Qua nhiều năm, nhiều nghiên cứu đã khảo sát mối quan hệ giữa sự giàu có và sức khỏe cá nhân.
Nghiên cứu mới được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu thuộc Viện Y học Tây Bắc Illinois và Đại học Michigan ở Ann Arbor cho thấy trong một khoảng thời gian 20 năm, hơn một phần tư những người ở độ tuổi trung niên và người lớn tuổi ở Hoa Kỳ đã trải qua những “cú sốc tài sản tiêu cực”.
Tác động của cú sốc tài chính tiêu cực
Trong nghiên cứu này, cú sốc tài chính tiêu cực được định nghĩa là mất 75 phần trăm của sự giàu có cá nhân trong khoảng thời gian 2 năm. Mặc dù tổn thất đã tăng lên trong thời kỳ suy thoái tội phạm kinh tế (từ năm 2007 đến đầu năm 2010), con số này vẫn tồn tại trong tất cả các loại kinh tế khác nhau.
Nghiên cứu, do Lindsay Pool dẫn đầu, một giáo sư y học y khoa dự phòng tại Trường Y khoa Feinberg ở Chicago, IL, đã được xuất bản trong tuần này tại JAMA. Nó là nghiên cứu đầu tiên nhìn vào mối quan hệ giữa cú sốc tài chính tiêu cực và tuổi thọ.
Nhóm nghiên cứu đã lấy dữ liệu từ Nghiên cứu Y tế và Hưu trí do Viện Quốc gia về Người cao tuổi thiết kế. Việc thu thập dữ liệu bắt đầu vào năm 1992 và họ đã đánh giá một nhóm đại diện bao gồm hơn 8.700 người lớn, người từ 50 tuổi trở lên, 2 năm 1 lần ở Hoa Kỳ.
Những phát hiện làm cho họ không khỏi ngạc nhiên; theo giáo sư Pool, “Chúng tôi nhận thấy rằng mất đi khoản tiết kiệm cá nhân có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe lâu dài của một người”.
Trên thực tế, tỉ lệ những cá nhân bị sốc tài chính tiêu cực có thể chết trong 20 năm tiếp theo cao hơn 50% so với những người không bị sốc tài chính.
Khi họ nhìn vào một nhóm những người thu nhập thấp, hình ảnh cũng ảm đạm; nguy cơ tử vong trong 20 năm là 67%.
Tuy nhiên, như giáo sư Pool chia sẻ, “Nhưng phát hiện đáng kinh ngạc nhất là khi ai đó đã từng giàu có và tự dưng mất đi tài sản đã gây tổn hại cho tuổi thọ của họ nghiêm trọng như là họ chưa bao giờ giàu vậy”.
Tại sao những người này có nhiều nguy cơ chết hơn?
Tất nhiên, trong một nghiên cứu xem xét kết quả của hàng ngàn người trong một xã hội, điều này gây ra khó khăn để đưa ra kết luận hoàn toàn chính xác, và có ít khả năng là một câu trả lời đúng với tất cả mọi người.
Các tác giả nghiên cứu tin rằng có thể có hai nguyên nhân bao trùm. Giáo sư Pool giải thích rằng, “Những người này bị ảnh hưởng về sức khỏe tâm thần vì tổn thất về tài chính cũng như chế độ chăm sóc sức khỏe của họ không được bảo đảm nữa bởi vì họ không thể đủ khả năng chi trả”.
Những kết quả này ủng hộ các nghiên cứu trước đó nhằm điều tra hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế; họ đã tìm thấy những thay đổi có thể đo được trong các thông số sức khỏe ngắn hạn, như huyết áp, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện, và chức năng tim bị suy giảm.
Rõ ràng là những kết quả này tạo ra những thách thức cho các chuyên gia y tế. Giáo sư Pool cho hay: “Điều này cho thấy các bác sĩ lâm sàng cần phải có nhận thức về hoàn cảnh tài chính của bệnh nhân. Đó là điều họ cần để hỏi để biết liệu bệnh nhân của họ có nguy cơ cao tổn hại về sức khỏe hay không.”
Giáo sư mong muốn tiếp tục cuộc điều tra này và đào sâu vào nguyên nhân: “Tại sao người ta lại chết?” và “liệu chúng ta có thể can thiệp tại một vài thời điểm cụ thể nào đó để đảo ngược quá trình gây nguy cơ tử vong đó không?”
Hoàng Hằng - Dân trí
Theo https://time.com/5225387/wealth-loss-early-death/
Theo tamlyhoctoipham.com