Tội Phạm Bài viết

Dành Cho Những Ngày Tâm Trạng Trống Rỗng

 15/09/2023 4:17:26 SA |  Admin |   106 lượt xem

(toipham.net) - Bạn đang cảm thấy trống rỗng? Yên tâm, bạn không phải là người duy nhất như vậy đâu.

Bạn đang cảm thấy trống rỗng? Yên tâm, bạn không phải là người duy nhất như vậy đâu. Nhiều người trải qua cảm xúc này theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy trống rỗng khi điều gì đó đang bị vụt khỏi cuộc đời bạn. Cụ thể, đó có thể là sự hẫng hụt khi một người yêu thương rời bỏ ta hoặc qua đời. Hoặc khi ta “dần dần bỏ rơi bản thân, không còn lắng nghe những hy vọng và khát khao của mình nữa”. Bạn có thể bỏ rơi bản thân một cách vô ý và thậm chí không nhận ra được điều đó vì mải gồng mình theo đuổi sự hoàn hảo hoặc sự hài lòng của người khác. Bỏ bê bản thân cũng có thể xảy ra khi bạn quá mải mê tập trung vào công việc. Ví dụ như thiếu vận động hoặc ngủ không đủ giấc. Điều này có thể làm nảy sinh những lo âu, trầm cảm, cảm giác tội lỗi và xấu hổ - theo  Kaitlyn Slight, một nhà tham vấn hôn nhân gia đình ở Raleigh, N.C.

Những bệnh nhân mà Slight trợ giúp cũng thường nhắc đến cảm giác tê liệt hoặc cô đơn. Họ nói rằng công việc của họ không khiến họ thỏa mãn, họ cảm thấy thất bại, những mối quan hệ thì không trọn vẹn và chẳng có gì khơi gợi được hứng thú trong họ.

Nhà tham vấn tâm lý Ashley Eder ở Boulder, Colo cũng chia sẻ rằng nhiều bệnh nhân mắc Trầm cảm chia sẻ rằng họ thấy trống rỗng (thay vì buồn rầu). “Cảm xúc trống rỗng này thì lại đến từ việc bàng quan, không hứng thú đối với nhiều thứ, cảm thấy chẳng thể được ‘lấp đầy’ bởi bất cứ thứ gì”

Nếu bạn cảm thấy trống vắng thường xuyên, việc đi đến gặp một nhà tham vấn tâm lý có thể giúp ích. Cụ thể, bạn nên được đánh giá sàng lọc để phát hiện xem có Trầm cảm hay không. Cách xử lí cảm xúc trống rỗng phụ thuộc rất nhiều vào tác nhân tạo ra nó. Sau đây là một số gợi ý từ Eder và Slight:

Danh Cho Nhung Ngay Tam Trang Trong Rong

1. Nhẹ nhàng chấp nhận sự trống rỗng

Nếu một ngày nào đó sự trống vắng lại ghé đến và trú ngụ trong bạn, hãy đón nhận và chấp nhận sự tồn tại của nó, hãy nhẹ nhàng với bản thân. Đừng trách cứ bản thân bởi vì cảm xúc không mong muốn này. Cũng đừng chối bỏ hay cố thay đổi cảm xúc hiện tại của mình.

Nếu cảm giác trống vắng này đến từ việc mất đi một người thân yêu, đừng căm giận bản thân vì đã không thể vượt qua nỗi đau đó sau nhiều năm. “Bởi vì mất đi người mình yêu thương là một nỗi đau rất lớn, mặc dù nó sẽ nguôi ngoai theo thời gian, nhưng sẽ không bao giờ là hoàn toàn ‘ổn’ cả, không gì có thể lấp đầy vị trí của một người quan trọng khi họ rời đi…Trong trường hợp này, bạn có thể cố gắng học cách sống cùng nỗi trống vắng trong lòng”

Eder cũng chia sẻ thêm rằng, đôi khi, những cái hố của sự trống vắng được hình thành bởi sự thiếu hụt tình cảm trong quá trình trưởng thành của một cá nhân. Điều này không có nghĩa rằng gia đình không yêu thương bạn. “Chỉ là có những cách yêu thương và chăm sóc bị thiếu mất vài yếu tố, tạo ra những khoảng trống khó bù đắp lại được.”

Chúng ta nên trò chuyện với bản thân với lòng trắc ẩn. Ví dụ như “Cảm giác cô đơn này thật không dễ chịu gì phải không?” hay “Đúng vậy, đúng là mình cần có thêm một ít yêu thương”

2. Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn

Slight nói rằng: “Đừng vội vàng tìm kiếm sự khỏa lấp từ thế giới bên ngoài. Thay vì lấp đầy khoảng trống trong lòng chất kích thích, bia rượu, ti-vi, game,… thì hãy nhìn vào trong sâu thẳm mình và dành nhiều sự chú ý cho nội tâm hơn.

Bạn nên dành thời gian khám phá những khao khát, nỗi sợ, những hy vọng và ước mơ của chính mình. Điều này giúp bạn tạo ra nhiều ý nghĩa hơn cho cuộc sống hằng ngày và tương lai của bạn.

Bởi vì mỗi hoạt động sẽ có tác động khác nhau đối với mỗi người, nên bạn có thể thử ngồi thiền, viết lách, hoạt động thể thao, vận động để tìm ra hoạt động giúp mình tập trung vào bản thân hiệu quả nhất.

“Ban đầu bạn có thể thấy hơi khó chịu. Nhưng càng dành thời gian, năng lượng và sự quan tâm cho bản thân, bạn càng ít phải trải qua những cảm giác trống rỗng”

3. Khám phá cảm xúc hiện tại

Hãy đặt đồng hồ đếm ngược trong 5 phút và sau đó ghi lại cảm xúc vừa trải qua. Đó không cần phải là những cảm xúc mãnh liệt. Bạn có thể viết những từ như ‘buồn chán’, ‘bị phân tâm’ hay ‘tò mò’,… Nếu việc đọc tên cảm xúc quá khó khăn, hãy nhờ Google trợ giúp với từ khóa “feelings list”

Một cách khác là chọn một bộ phận trên cơ thể bạn, ví dụ như tay hay đầu, và “trải nghiệm những cảm giác khác nhau với bộ phận đó như cảm giác về nhiệt độ, lực căng, chuyển động,…”

“Bằng cách tập luyện những bài tập về trải nghiệm cảm xúc và cảm giác ngắn hạn, bạn sẽ dần mở rộng giới hạn chịu đựng để chịu được những cảm xúc mạnh hơn trong một khoảng thời gian dài hơn.”

4. Khám phá cảm giác trống vắng

Chúng ta có thể thử khám phá những câu hỏi dưới đây. Có thể thực hiện việc này trong lúc viết nhật ký, đi dạo hay uống một tách trà.

Tôi vẫn còn hay phán xét bản thân hoặc so sánh mình với người khác?

Tôi có thường nói những lời tích cực với mình không?

 Hay ngược lại, tôi thường tập trung hơn vào những thất bại của bản thân và dành cho mình những từ như “ngu ngốc” hay “xấu xí”?

 Những cảm xúc của tôi có được xem trọng trong các mối quan hệ? Hay tôi vẫn quen phớt lờ và coi nhẹ nó?

 Tôi có tích cực chăm sóc những nhu cầu thể chất và sức khỏe của mình?

 Tôi có thường giấu nhẹm cảm xúc của mình bằng cách cố hành xử bình thường hoặc sử dụng chất kích thích?

 Tôi có thường chỉ tập trung vào những nhu cầu của người khác mà quên đi bản thân?

 Tôi đang cố gắng như vậy để chứng minh điều gì (hay thắng được điều gì)?

 Tôi có đang trách móc hay đổ lỗi cho bản thân vì những việc nằm ngoài tầm kiểm soát của mình?

 Tôi có dành cho bản thân lòng trắc ẩn mà tôi thường dành cho những người bạn thân hoặc gia đình của mình?

 Tôi có quyết đoán trong những quyết định của mình hay tôn trọng những ý nghĩ thầm kín của mình không?

5. Khen ngợi bản thân

Nhiều người trong số chúng ta, thời thơ ấu, đã dùng cảm giác trống rỗng bảo vệ bản thân khỏi việc bị choáng ngợp. “Trong trường hợp, hãy tự tặng cho bạn một lời khen vì đã nghĩ ra được một giải pháp hiệu quả để thích nghi ngay từ khi còn quá nhỏ và yếu đuối.”

Còn bây giờ, hãy từ từ mở cánh cửa tâm hồn cho cảm xúc bước vào. “Bạn cần bắt kịp những cảm xúc mình đã bỏ lỡ. Và bạn không cần phải quá vội vàng thay đổi cách thích nghi cũ của bản thân”

Cảm giác trống rỗng có thể đưa chúng ta đến những suy nghĩ tiêu cực, ví dụ như “cuộc sống này thật chán” hay “chẳng còn hy vọng nào cho tôi cả”. Tham vấn tâm lý có thể giúp bạn khám phá ra những nguyên nhân ẩn sâu dưới những cảm xúc của bạn và “giúp bạn giành lấy quyền quyết định cho bản thân mình và tạo ra những thay đổi tích cực.”

Thừa nhận và chấp thuận sự tồn tại của cảm giác trống rỗng là một việc cần thiết. Việc khoan dung và trắc ẩn với bản thân cũng vậy. Như Slight đã nói: “Dù bạn đang trải qua một mối quan hệ sóng gió, mất mát hay cảm thấy mất động lực và ý nghĩa sống, hãy nhớ rằng bạn xứng đáng có một cuộc sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn.”

Dịch: Lyo Kiu

Nguồn: https://psychcentral.com/blog/stop-feeling-empty

Nguồn: A Crazy Mind - Ybox.vn 

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ  13

 26/04/2024 11:28:44 SA

Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình có thể đương đầu với mọi thử thách lớn trong cuộc đời, có thể giải quyết bất cứ điều gì đến với chúng.

Xem chi tiết 
Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?

Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?  11

 25/04/2024 11:27:07 SA

"Cuốn sách (hay bộ sách) của năm" với tôi trong năm ngoái (kéo dài sang năm nay), chính là bộ ba cuốn sách về tâm lý và tâm thần học xuất sắc của Neel Burton

Xem chi tiết 
Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng

Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng  11

 25/04/2024 11:27:06 SA

Khi không hài lòng với vợ (chồng), bạn bè hay đồng nghiệp, nhiều người sử dụng chiêu bài phớt lờ, "chiến tranh lạnh" để trừng phạt họ.

Xem chi tiết 
Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?

Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?  13

 25/04/2024 11:27:05 SA

Trong giai đoạn 10 năm, từ 45-55 tuổi, chúng ta gặp nhiều áp lực, đối mặt với các khó khăn, thách thức về thể chất, tâm lý và mối quan hệ.

Xem chi tiết 
Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng

Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng  12

 25/04/2024 11:27:04 SA

Người trưởng thành sẽ tập trung vào cách giải quyết vấn đề thay vì tranh cãi chỉ để khẳng định bản thân đúng.

Xem chi tiết 
Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân

Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân  115

 25/04/2024 11:27:03 SA

Chúng ta thường có xu hướng cau có, nổi giận với người thân trong khi lại dễ chịu hơn với người lạ. Nguyên nhân do đâu? Thử tìm hiểu xem tại sao chúng ta có loại tâm lý này nhé!

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2652
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2549
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3211
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2639
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2624
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...