Tội Phạm Bài viết

Điều Gì Khiến Ta Trở Thành “Một Con Người Khác”?

 01/03/2023 9:01:02 SA |  Admin |   139 lượt xem

(toipham.net) - Một người có thể trải qua những biến động nào mà không khiến họ trở thành một người khác?

Một người có thể trải qua những biến động nào mà không khiến họ trở thành một người khác? Ví dụ: nếu một căn bệnh thoái hóa khiến cho bạn bị liệt, thì rõ ràng bạn vẫn bạn, chỉ là tồn tại trong tình trạng đã thay đổi. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu căn bệnh đó làm thay đổi tâm trí của bạn, khiến bạn bị suy giảm trí nhớ hoặc tạo khiến cho tính cách của bạn hoàn toàn thay đổi? Liệu con người mới này của bạn có phải là một người hoàn toàn khác với người đã tồn tại trước khi biến đổi không?

Một phần khiến chúng ta khó có thể trả lời câu hỏi này là sự mơ hồ của nó. Hãy tưởng tượng rằng bạn nhìn thấy cha tôi, John, một ngày nọ và sau đó ngày hôm sau là anh trai sinh đôi của ông, Joe, rồi bạn chỉ Joe cho tôi và nói rằng bạn vừa mới nhìn thấy ông ấy. Tôi có thể sửa lại bằng cách nói rằng người bạn nhìn thấy hôm nay là một người khác với người bạn đã thấy ngày hôm qua. Nhưng đó có phải là những gì mà chúng ta nghĩ đến khi hỏi rằng liệu người mà ta gặp sau cơn bạo bệnh có phải là một người khác với con người trước đây hay không?

Hay như ví dụ: một người đàn ông ra chiến trường, nơi anh ta trải qua những nỗi kinh hoàng khủng khiếp, và khi trở về, gia đình thấy anh ta là một con người hoàn toàn khác so với lúc ra đi. Điều này khác với sự nhầm lẫn của bạn về John và Joe (và cũng khác với tình huống mà người xuất hiện trước cửa nhà bạn sau cuộc chiến là một kẻ mạo danh). Gia đình đã quen với việc anh ta từng ra đi và nay lại trở về bên cạnh họ. Điều khiến họ phiền muộn là việc anh ấy đã thay đổi, đến mức không thể nhận ra ngoại trừ hình dáng bên ngoài. Và điều tương tự dường như cũng xảy ra trong trường hợp của căn bệnh thoái hóa: nếu bạn không còn là chính mình sau khi mắc căn bệnh này, thì những người thân yêu của bạn sẽ không có lý do gì để thương xót cho tình trạng của bạn theo cách họ làm. Nhưng sau đó, chúng ta có thể có ý gì khi nói, như chúng ta vẫn thường nói, rằng căn bệnh (hoặc chiến tranh, hoặc dùng tội phạm ma túy, hoặc ly hôn, hoặc trải nghiệm cận kề cái chết…) đã khiến bạn trở thành một con người khác?

Dieu Gi Khien Ta Tro Thanh “Mot Con Nguoi Khac”

Những người lính Canada bị thương, Trận chiến Passchendaele, tháng 7 năm 1917. Ảnh do Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia, London cung cấp

Dưới đây là một ví dụ khác – hãy tưởng tượng việc bạn có thể phải trải qua một biến cố trong cuộc sống sẽ làm thay đổi hoàn toàn các giá trị của bạn. Nhà triết học L A Paul gọi đây là một trải nghiệm biến đổi, chẳng hạn như khi các bậc cha mẹ tuyên bố rằng họ đã bị thay đổi đến tận gốc rễ bởi cái nhìn đầu tiên từ đứa con mới sinh của họ. Với một viễn cảnh về một sự thay đổi hoàn toàn như vậy, bạn có nên để cho nó xảy ra không? Có lẽ bạn hiện đang tận hưởng những buổi tối muộn vào các ngày thứ Bảy và bữa trưa Chủ nhật uể oải, trong khi nếu bạn đã làm cha mẹ bạn sẽ muốn được - hoặc ít nhất sẽ thừa nhận rằng bạn thích – được ngủ thêm một chút mỗi ngày và sáng thứ Bảy đến bể bơi với bạn bè. Bạn sẽ là một con người hoàn toàn khác! Tuy nhiên, con người khác này cũng chính là bạn, nếu không, viễn cảnh về sự thay đổi này sẽ không làm bạn bận tâm. Bạn đang tự hỏi: đây có phải là mẫu người mà tôi nên trở thành không? Việc những người khác thấy hài lòng với cuộc sống của người làm cha mẹ có thể khiến bạn bối rối, nhưng rõ ràng điều đó sẽ không gây rắc rối cho bạn theo cách tương tự.

Một số nhà triết học, nổi tiếng nhất là John Locke, đã cố gắng làm sáng tỏ loại tình huống này bằng cách phân biệt giữa sự hiện hữu của bản tính con người và của những người mang bản tính đó. Locke giải thích sự khác biệt này bằng cách tưởng tượng ra một trường hợp linh hồn của một hoàng tử được chuyển vào cơ thể của một thợ sửa giày. Giả sử rằng người thợ sửa giày bây giờ có tất cả các đặc điểm tâm lý chủ yếu mà hoàng tử có trước đây, chúng ta sẽ không nói rằng người đàn ông này (nhân cách này) bằng cách nào đó đã trở thành một người khác? Tương tự như vậy, liệu chúng ta có thể nói về người lính trở về nhà sau chiến tranh rằng sự lo sợ của gia đình anh ta là phản ứng đối với những thay đổi ở người đàn ông mà họ từng biết, trong khi con người trước khi ra đi đã không còn tồn tại - và, tương tự, đó là một trải nghiệm biến đổi, hoặc một bệnh thoái hóa, có thể làm thay đổi con người bạn mà không làm cho bạn trở thành một nhân cách khác?

Giải pháp này không thỏa đáng vì nó coi khái niệm về con người như một cái gì đó hoàn toàn trừu tượng và siêu hình. Bất cứ điều gì khác mà khái niệm về một người dùng để mô tả chúng ta, nó phải được gắn bó mật thiết với việc chúng ta sử dụng các từ "bạn" và "tôi", và cũng tương tự như vậy với cả "anh ấy" và "cô ấy". Khi bạn cân nhắc xem có nên trải qua một trải nghiệm biến đổi hay không, câu hỏi đặt ra là liệu bạn có nên trở thành như vậy hay không. Đồng thời, chắc chắn là người đàn ông trở về sau chiến tranh mắc nợ tất cả các món nợ giống như người đàn ông đã ra đi, rằng anh ta đã thực hiện những hành động giống hệt và kết hôn với cùng một người phụ nữ, và những điều tương tự như thế. Nếu khái niệm về một con người chẳng dùng để làm gì, thì điều gì sẽ là cơ sở cho những đánh giá đó.

Vậy, chúng ta thực sự muốn nói gì khi nói về một người nào đó rằng người này không còn là người giống như trước đây?

Một câu trả lời đơn giản là chúng ta sử dụng những từ này để chỉ mức độ thay đổi lớn, tập trung vào những đặc điểm tâm lý mà chúng tôi cho là trọng tâm nhất của 'tính cách con người'. Hiểu theo cách này, quan điểm khi nói rằng người đàn ông trở về sau chiến tranh là một ‘người khác’ so với trước đây là để nói rằng anh ta khác biệt rất nhiều về những khía cạnh quan trọng đó. Tương tự như vậy đối với trường hợp một căn bệnh thoái hóa làm biến đổi nhân cách của bệnh nhân. Nhưng vấn đề của câu trả lời này là khi chúng ta sử dụng "con người khác" theo cách mà chúng ta đang cố gắng làm rõ nghĩa, chúng ta thường hiểu là hoàn toàn khác – chứ không phải là sự thay đổi từ từ của một số đặc điểm cụ thể.

Nhà triết học Vincent Descombes gợi ý một câu trả lời tinh tế hơn trong cuốn sách tội phạm học Puzzling Identities (Tạm dịch: Những câu đố về nhân dạng) (2016, do Stephen Adam Schwartz dịch), trong đó ông nêu bật cách mà chúng ta sử dụng ngôn ngữ để phân biệt các nhân dạng. Khi ai đó cho bạn biết cô ấy là người như thế nào, câu trả lời của cô ấy sẽ phản ánh nhận thức của cô ấy về bản thân, nói lên một điều gì đó giống như 'Bạn thực sự là ai?' – mục tiêu và mục đích sống của cô ấy – chứ không chỉ là 'Tên bạn là gì và Bạn từ đâu đến?". Bản tính của chúng ta theo cách nhìn nhận này không phải là phẩm chất "cố định" đã được truyền lại cho chúng ta, mà là thứ mà chúng ta định hình và xác định theo thời gian. Có lẽ, khi nói rằng ai đó đã trở thành một con người khác, chúng ta muốn nói rằng họ sẽ cho thấy một hình ảnh khác về con người của họ, nhân cách của họ thay đổi hoàn toàn đến mức giờ đây họ trở thành là một người hoàn toàn khác.

Có nhiều điều để nói về phân tích này. Nhưng đó không thể là lời giải thích đầy đủ về những gì chúng ta muốn nói đến từ "người đó" và "một người khác" bởi vì ngôn ngữ tương tự được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác mà không có bất kỳ thay đổi liên quan nào với nhân dạng. Ví dụ: nếu tôi mang chiếc xe bị hỏng của mình đến cửa hàng và người thợ sửa xe trả lại nó với ngoại thất sáng bóng và động cơ nổ đều đều, tôi có thể nói rằng nó bây giờ là một chiếc xe khác với chiếc tôi mang đến - nhưng tất nhiên tôi sẽ không có ý nói rằng tôi đã được tặng một chiếc xe hơi của người khác. Tương tự như vậy, nếu một tác giả gửi bản thảo của cô ấy đến nhà xuất bản và khi nhận lại thì cốt truyện đã bị đảo ngược và nhiều đoạn quan trọng bị cắt bỏ, cô ấy có thể nói rằng nó không giống cuốn sách tội phạm học mà cô ấy đã viết, mặc dù không có bất kỳ ngụ ý nào rằng thư đã bị gửi sai. Trong cả hai trường hợp, chúng ta đã sử dụng từ 'giống nhau' và 'khác nhau' để nói đến mối quan tâm của chúng ta với con người và tính cách con người, nhưng không có nghĩa là những điều đó giúp định hình hoặc xác định được đặc điểm nhận dạng chiếc xe của tôi hoặc của cuốn sách của tác giả.

Tuy nhiên, quan điểm của Descombes đưa chúng ta đến gần hơn với việc trả lời câu đố về những gì chúng ta muốn nói khi ai đó trở thành một người khác. Cũng giống như nhân dạng của một người là nói về việc Cô ấy thực sự là ai – nghĩa là niềm đam mê của cô ấy định hướng cho cuộc sống của cô ấy – chúng ta có thể áp dụng khái niệm tương tự cho một thứ gì đó như ô tô hoặc một cuốn sách: chẳng hạn, khi được hỏi về những gì cuốn sách của cô ấy nói tới, tác giả có thể đã gọi nó là một câu chuyện bi thảm về tình yêu đã mất. (Tương tự như vậy, tôi đã gọi chiếc xe của mình là một chiếc xe già nua lọc cọc.) Nói như vậy là để khẳng định về bản chất của cuốn sách hoặc xác định những yếu tố tạo nên cuốn sách. Nếu sau quá trình biên tập, cuốn sách giống như một câu chuyện tình lãng mạn bên bờ biển thì đó có thể là lý do để gọi nó là một cuốn sách hoàn toàn khác.

Vì vậy, có thể đây là những gì chúng ta đang nói khi chúng ta sử dụng "giống" và "khác" khi nói về một người bị thay đổi bởi bệnh tật, chiến tranh hoặc điều gì đó. Ở đây, nói về những gì ‘thực sự là chính bạn’ ​​không nhất thiết phải gắn với khả năng quyết định hoặc xác định diện mạo của một người - tuy nhiên, trong trường hợp của những người trưởng thành, chúng có thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: có thể là cá tính riêng của tôi, hoặc những gì thực sự thuộc về tôi, nói chung là những gì mà tôi cho là thuộc về mình. Vì vậy, đối với tôi, trở thành một con người khác, chính là những thay đổi từ bản thân tôi, để từ đó, sẵn sàng nói rằng tôi là “một ai đó” hoàn toàn khác.

Gần đây, nhà triết học và khoa học nhận thức Joshua Knobe và các cộng sự của ông đã đưa ra một lập luận tương tự một cách chi tiết đến mức đáng ngưỡng mộ. Theo Knobe, việc sử dụng từ 'giống nhau' và 'khác nhau' mà tôi đang nói đến ở đây có liên quan đến khái niệm về việc ai đó hoặc điều gì đó thực sự là gì - chẳng hạn như khi bạn nói về một bài hát được phát trên radio rằng bạn cảm thấy đó thuộc loại nhạc punk rock, nhưng, nếu bạn nghĩ về định nghĩa của nhạc punk rock (một loại nhạc Rock dữ dội và mạnh mẽ), bạn sẽ phải nói rằng nó không thực sự là punk rock. Ẩn ý của cách nói này này là cảm giác rằng phải có một đặc trưng cốt yếu của punk rock, hoặc một điều tạo nên bản chất thực sự của nó, mà bài hát có thể còn thiếu, ngay cả khi nó thể hiện một số đặc điểm bề ngoài của loại nhạc đó. Và những thay đổi có thể khiến ai đó trở thành một con người hoàn toàn khác là những thay đổi theo một chiều hướng như vậy.

Nếu điều này là đúng, thì đâu là hậu quả tinh thần khi nói rằng một người nào đó đã trở thành một con người khác, dù là qua chiến tranh, chứng mất trí nhớ hay khi làm cha mẹ? Điều gì khiến những phán đoán này quan trọng đối với chúng ta theo cách mà chúng rõ ràng đã gây ra? Ý nghĩa của chúng trong cách chúng ta đối xử với nhau, trong cách chúng ta sống?

Đôi khi, việc tuyên bố rằng ai đó đã trở thành một người khác có thể được sử dụng để biện minh cho việc loại họ ra khỏi cuộc sống của chúng ta, hoặc coi họ như thể họ chỉ là một người quen. Điều này có thể hợp lý trong một số trường hợp: ví dụ: nếu bạn và một người bạn cùng lớp đã từng gắn bó với nhau vì tình yêu chung với nhạc punk rock hoặc chung niềm tin về tôn giáo, thì, khi họ đánh mất tình yêu này hoặc niềm tin này, đó có thể là lúc thích hợp để xóa bỏ tình bạn này. Trong trường hợp như vậy, người đã từng là bạn của bạn không còn là người tạo nên nền tảng cho mối quan hệ của bạn nữa. Việc nhận ra bạn của mình đã thay đổi như thế nào, bạn sẽ tự hỏi: bạn là ai? Vì mục đích của tình bạn, người mà bạn từng biết đã không còn nữa.

Nhưng không phải tất cả các mối quan hệ của con người đều theo cách này. Người mà bạn kết hôn, hoặc cha mẹ hoặc con cái hoặc những người thân lớn tuổi, không phải là người bị ràng buộc với bạn chỉ vì niềm đam mê hoặc mục đích chung. Mối quan hệ của bạn với họ còn sâu sắc hơn thế, và nền tảng của nó là cuộc sống chung của các bạn. Một phần trong bản chất con người là đôi khi người ta thay đổi theo những cách có thể tạo ra sự khác biệt hoàn toàn so với những gì mà họ từng có. Nhưng đam mê và mục đích của chúng ta không phải là thứ duy nhất quyết định chúng ta là ai. Cuộc sống của chúng ta cũng được xác định bởi những cam kết không thể thay đổi mà chúng ta thực hiện với những người thân yêu, và những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau giữa cha mẹ, con cái, anh chị em và họ hàng. Để hiểu rõ bản thân và người khác, để biết được chúng ta thực sự là ai và là người như thế nào, chúng ta cần phải thừa nhận rằng những khía cạnh này trong nét đặc trưng để nhận dạng của chúng ta là không thể thay đổi. 

----------

Tác giả: John Schwenkler

Bài gốc: What does it take for someone to become a ‘different person’?

Dịch giả: [ChamNguyen] - Tomo - Learn something new

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ  5

 26/04/2024 11:28:44 SA

Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình có thể đương đầu với mọi thử thách lớn trong cuộc đời, có thể giải quyết bất cứ điều gì đến với chúng.

Xem chi tiết 
Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?

Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?  4

 25/04/2024 11:27:07 SA

"Cuốn sách (hay bộ sách) của năm" với tôi trong năm ngoái (kéo dài sang năm nay), chính là bộ ba cuốn sách về tâm lý và tâm thần học xuất sắc của Neel Burton

Xem chi tiết 
Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng

Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng  6

 25/04/2024 11:27:06 SA

Khi không hài lòng với vợ (chồng), bạn bè hay đồng nghiệp, nhiều người sử dụng chiêu bài phớt lờ, "chiến tranh lạnh" để trừng phạt họ.

Xem chi tiết 
Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?

Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?  7

 25/04/2024 11:27:05 SA

Trong giai đoạn 10 năm, từ 45-55 tuổi, chúng ta gặp nhiều áp lực, đối mặt với các khó khăn, thách thức về thể chất, tâm lý và mối quan hệ.

Xem chi tiết 
Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng

Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng  4

 25/04/2024 11:27:04 SA

Người trưởng thành sẽ tập trung vào cách giải quyết vấn đề thay vì tranh cãi chỉ để khẳng định bản thân đúng.

Xem chi tiết 
Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân

Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân  8

 25/04/2024 11:27:03 SA

Chúng ta thường có xu hướng cau có, nổi giận với người thân trong khi lại dễ chịu hơn với người lạ. Nguyên nhân do đâu? Thử tìm hiểu xem tại sao chúng ta có loại tâm lý này nhé!

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2646
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2541
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3205
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2635
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2618
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...