Tội Phạm Bài viết

Cách để bạn vượt qua nỗi ám ảnh chủ nghĩa hoàn hảo

 11/04/2024 11:08:40 SA |  Admin |   86 lượt xem

(toipham.net) - Nghịch lý của chủ nghĩa hoàn hảo

Một người bạn của tôi từng tự hào tuyên bố rằng anh ta là người cầu toàn trong mọi cơ hội mà anh ta có. Nếu trong cuộc sống của anh ta có điều gì đó không đúng như mong đợi, anh ta gần như sẽ sửa chữa ngay theo phản xạ. Anh ta luôn đặt ra tiêu chuẩn cực kì cao đối với những gì anh ta cho là có thể chấp nhận, ngay cả với những người xung quanh và đặc biệt là với bản thân anh ta. Điều đó giúp những việc anh ta làm đạt kết quả tốt, nhưng lại khiến cho người khác khó chịu.

Anh ta nhận thức được là anh ta đang tự làm khó bản thân mình. Nhưng lúc nào anh ta cũng biện hộ rằng đó là vì anh ta muốn trở nên tốt hơn. Và anh ta khắt khe với người khác là bởi tấm lòng anh ta dành cho họ. Anh ta muốn những người anh quan tâm thành công trong cuộc sống.

Nhưng người bạn của tôi lại gặp phải một vấn đề:  anh ta lúc nào cũng nói không ngớt về việc đặt cho mình những tiêu chuẩn cao và muốn đạt được sự xuất sắc, bla, bla, bla - nhưng thực tế anh ta lại chẳng làm được gì nhiều. 

Anh ta dành hàng tháng trời cho các dự án mà không cho bất kì ai xem bởi vì chưa làm xong - điều đó có nghĩa chúng chưa hoàn hảo. Cuối cùng, anh ta từ bỏ gần hết các dự án đó. Rốt cuộc, tôi nhận ra rằng anh ta bỏ cuộc bởi vì anh ta đã đi đến bước mà anh ta ngộ ra những gì anh ta đã làm không thể hoàn hảo như ý muốn.

Anh ta tự dằn vặt bản thân hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm vì đã không làm đến cùng, hoặc vì quá ngu ngốc khi bắt đầu một việc không hiệu quả ngay từ đầu. Nhiều năm cuộc đời của anh ta cứ trôi theo dòng chảy, đều đặn nhưng nhàm chán của những dự định, kế hoạch, và tiến trình mà không đạt được một kết quả nào.

Đó là những gì chủ nghĩa hoàn hảo mang đến cho anh ta.

Cach de ban vuot qua noi am anh chu nghia hoan hao

Nghịch lý của chủ nghĩa hoàn hảo

Tôi nói trước là tôi không định khuyên các bạn hạ thấp tiêu chuẩn cả mình. Thực tế thì, tôi nghĩ chủ nghĩa hoàn hảo cũng có vai trò của riêng nó, cả trong công việc và trong cuộc sống cá nhân (tôi sẽ đề cập chi tiết sau).

Nhưng thật hài hước, những người theo chủ nghĩa hoàn hảo dường như lúc nào cũng đề phòng người khác chỉ ra hành vi vô lý của mình. Điều đó là do họ có xu hướng nghĩ rằng mọi người làm gì cũng dở tệ, vậy nên chẳng có lí do gì để nghe theo lời khuyên của họ cả. Đây chính là mặt trái của việc đặt ra những tiêu chuẩn cao: không một ai xứng đáng để họ lắng nghe. Vì vậy, những người theo chủ nghĩa hoàn hảo luôn phải cố gắng một mình.

Mỗi khi người bạn cầu toàn của tôi kể với tôi những khó khăn trong công việc mà anh ta gặp phải và tôi đề xuất cho anh ta một giải pháp, anh ta sẽ nghĩ ra đủ loại lí do tại sao giải pháp đó không hiệu quả và tại sao anh ta không thể chấp nhận sự thỏa hiệp trong tình huống đó. Sau đó thì, 6 tháng trôi qua và anh ta sẽ chẳng làm được gì.

 Nhà sáng lập Amazon - Jeff Bezos từng nói trong một bức thư gửi tới các cổ đông rằng ông tin một người có thể đưa ra quyết định tối ưu khi họ có 70% thông tin cần thiết. Ông ấy cũng nói thêm nếu có ít hơn 70% thông tin thì bạn có thể sẽ đưa ra một quyết định sai lầm. Nhưng khi bạn có nhiều hơn 70% thông tin, thì chắc chắn bạn đang lãng phí thời gian vào những thứ không có khả năng thay đổi kết quả.

“Nguyên tắc 70% “ của Bezos có thể được áp dụng trong nhiều tình huống. Đôi khi, tốt nhất là nên gửi đi một dự án khi đã hoàn thành xong 70%. Cũng như khi viết lách, tôi sẽ chuyển bản thảo cho biên tập khi mà tôi đã hoàn thành được 70%.

Mục đích của việc này đó là bạn có thể làm nốt 30% còn lại bất cứ lúc nào sau khi nộp. Bởi vì nếu bạn trông vào con số 100%, bạn sẽ không bao giờ làm được gì.

Chủ nghĩa hoàn hảo thích nghi và Chủ nghĩa hoàn hảo độc hại

Cần phải biết là không phải chủ nghĩa hoàn hảo nào cũng giống nhau.

Bên cạnh đó, không có gì sai khi đặt ra các tiêu chuẩn và mục tiêu cao.  Bạn nên chăm chỉ và nỗ lực để đạt được những điều mong muốn trong cuộc sống.

Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa chủ nghĩa hoàn hảo thích nghi và chủ nghĩa hoàn hảo độc hại. Theo chủ nghĩa hoàn hảo thích nghi, một người sẽ phấn đấu để đạt được sự hoàn hảo nhưng họ nhận thức được rằng không có gì là hoàn hảo. Ngược lại, chủ nghĩa hoàn hảo độc hại có nghĩa là bạn phấn đấu đạt đến sự hoàn hảo và không chấp nhận bất kì khuyết điểm nào.

Khi đó, chủ nghĩa hoàn hảo thực tế có nhiều dạng khác nhau.

Chủ nghĩa hoàn hảo hướng đến bản thân

Một số người cầu toàn kiên định với những tiêu chuẩn cao của họ (một cách lố bịch).

Điều này không có vấn đề gì nếu những người cầu toàn theo dạng này có thể tự giải quyết vấn đề theo các cách khác nhau khi mọi việc không diễn ra theo kế hoạch. Và dĩ nhiên là họ sẽ không làm như vậy. Họ sẽ nhụt chí đi giống như ngọn núi Vesuvius tan chảy trong cái nắng. Thậm chí hàng chục năm sau, họ vẫn không thể bỏ qua những lỗi lầm đáng xấu hổ trong quá khứ. Sự “tự vấn” cực kì quan trọng đối với hầu hết mọi việc họ làm,

Chúng ta có thể gọi những người như vậy là những người cầu toàn về bản thân.

Chủ nghĩa hoàn hảo hướng đến người khác

Một số người cầu toàn khác yêu cầu những người xung quanh họ phải tuân theo những tiêu chuẩn cực kì cao. Điều này sẽ không quá tệ nếu những người này chỉ đơn giản sử dụng tiêu chuẩn của họ để thúc đẩy mọi người làm tốt hơn, và “tốt hơn” là vừa đủ tốt.

Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy.  Những người này có những tiêu chuẩn khó tin đến mức không ai có thể thực hiện theo họ được. Và điều đó biến họ thành những kẻ ngốc.

Hãy nghĩ đến ông sếp quản lí vi mô lúc nào cũng nói đến việc bạn đã làm hỏng mọi thứ như thế nào (*khụ khụ* Steve Jobs *khụ khụ*) hay người mẹ hay phán xét về cân nặng của bạn, hay tên bạn trai khốn nạn bắt bạn kể về những kinh nghiệm 'ân ái' của bạn chỉ để đảm bảo rằng hắn ta có thể tin tưởng bạn. 

Chúng ta gọi những người như vậy là người cầu toàn về người khác.

Chủ nghĩa hoàn hảo theo xã hội.

Ngoài ra, còn có những người cầu toàn luôn nghĩ rằng người khác áp đặt những tiêu chuẩn cao không tưởng lên họ.

Những người này thường ở trong tình trạng hỗn độn. Họ không thể đưa ra quyết định để cứu vãn cuộc sống của mình bởi họ không chắc người khác sẽ nghĩ gì nếu họ mắc sai lầm. Thay vì tự phán xét bản thân, họ lúc nào cũng nghĩ rằng mọi người đang phán xét mình và họ đang không làm theo những gì người khác mong đợi.

Những người này đành bất lực, với lí do là tại sao phải bận tâm nếu họ không có lợi cho người khác? Chúng ta gọi những người này là người cầu toàn theo xã hội. 

Sự hoàn hảo trong một thế giới không hoàn hảo.

Tất nhiên, 3 kiểu người cầu toàn này cũng có điểm chung. Những người cầu toàn về bản thân thường đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân và người khác. Những người cầu toàn về người khác có thể lấy những điều họ coi là tiêu chuẩn xã hội để áp đặt lên thế giới xung quanh họ. Dù sao, những người đã quyết tâm theo chủ nghĩa hoàn hảo thường sẽ hướng tới một phong cách đặc trưng nào đó.

Xu hướng cơ bản đằng sau mỗi kiểu chủ nghĩa hoàn hảo đó là áp đặt những gì họ cho là  tiêu chuẩn về sự hoàn hảo lên bản thân hoặc người khác. 

Người cầu toàn với bản thân

--> áp đặt tiêu chuẩn lên chính bản thân họ

Người cầu toàn với người khác

--> áp đặt tiêu chuẩn của họ lên người và thế giới xung quanh họ

Người cầu toàn theo xã hội

--> áp đặt những gì họ coi là tiêu chuẩn xã hội lên bản thân họ.

Vấn đề phát sinh khi những gì bạn cho là tiêu chuẩn hay hoàn hảo lại không phù hợp với những gì bạn cho là thực tế.

Tôi muốn làm rõ một lần nữa: hoàn toàn không sai khi một người có tiêu chuẩn cao.

Tuy nhiên, nó trở nên sai khi mà họ áp đặt những tiêu chuẩn đó lên bản thân hoặc người khác mà không có năng lực hoặc sự hoài nghi về những điều nhảm nhí của chính bạn. Người cầu toàn dù thuộc kiểu nào đều có xu hướng sử dụng lối tư duy nhị nguyên, tất cả hoặc không gì cả: hoặc là thất bại, hoặc là thành công; thắng hoặc thua; đúng hoặc sai.

Trên thực tế, cuộc sống diễn ra ở điểm trung gian giữa hai thái cực của vấn đề. Và điều trớ trêu là, hầu hết những người cầu toàn chỉ muốn thế giới (bản thân họ, những người xung quanh, (v.v.) vận hành theo một cách nhất định, nhưng họ thậm chí còn không nhận thức được thế giới thực chất như thế nào.

Đánh bại chủ nghĩa hoàn hảo

Đối phó với chủ nghĩa hoàn hảo về bản thân và chủ nghĩa hoàn hảo về người khác có lẽ là đơn giản nhất. Những người cầu toàn kiểu này ít nhất tin rằng họ có khả năng kiểm soát bản thân và môi trường xung quanh, vì thế, họ tin rằng họ có thể thay đổi bản thân và người khác.

Với ý nghĩ đó, sau đây là quan điểm của tôi về việc đánh bay chủ nghĩa hoàn hảo hướng bản thân và hướng người khác.

Đối phó với chủ nghĩa hoàn hảo với bản thân.

Bạn phải học cách dễ tính với bản thân. Tôi biết phải có 8 triệu người đã nói với bạn như vậy rồi, nhưng mà hãy cứ nghe tôi nói đã.

Khác với những người cầu toàn với người khác, bạn có thể là một người luôn ủng hộ và cổ vũ gia đình và bạn bè của mình. Khi họ rơi vào mớ hỗn độn hay làm điều gì đó ngu ngốc, bạn sẽ không cười cợt và nhạo báng sự ngu ngốc của họ,

Bạn là người có lòng trắc ẩn. Bạn nhận ra rằng mọi người có thể mắc sai lầm, họ có những dự định tốt nhưng có thể vướng vào vô vàn rắc rối và may rủi, không ai trong chúng ta có thể thay đổi điều đó. Lòng trắc ẩn của bạn có thể giúp họ thấy tốt hơn. Nó mang đến cho họ cảm giác tự tin và an toàn rằng họ sẽ luôn được bạn ủng hộ và mọi thứ sẽ ổn cho dù chúng không hoàn hảo.

Bạn có thể ngạc nhiên nhưng, không chỉ với người khác, bạn cũng có thể làm điều đó với bản thân mình.

Hãy thử xem. Hãy xem bản thân mình như một người bạn. Hãy tưởng tượng cái sai lầm đang dần bào mòn bạn là sai lầm của một người bạn thân hay một người trong gia đình của bạn. Bạn sẽ nói những gì với họ? Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi nghe những sai lầm của họ? Hãy thử làm điều đó với chính mình.

Đối phó với chủ nghĩa hoàn hảo hướng đến người khác

Bạn cần nhận ra rằng những tiêu chuẩn quá đáng của bạn đang tạo ra khoảng cách giữa bạn và những người thân yêu xung quanh.

Hãy nhận ra rằng bạn không hẳn là một người xuất sắc khi tiến đến sự hoàn hảo - thực tế bạn chỉ là một tên khốn. Bạn luôn làm hỏng việc, và những người xung quanh luôn phải chịu đựng và tha thứ cho bạn - điều mà bản thân bạn vẫn chưa học được.

Đối phó với chủ nghĩa hoàn hảo theo xã hội

Người cầu toàn theo xã hội là một vấn đề hoàn toàn khác. 

Họ cảm thấy bất lực với hoàn cảnh của mình. Mọi người cố tình làm khó họ, đẩy cho họ những kì vọng không tưởng và hướng sự phán xét về phía họ. Họ có thể nhìn thấy sự trịch thượng và phán xét trong những câu nói bình thường nhất. Họ cho rằng đó là điều tồi tệ nhất trong tương tác xã hội. Họ bị tra tấn bởi cảm giác xấu hổ và không được yêu mến. 

Nếu bạn cảm thấy điều này như đang nói về bạn, thì tôi muốn thử thách bạn, ngay từ bây giờ, hãy chịu trách nhiệm với mọi việc xảy ra trong cuộc sống của bạn. Tôi gọi điều này là niềm tin cơ bản.

Trước khi bạn nói: “ Nhưng mà Mark, thật sự không phải lỗi của tôi, thế giới này là như vậy! Làm sao tôi có thể chịu trách nhiệm cho việc đó được?” Hãy nhớ rằng chịu trách nhiệm khác với đổ lỗi cho điều gì đó. 

Chủ nghĩa hoàn hảo theo xã hội rơi vào cái bẫy mà tôi gọi là “đóng giả nạn nhân”, khi đó việc coi mình là nạn nhân của những lời phán xét là cách để bạn cảm thấy mình quan trọng.

Khi trở thành nạn nhân, bạn sẽ cảm thấy mình đặc biệt và được chú ý theo cách nào đó. Những người không ngừng tưởng tượng họ là nạn nhân sẽ cảm thấy mình đặc biệt và quan trọng, cho dù thực tế là họ đang làm tổn thương chính mình.

Hoàn hảo chính là không hoàn hảo

Giải pháp cuối cùng không phải là loại bỏ chủ nghĩa hoàn hảo, mà là định nghĩa lại cách hiểu của bạn về khái niệm “hoàn hảo”.

Sự hoàn hảo không nhất thiết phải là một kết quả. Mà sự hoàn hảo có thể là một quá trình. Sự hoàn hảo có thể là hành động cải thiện những điều chưa tốt, không phải là lúc nào cũng phải làm cho đúng. Hãy nỗ lực vì những điều to lớn. Nỗ lực vì chất lượng. Thậm chí nỗ lực vì sự hoàn hảo. 

Tuy nhiên, hãy hiểu rằng những gì trong đầu bạn, những cảnh mộng tươi đẹp về cách mọi thứ nên diễn ra, đều không phải sự hoàn hảo. Hoàn hảo là quá trình loại bỏ những điều chưa hoàn hảo, đạt được điều gì đó, rồi bị chỉ trích, thất bại, và sau đó cải thiện cho tốt hơn. Đây là một kiểu chủ nghĩa hoàn hảo mới - hoàn hảo nhưng không hoàn hảo, là dạng thực tế của chủ nghĩa hoàn hảo. Và nó sẽ không khiến bạn hoặc những người xung quanh điên cuồng theo đuổi. 

Và tôi dám nói rằng, bằng cách này chủ nghĩa hoàn hảo sẽ trở nên hữu ích.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

Tác giả: Mark Manson

Bài gốc: How to Get Over Perfectionism 

Dịch Giả: Thanh Uyên - Nguồn: ToMo - Learn Something New

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ  21

 26/04/2024 11:28:44 SA

Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình có thể đương đầu với mọi thử thách lớn trong cuộc đời, có thể giải quyết bất cứ điều gì đến với chúng.

Xem chi tiết 
Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?

Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?  21

 25/04/2024 11:27:07 SA

"Cuốn sách (hay bộ sách) của năm" với tôi trong năm ngoái (kéo dài sang năm nay), chính là bộ ba cuốn sách về tâm lý và tâm thần học xuất sắc của Neel Burton

Xem chi tiết 
Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng

Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng  21

 25/04/2024 11:27:06 SA

Khi không hài lòng với vợ (chồng), bạn bè hay đồng nghiệp, nhiều người sử dụng chiêu bài phớt lờ, "chiến tranh lạnh" để trừng phạt họ.

Xem chi tiết 
Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?

Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?  22

 25/04/2024 11:27:05 SA

Trong giai đoạn 10 năm, từ 45-55 tuổi, chúng ta gặp nhiều áp lực, đối mặt với các khó khăn, thách thức về thể chất, tâm lý và mối quan hệ.

Xem chi tiết 
Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng

Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng  20

 25/04/2024 11:27:04 SA

Người trưởng thành sẽ tập trung vào cách giải quyết vấn đề thay vì tranh cãi chỉ để khẳng định bản thân đúng.

Xem chi tiết 
Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân

Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân  123

 25/04/2024 11:27:03 SA

Chúng ta thường có xu hướng cau có, nổi giận với người thân trong khi lại dễ chịu hơn với người lạ. Nguyên nhân do đâu? Thử tìm hiểu xem tại sao chúng ta có loại tâm lý này nhé!

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2660
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2557
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3220
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2647
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2690
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...