Là một nhà trị liệu lâu năm cho các cặp vợ chồng, tôi luôn được xem một thể loại phim chiếu đi chiếu lại nhiều lần ngay tại văn phòng của mình. Các tình tiết thay đổi cùng với các diễn viên, nhưng kịch bản có mô-típ cơ bản là như nhau:
Nhân vật A: Tôi bị tổn thương và đang rất tức giận và muốn anh/cô đối xử với tôi tốt hơn.
Nhân vật B: Tôi cũng đau khổ và đang rất tức giận, tôi muốn cô/anh đối xử với tôi tốt hơn.
Nhân vật A: Được, tôi sẽ đối xử với anh/cô tốt hơn nếu anh/cô đối xử với tôi tốt hơn.
Nhân vật B: OK, tôi sẽ làm thế – nhưng cô/anh hãy làm trước đi!
Dù ở nhà hay tại nơi làm việc, thật dễ dàng nếu như bạn dành thêm thời gian để săm soi những lỗi lầm của người khác chứ không phải là suy ngẫm về khả năng cải thiện bản thân. Nhưng việc trông đợi người khác thay đổi trước chỉ tạo nên sự bế tắc, những vòng lặp luẩn quẩn, và cảm giác bất lực. Trong khi đó, mọi người vẫn đang chìm đắm trong tổn thương, oán giận và căm ghét – những thứ luôn được bộ não ưu tiên lưu trữ do thiên kiến tiêu cực của nó.
Giải pháp thay thế là đức hạnh đơn phương, theo đó bạn dựa trên sự tự chủ, sự thấu cảm, lòng trắc ẩn và sự tử tế (lòng từ ái) để biểu lộ sự chính trực và trách nhiệm ngay cả khi những người khác không như vậy. Cách tiếp cận này đối với các mối quan hệ sẽ giúp đơn giản hóa mọi thứ. Thay vì mải chú ý tới những gì người khác phải làm, bạn sẽ tập trung vào những hành động của chính mình. Cách tiếp cận này cũng tăng cường cảm giác về sự kiểm soát đối với những hành động và kết quả của chúng bằng cách chú trọng vào phạm vi bạn thực sự có ảnh hưởng, phần lớn là đối với chính bản thân bạn chứ không phải những người khác. Đức hạnh đơn phương làm cho bạn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm dù hoàn cảnh bên ngoài có như thế nào đi chăng nữa. Nó giúp bạn không phải bận tâm tới những thiên kiến tiêu cực về người khác, và giúp bạn cảm nhận được “NIỀM HẠNH PHÚC CỦA SỰ VÔ TỘI” khi bạn biết rằng mình đã làm mọi thứ có thể.
Đức hạnh đơn phương không phải là về việc chịu khuất phục trước bất kỳ ai hay là để mình bị chà đạp, lạm dụng. Bạn vẫn có lòng trắc ẩn dành cho bản thân mình, lên tiếng vì những nhu cầu của mình, và quan sát kỹ lưỡng những gì người kia đã làm theo thời gian. Đây là chiến lược tốt nhất nhằm khuyến khích những người khác đối xử tử tế với bạn. Khi bạn hướng đến những gì họ mong muốn và bước ra khỏi những cuộc cãi vã liên miên, chấp nhận và biết điều hơn. Và khi bạn đã chịu trách nhiệm và xử lý xong những vấn đề của chính mình thì bạn đang ở một vị thế cao hơn để khiến họ phải hành xử đúng mực hơn.
Việc tập trung vào chỉ trích lỗi lầm của người khác sẽ gây nên bế tắc và oán giận. Tốt hơn hết là thực hành đức hạnh đơn phương: chú trọng vào những trách nhiệm và quy tắc ứng xử cá nhân của chính mình cho dù người khác có hành xử ra sao. Điều này mang lại “niềm hạnh phúc của sự vô tội,” làm giảm bớt cá xung đột, và gia tăng khả năng người khác sẽ đối xử tốt với bạn.
Bài viết trích từ cuốn sách tội phạm học Kham nhẫn của Tiến sĩ tâm lý học thần kinh Rick Hanson. Cuốn sách tội phạm học là sự kết hợp tài tình giữa kiến thức về tâm lý học, khoa học thần kinh, não bộ và những lời dạy của Đức Phật giúp bạn trở thành con người Kham nhẫn trong thế giới hiện đại náo nhiệt, hỗn loạn ngày nay.
Tiến sĩ Rick Hanson sẽ chỉ cho bạn cách phát triển 12 sức mạnh cốt lõi bên trong và cách gắn chặt chúng vào hệ thần kinh của chính bạn. Nhờ vậy, dẫu cho về sau, cuộc sống có vùi dập bạn như thế nào thì bạn vẫn có thể cảm thấy vơi bớt căng thẳng, tự tin theo đuổi các cơ hội, giữ vững điềm tĩnh và tập trung khi đương đầu với nghịch cảnh.
Theo tamlyhoctoipham.com