƯỢC HƠN LÀ NHỮNG GÌ BẠN KHÔNG KIỂM SOÁT ĐƯỢC

Bạn không thể kiểm soát được liệu sếp bạn có phải là một tên khốn hay không, hay liệu mấy cô nàng ở các câu lạc bộ kiêu căng chảnh chọe thế nào, hay liệu đồng nghiệp của bạn có chung sở thích với bạn hay không. Vì thế, điều đó không thành vấn đề và bạn nên ngừng ngay việc bận tâm đến nó và đổ lỗi nó cho các vấn đề của bạn.

Hãy tự hỏi bản thân: bạn có thể kiểm soát điều gì? Bạn có thể kiểm soát hành vi của mình ở nơi làm việc. Vậy hãy bắt đầu từ đó. Bạn có thể kiểm soát năng suất của mình. Bạn có thể kiểm soát cách ăn mặc của mình khi ra ngoài. Hãy bắt đầu từ đó

Và nếu bạn thất bại vì điều gì đó hay ai đó, hãy bỏ qua chuyện đó đi. Điều đó không quan trọng. Hãy tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát.

BƯỚC 2: TẬP BIẾT ƠN VÀ QUÝ TRỌNG NHỮNG GÌ BẠN CÓ

Bất luận mọi thứ tồi tệ ra sao đối với bạn, khả năng là chúng cũng có thể dễ dàng trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Bạn có thể bị biến dạng về dung mạo, vô gia cư, không có cha mẹ, không được học hành, v.v.

Hãy đặt mục tiêu mỗi buổi sáng khi bạn thức dậy nhìn vào gương và nói một điều mà bạn biết ơn và cảm nhận điều đó. Đừng chỉ nói suông, hãy thực sự cảm nhận lòng biết ơn khi bạn nói ra.

“Tôi vô cùng biết ơn vì sự giáo dục tuyệt vời mà mình nhận được, nó mang lại cho tôi rất nhiều cơ hội mà hầu hết mọi người không có.” Chính nó. Điều đó không quá khó. Hãy chắc chắn rằng mỗi ngày bạn đều có một thứ gì đó khác để biết ơn.

BƯỚC 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC

Bắt đầu thực hiện những hành động tử tế ngẫu nhiên đối với bạn bè, gia đình và những người xung quanh bạn. Tôi biết ngay lúc này bạn đang run rẩy. Nhưng bạn nhận được những gì bạn cho đi, và sự công nhận bên ngoài mà bạn hằng khao khát suốt đời sẽ chỉ đến với bạn khi bạn bắt đầu công nhận người khác và làm điều đó một cách ngẫu nhiên.

Hãy thử nghiệm điều này. Mỗi ngày trong tuần, hãy thử thách bản thân thực hiện một trong những điều sau: khen ngợi ai đó, cảm ơn ai đó thân thiết với bạn hoặc tặng ai đó một món quà.

Những ví dụ đơn giản:

“Này Gina, chiếc váy của cậu hôm nay trông rất đẹp.”

“Mẹ ơi, con biết không phải lúc nào mẹ con mình cũng hợp nhau, nhưng con muốn cảm ơn mẹ vì tất cả những gì mẹ đã làm cho con.”

“Này Steve, ở căng tin đang có món đặc biệt nên tớ mua cho cậu này.”

Tôi biết mấy thứ này có vẻ uỷ mị, nhưng hãy thử làm đi. Và đừng mong đợi nhận lại được bất kì điều gì. Đây là phần quan trọng nhất. Ba ngày sau đừng quay lại và hét vào mặt bạn mình rằng: “Steve, thằng khốn này, sao mày chẳng mua gì cho tao cả! Khỉ thật, ai cũng ghét mình! Chẳng ai tốt với mình cả!”

Không… đừng làm thế. Dù bạn muốn làm thế. Nhưng hãy kiểm soát bản thân. Xin hãy kiểm soát bản thân.

Ba cách trên sẽ phá vỡ vòng lặp mà ba đặc tính đã trình bày trên kia tạo ra. Chỉ tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát buộc bạn phải bắt đầu chịu trách nhiệm về những gì xảy ra với mình. Tập biết ơn buộc bạn phải bước ra khỏi tâm lý nạn nhân hay đổ lỗi cho người khác và tìm kiếm sự công nhận. Thể hiện sự cảm kích sẽ khơi gợi được sự công nhận, quan tâm đích thực từ người khác thay vì sự chú ý hời hợt.

Và tất nhiên, thực hành ba điều này một cách có ý thức buộc bạn phải nhận thức rõ hơn về hành động và cảm xúc của chính mình. Điều này sẽ tạo ra một vòng phản hồi mới, tích cực hơn.

Tôi hình dung sẽ có vài người đọc đến đây rồi nghĩ rằng “Ôi trời ạ, có nhiều người thật thiếu hiểu biết. Bài viết hay đấy. Nhưng những vấn đề của tôi mới là thực tế. Tôi thực sự đang có những vấn đề mà mình không cách nào kiểm soát được. Ông tác giả này làm sao mà hiểu được. Làm gì có ai hiểu được đâu. Thôi đành vậy…”

Nếu bạn đang nghĩ như vậy, ở mức độ nào đó, thì tôi phải báo với bạn một tin buồn. Bạn là một trong số những ma cà rồng cảm xúc. Có lẽ bạn nên đọc lại bài viết này từ đầu, đến khi nó giúp được bạn.

Nguồn:

https://markmanson.net/are-you-an-emotional-vampire

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ  17

 26/04/2024 11:28:44 SA

Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình có thể đương đầu với mọi thử thách lớn trong cuộc đời, có thể giải quyết bất cứ điều gì đến với chúng.

Xem chi tiết 
Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?

Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?  15

 25/04/2024 11:27:07 SA

"Cuốn sách (hay bộ sách) của năm" với tôi trong năm ngoái (kéo dài sang năm nay), chính là bộ ba cuốn sách về tâm lý và tâm thần học xuất sắc của Neel Burton

Xem chi tiết 
Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng

Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng  16

 25/04/2024 11:27:06 SA

Khi không hài lòng với vợ (chồng), bạn bè hay đồng nghiệp, nhiều người sử dụng chiêu bài phớt lờ, "chiến tranh lạnh" để trừng phạt họ.

Xem chi tiết 
Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?

Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?  19

 25/04/2024 11:27:05 SA

Trong giai đoạn 10 năm, từ 45-55 tuổi, chúng ta gặp nhiều áp lực, đối mặt với các khó khăn, thách thức về thể chất, tâm lý và mối quan hệ.

Xem chi tiết 
Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng

Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng  16

 25/04/2024 11:27:04 SA

Người trưởng thành sẽ tập trung vào cách giải quyết vấn đề thay vì tranh cãi chỉ để khẳng định bản thân đúng.

Xem chi tiết 
Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân

Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân  119

 25/04/2024 11:27:03 SA

Chúng ta thường có xu hướng cau có, nổi giận với người thân trong khi lại dễ chịu hơn với người lạ. Nguyên nhân do đâu? Thử tìm hiểu xem tại sao chúng ta có loại tâm lý này nhé!

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2657
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2554
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3219
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2646
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2689
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...