Khi ta tìm cách nhanh chóng để cho một người bạn của mình một tín hiệu ngầm, rằng cả hai không còn thích hợp để làm bạn với nhau nữa, trên cả thực tế lẫn lý thuyết, ta phải đối mặt với một trở ngại. Vấn đề thực tế thì rõ ràng là rất dễ giải quyết. Trọng tâm của chuyện này chính là cậu phải nhìn nhận được rằng, chẳng ai ép cậu phải hạ mình, nhẫn nhịn mãi trước yêu cầu của bất kì ai khác.
Có một giả định đặc biệt trong cộng đồng, rằng người tốt luôn muốn duy trì các mối quan hệ trong xã hội của họ. Một người một khi đã là bạn, thì mãi mãi là bạn – nếu cậu nhìn thấy bất kì một đức tính tốt và danh dự ở họ. Nhưng mức độ gắn bó ấy cũng thật hoang đường vì cuối cùng nó sẽ tự đặt dấu chấm hết cho chính nó. Tình bạn đẹp cần được bồi đắp từ cả hai phía, và sẽ là hiểu hoàn toàn sai khi cho rằng đó là những bản giao ước kéo dài hết cả đời người không thể bị hủy bỏ trong danh dự.
Hãy thử tưởng tượng ra một tình bạn đã được nuôi nấng qua vài thập kỷ. Những người bạn tốt bụng, đã cùng bạn chia sẻ nhiều niềm vui; vào một thời điểm nào đó, hai bên thực sự gắn bó qua những năm học trò, những câu chuyện yêu đương khó khăn bi thảm. Nhưng cuộc sống hối hả quay, những cuộc chuyện trò với họ dần nhạt nhòa, và cậu đang tập trung vào bản thân nhiều hơn.
Hãy nhớ lấy một điều quan trọng, rằng quên mất một người không nhất thiết là bởi vì ấn tượng của cậu về họ đã xấu đi; ta có thể yêu mến một người, nhưng vẫn vì nhiều lý do mà không còn muốn gặp gỡ nữa. Các bậc phụ huynh khôn ngoan luôn biết tầm quan trọng của việc không trói buộc chặt chẽ đứa trẻ của họ với những tính cách, sở thích mà nó có ở một độ tuổi xác định. Một đứa trẻ năm 11 tuổi và chính nó vào năm 14 tuổi, đâu nhất thiết phải có cùng một kiểu suy nghĩ, tính cách? Và rồi câu chuyện xảy ra giữa tuổi 40 và tuổi 80 cũng thế. Bạn bè không phải đồ chơi, không phải những cuốn sách tội phạm học đầy tranh vẽ, nhưng một phần có họ bên cạnh chính là cách để cậu trưởng thành, và có thể bởi vì sự hiện diện của họ đã khiến ta đi lệch khỏi con đường mà ta muốn, nên ta cần phải chia tay người bạn đồng hành ấy trong hòa bình. Ý niệm muốn chấm dứt tình bạn không nhất thiết phải bắt nguồn từ việc có những kẻ thứ ba ngẫu nhiên chen vào, hoặc là từ sự hợm hĩnh vô cảm, đôi khi nguyên nhân đơn giản nảy sinh từ một nhận thức, rằng ta đã không còn là ta của ngày xưa nữa rồi.
Một phần của vấn đề mà cậu không cần phải cảm thấy tội lỗi, đấy là cả hai cứ đi cùng nhau, nhưng đã không còn muốn nói cho nhau nghe những gì bản thân đang suy nghĩ nữa rồi. Có thể là do đột nhiên họ không thể nghe được, có thể là do cậu bỗng dưng không muốn than vãn vì để giữ lịch sự, nên sau đó bắt đầu chống chế một cách bối rối. Trong khi thâm tâm ta tự bịa ra một lý do vì sao mình nên tiếp tục gặp gỡ người đó, thì phản ứng của cơ thể chính là bằng chứng sáng suốt nhất, là manh mối để ta nhận ra rằng, người kia không được “chào đón”. Do đó, cậu hãy tập cách tự tin về bản thân hơn, dẫu cho lúc bé chưa ai chỉ dạy cậu tự tin như thế, tự tin rằng mình không có nghĩa vụ phải luôn luôn thực hiện mong ước của người khác.
Còn với vấn đề thực tế, để đáp lại lời mời “Tháng tới có rảnh rỗi thì hãy cùng nhau đi chơi, được không?” từ một người bạn, thì hãy trả lời bằng một động thái nước đôi. Ta nhẹ nhàng thoát khỏi nỗi buồn, thu nhặt lại những kí ức vui vẻ, cảm động và ấm áp về tình bạn, nhất là vào thời gian đầu khi tình bạn chớm nở (có thể là từ nhiều năm về trước)
“Cảm ơn về lời nhắn nha. Mình vừa nhớ về cái khoảng thời gian năm nhất của đại học, khi bọn mình lái chiếc xe của mẹ cậu ra ngoài biển để hóng gió cả đêm, luyên thuyên về việc bọn mình ghét trường học ra sao và về nỗi cô đơn sâu thẳm trong lòng hai đứa. Mình nhớ lại cái lều bé bé ngoài biển đó, nơi chúng ta đã cùng nhau dùng món trứng chiên và cốc trà ngọt. Đêm đó thật tuyệt vời. Chắc là cũng gần ba mươi năm trước, phải không? Mọi thứ bây giờ thật khác quá.”
Từng lời ôn lại kỉ niệm xưa sẽ gợi nhắc cho cả hai nhớ, vì sao chúng ta trở thành bạn bè. Chúng là minh chứng cho người kia thấy, cậu sẽ mãi không quên mất họ, rằng từng chi tiết nhỏ đều được cậu cẩn thận cất giữ trong lòng, rằng họ rất quan trọng với cậu. Đồng thời, những câu chuyện này nhắc nhở rằng cốt lõi của tình bạn nằm ở thời điểm rất xa xôi. Những điều thực sự quý giá ấy đã trôi qua từ rất lâu rồi. Thông điệp này nhẹ nhàng nhắc nhở họ rằng bạn đã khác đi rất nhiều so với ngày đó.
Nhưng cũng hãy cố tác động họ mạnh mẽ thêm chút nữa. Hãy giữ cho thái độ của cậu thật gọn ghẽ, mang chút sắc thái bí ẩn và quả quyết. Vậy, để trả lời cho lời mời của người bạn ấy, cậu có thể đơn giản nói rằng:
“Nhưng thật tiếc là mình không thể đến được”
Người ta không thể nào không nắm được vấn đề trong câu trả lời này. Nó không mang ý giận dữ, cũng không mang ý vô cảm. Chỉ là một quyết định rất rõ ràng. Câu trả lời này không hề mang ý tàn nhẫn rằng: đã đến lúc ta phải giải thoát cho cả hai, để ra đi và từ đó về sau có thể tìm kiếm một chân lý tốt đẹp hơn, một tình bạn sâu sắc hơn!
Dịch: Anne
Nguồn: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/how-to-end-a-friendship/
Nguồn: A Crazy Mind
Theo tamlyhoctoipham.com