Vì nếu ai đó quá thông minh, thì những người không thông minh bằng họ sẽ cảm thấy tự ti. Ngược lại, những người thông minh lại cảm nói chuyện với những người không thông minh bằng họ sẽ không thú vị.
Tại sao chúng ta yêu thích người khác?
Tính cách và vẻ bề ngoài là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ chúng ta thích một người.
Ngoài ra có một yếu tố khác, đó là trí thông minh. Có một giả thiết cho rằng mọi người thường thích những người thông minh hơn họ, vì những người đó khi nói chuyện biết cách làm cuộc hội thoại thú vị hơn. Tuy nhiên, có người lại cho rằng trong một cuộc hội thoại những người tham gia đều có vai trò như nhau. Vì nếu ai đó quá thông minh, thì những người không thông minh bằng họ sẽ cảm thấy tự ti. Ngược lại, nhưng người thông minh lại cảm nói chuyện với những người không thông minh bằng họ sẽ không thú vị.
Ảnh: Symbolic image
pixabay.com
Người thông minh dễ được yêu mến hơn?
Tuy nhiên, trước đây chưa có ai nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa thông minh và sự yêu thích. Do đó, gần đây một nhóm các nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu về mối quan hệ này.
Trong quá trình nghiên cứu, Maria Flakus và nhóm của cô đã phân tích dữ liệu thu thập được từ các học sinh trung học ở Ba Lan. Các học sinh được kiểm tra bằng cách sử dụng một bài kiểm tra trí thông minh tiêu chuẩn. Đồng thời những học sinh này cũng được yêu cầu viết ra tên những bạn học mà chúng yêu mến. Các nhà nghiên cứu còn cho phép chúng chọn thoải mái và không giới hạn số lượng.
Cuộc nghiên cứu được tiến hành theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Trong tháng đầu tiên khi các em học sinh chưa hiểu rõ về nhau.
- Giai đoạn 2: Sau 3 tháng khi họ bắt đầu quen nhau.
- Giai đoạn 3: Sau 12 tháng khi các bạn học sinh đã hiểu rõ về nhau.
Mối quan hệ giữa trí thông minh và sự yêu thích
Kết quả của cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng thông minh ảnh hưởng đến cả việc thích và được thích. So với những bạn học khác, những học sinh thông minh được các bạn cùng lớp yêu mến nhiều hơn. Và, những học sinh thông minh cũng có xu hướng thích những người thông minh hơn chúng, chứ không thích những người có trí thông minh thấp hơn.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, hiệu ứng thích người khác do trí thông minh hoạt động mạnh nhất lần thử nghiệm đầu tiên. Sau đó tầm ảnh hưởng của trí thông minh kém dần theo thời gian. Điều này chứng tỏ theo thời gian, tầm quan trọng của trí thông minh trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội giảm dần và các yếu tố khác trở nên quan trọng hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng sở thích sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến việc chúng ta yêu thích một người thay vì trí thông minh.
Tuy nhiên, hiệu ứng thích người khác do trí thông minh hoạt động cực mạnh ở những học sinh thông minh. Trong 3 giai đoạn làm nghiên cứu, đối với những học sinh thông minh, mặc dù hiệu ứng này có yếu đi nhưng không đáng kể. Những học sinh này vẫn chỉ thích những bạn học thông minh giống họ. Do đó các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng điều này có thể dẫn đến việc những học sinh thông minh bị người khác cô lập hoặc thậm chí có thể bị mọi người xa lánh.
Tài liệu tham khảo
Maria Flakus, Barnaba Danieluk, Lidia Baran, Katarzyna Kwiatkowska, Radosław Rogoza, Julie Aitken Schermer (2021). Are intelligent peers liked more? Assessing peer-reported liking through the network analysis. Personality and Individual Differences, 177, 110844.
Mộc Dương
Theo Psychology Today
Theo tamlyhoctoipham.com