Bạn có áp lực phải kiếm được nhiều tiền hơn không? Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy vậy. Hầu hết chúng ta đều mưu cầu tiền bạc. Một số người làm điều đó để nâng cao địa vị và mua được nhiều thứ đắt tiền hơn. Một số khác làm điều đó để có thể đi du lịch. Cũng có nhiều người như tôi, lớn lên trong cảnh thiếu thốn nên quyết tâm không bao giờ sống trong nghèo khổ nữa. Lý do mưu cầu tiền bạc là gì không quan trọng, chúng ta đều cần tiền bạc theo cách này hay cách khác.
Người giàu không bao giờ có đủ, người nghèo luôn thiếu thốn. Cuộc sống tồn tại đầy rẫy bất công. Nhưng mưu cầu tiền bạc không hẳn là xấu miễn là bạn làm điều này một cách trung thực. Epictetus từng nói, "Nếu bạn có thể kiếm tiền mà vẫn giữ được sự trung thực, đáng tin và đàng hoàng, hãy làm đi."
Quan điểm của Chủ nghĩa Khắc Kỷ là:
- Tiền bạc quan trọng.
- Chúng ta cần tiền của để trở thành một thành viên thuộc cộng đồng.
- Mang lại giá trị cho cộng đồng là một điều tốt.
- Và những gì tạo nên giá trị cho cộng đồng thường tạo ra nhiều tiền hơn.
- Nhưng ta không thể có ích với cộng đồng nếu trở nên “vô liêm sỉ và tội phạm tham nhũng”.
- Đó là lý do tại sao còn có những điều quan trọng khác trong cuộc sống.
- Những điều như sự đáng tin cậy, tính chính trực và việc giữ vững phẩm cách của bạn.
Hãy nhìn xem, chúng ta không thể nói rằng phẩm cách của chúng ta quan trọng hơn tiền bạc. Tại sao mọi người lại bị ám ảnh bởi việc xếp hạng mọi thứ? Trong các mối quan hệ, người ta thường nói những câu như “Bạn bè của anh quan trọng hơn tôi”.
Đó không phải cách tôi nhìn cuộc sống. Có những điều quan trọng. Và có những điều không quan trọng. Tôi đảm bảo rằng mình luôn coi trọng điều quan trọng hơn điều không quan trọng.
Kiếm tiền? Quan trọng. Trung thực? Cũng quan trọng. Điều đó có nghĩa là: Hãy kiếm tiền một cách chân chính và đối xử tốt với những người bạn tiếp xúc.
Đây là một ví dụ khác. Đối tác của tôi? Quan trọng. Gia đình tôi? Cũng quan trọng. Điều đó có nghĩa là: Hãy dành thời gian cho cả hai, chân thành và luôn tôn trọng mọi người.
Không cần phải xếp hạng mọi thứ trong cuộc sống. Bạn có thể coi trọng mọi thứ như nhau. Hoặc có thể coi trọng một điều hơn phần còn lại. Hãy nghĩ về những người mù quáng mưu cầu tiền bạc và hy sinh các mối quan hệ, sự chính trực và phẩm cách của họ.
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett từng nói, “Mất 20 năm để xây dựng danh tiếng và chỉ năm phút để phá hủy nó.” Điều đó đúng đến mức nào? Khi bạn lừa dối người khác, họ sẽ không bao giờ tin tưởng bạn nữa. Mở tờ Wall Street Journal và bạn có thể đọc câu chuyện khác về việc một CEO sa thải nhân viên qua Zoom hoặc cách một nhà quản lý khiến quỹ đầu tư trị giá hàng triệu đô-la “sụp đổ”. Đây là điều tôi gọi là mưu cầu tiền bạc một cách mù quáng.
Khi bạn vứt bỏ nhân cách và danh tiếng của mình để có cơ hội kiếm được vài đồng, bạn đang đùa với lửa. Thật sự không đáng. Khi bạn đánh mất chính mình, bạn chính xác đang: Mất trí. Không ai tỉnh táo lại hy sinh hạnh phúc của mình để có thêm nhiều tiền. Điều này cũng đúng với các mối quan hệ. Một số người nghĩ nếu họ trở nên giàu có, gia đình và bạn bè của họ sẽ được hưởng lợi phần nào. Chà, điều đó có thể đúng trong tâm trí của bạn, nhưng không phải trong đời thực.
Bạn có thể mặc sức tưởng tượng về những ngày sống trong giàu sang. Nhưng bạn không bao giờ có thể đưa ra kết luận, “Tiền là quan trọng nhất,” vì chuyện đó là không thể. Tiền bạc quan trọng. Nhưng cũng có rất nhiều thứ khác cũng quan trọng. Đơn giản chỉ cần ưu tiên tất cả những điều quan trọng. Và nếu bạn không giàu có và vẫn sống bình thường? Ít nhất bạn vẫn giữ được phẩm cách và nhân cách của mình. Điều đó khá hiếm thấy trong thế giới ngày nay.
—
Tìm hiểu thêm về việc rèn luyện, thực hành Triết học trong đời sống hàng ngày qua cuốn sách tội phạm học "Suy Tưởng: Bản dịch từ Andy Lương" – tập hợp những chiêm nghiệm của "vị vua kiêm triết gia" Marcus Aurelius.
L!nk đặt sách tội phạm học: https://shope.ee/7UoYgxLKUc
—
Dịch từ bài viết “On the deadly pursuit of money” của Darius Foroux.
Theo tamlyhoctoipham.com