Tội Phạm Bài viết

Khám phá cốt lõi của khoa học thần kinh: Tâm trí là Mô-đun

 08/11/2021 1:22:19 CH |  Admin |   516 lượt xem

(toipham.net) - Hiểu biết về bản ngã đòi hỏi chúng ta nhận ra Bản ngã không phải là một thể thống nhất.

Những điểm chính

  • Khoa học thần kinh cơ bản cung cấp nền tảng cho một thái độ mang tính xây dựng và chấp nhận đối với bản ngã.
  • Não bộ không phải là một thực thể thống nhất, mà nó là một sự kết hợp của các mô-đun với các đặc điểm hoạt động và các chương trình, kế hoạch khác nhau.
  • Nắm bắt được bản chất mô-đun của bộ não cho phép chúng ta hiểu và chấp nhận những trải nghiệm mà nếu không sẽ gây hoang mang và bối rối.

Nghiên cứu khoa học thần kinh đã mang đến một lượng kiến ​​thức khổng lồ về cách thức hoạt động của não bộ. Hàng trăm nghiên cứu sử dụng chụp quét CAT, chụp cắt lớp phóng xạ positron (PET) và MRI đã quan sát được hoạt động của não bộ, và kiến ​​thức thu được cho ta hiểu biết sâu sắc về bản chất và trải nghiệm của con người. Chúng ta sống với bộ não của mình, và càng hiểu rõ nó, ta sẽ càng có khả năng xây dựng được cuộc đời theo ý muốn.

Không cần phải ‘cày nát’ những chi tiết kỹ thuật để học được những bài học quan trọng nhất mà khoa học thần kinh dạy cho chúng ta. Mấu chốt là có một thái độ nhất định đối với đời sống tâm lý của chúng ta, một thái độ mà tôi gọi là định hướng khoa học thần kinh (Shapiro, 2020a; 2020b). Bài viết này chỉ ra những điểm chính yếu của định hướng đó.

Bản chất cơ bản của não bộ (và bản ngã)

Freud là người đầu tiên đề xuất điều này, và kể từ đó, nghiên cứu khoa học thần kinh đã đưa ra nhiều xác nhận: Tâm trí là mô-đun (LeDoux, 2003). Có nghĩa là: não bộ không phải là một nhất thể—nó không phải là một thực thể đồng nhất. Mà thay vào đó, não bộ là một sự kết hợp của một số mô-đun hay bộ phận khác nhau. 

Các mô-đun có những tên gọi khác nhau, vị trí giải phẫu, chức năng, đặc điểm hoạt động khác nhau, và đến một mức độ đáng kể, có những kế hoạch khác nhau. Các cấu trúc não bộ được kết nối bởi những đường dẫn truyền thần kinh, vì vậy chúng có thể giao tiếp và phối hợp với nhau, nhưng các mô-đun hoạt động ở một mức độ độc lập đáng kể.

Về mặt sinh học thần kinh mà nói, bản ngã không phải là một thể thống nhất. Các nhà khoa học thần kinh nói rằng não bộ cũng tựa như một ủy ban—và là một ủy ban ngang bướng, với các thành viên thường xuyên tranh cãi gay gắt với nhau về những việc cần làm.

Khi quan sát hoạt động của não bộ, những cuộc bất hòa nội tâm được biểu thị qua tốc độ bắn điện cao trong các dây thần kinh kết nối các mô-đun đang xung đột. Đây là cơ sở vật lý của cái mà Freud gọi là “cuộc xung đột nội tâm.”

Thậm chí còn có một mô-đun (vỏ não vùng đai trước anterior cingulate cortex) hoạt động như một người trung gian hòa giải, cố gắng giải quyết xung đột giữa các mô-đun khác. Đây là cái mà Freud gọi là “ego—Cái Tôi.”

Chính vì tâm trí là mô-đun nên nó mới có khả năng xung đột nội tâm. Một ủy ban bao gồm những thành viên nhân bản giống hệt nhau thì sẽ chẳng bao giờ có chuyện gì để mà tranh cãi, và một bộ não được cấu thành hoàn toàn từ cùng một thứ thì không thể nào “tâm động học—psychodynamic”—nó không thể tương tác hoặc xung đột với chính nó.

Định hướng Khoa học thần kinh

Hiểu được bản chất mô-đun của não bộ có thể giúp chúng ta lý giải được những trải nghiệm khó hiểu, chẳng hạn như sự mâu thuẫn trong tư tưởng (vừa yêu vừa ghét), sự bất hòa nhận thức, và sự do dự, thiếu quyết đoán (Shapiro, 2020a; 2020b). Bản chất mô-đun giải thích tại sao những bộ phận khác nhau của não bộ lại có thể muốn những thứ khác nhau cùng lúc. Khi ai đó nói rằng, “Một phần trong tôi muốn x, nhưng phần khác trong tôi lại muốn y,” đó không phải chỉ là phép ẩn dụ—nó có thể đúng theo nghĩa đen.

Hiểu biết này có thể giảm bớt lo lắng của chúng ta về những trải nghiệm gây hoang mang. Khi chúng ta có những cảm xúc hay suy nghĩ tưởng chừng “ngu ngốc”, “điên rồ” hay “vô lý,” điều này thường có nghĩa là chúng ta nhận ra những cảm xúc hay ý nghĩ đó là phi thực tế nhưng chúng ta không thể thoát khỏi chúng. Điều này chẳng có gì là nghịch lý, bởi nó xảy ra hằng ngày.

Những gì diễn ra đó là, một mô-đun tạo ra các suy nghĩ và cảm xúc, nhưng lại trông điên rồ, ngu ngốc và phi lý đối với mô-đun khác thuộc cùng bộ não ấy. Khi ta hiểu được bản chất của não bộ thì phản ứng của chúng ta sẽ là: tại sao không? Các mô-đun khác nhau thì khác nhau, và đôi lúc khác biệt một cách cực đoan.

Nếu những trải nghiệm như thế này được hiểu chính xác thì chúng sẽ không làm mất đi lòng tự trọng của ta. Con người, như một tổng thể, không ngu ngốc, điên khùng hay phi lý trí, bởi vì dù một mô-đun của não bộ của họ sinh ra một suy nghĩ hay cảm xúc có thể mang những đặc tính đó, thì mô-đun khác lại nhận ra ý nghĩ hay cảm xúc đó là phi thực tế, và do đó không được chuyển thành hành vi. Con người nhìn chung là vẫn ổnchỉ hơi phức tạp thôi.

Định hướng khoa học thần kinh có thể giúp những ai đang khổ vì mặc cảm tội lỗi và xấu hổ do những cảm xúc, huyễn tưởng và thôi thúc mà họ thấy khó chấp nhận về đạo đức. Từ góc độ này, một mô-đun của não bộ người đó sinh ra một thôi thúc mà sẽ là trái đạo đức nếu nó được chuyển thành hành động, nhưng mô-đun khác cũng của chính bộ não đó nhận ra thôi thúc ấy là không thể chấp nhận được và chặn nó biểu hiện thành hành vi. Người ta không cần phải đổ lỗi cho bản thân vì kết quả đầu ra của mô-đun đầu tiên nếu như mô-đun thứ hai ngăn chặn đầu ra này, không cho nó chuyển thành hành vi.

Những thứ mà ta có thể và không thể kiểm soát

Nhìn chung thì mọi người không lựa chọn được suy nghĩ và cảm xúc của họ, vì chúng thường không mời mà đến. Đến lúc ý thức được một ý nghĩ hay cảm xúc thì đã quá muộn để ngăn chặn nó. Nhiều suy nghĩ và cảm xúc được sinh ra bởi các quá trình não bộ mà chúng ta không hiểu cũng như không kiểm soát được.

Nghiên cứu chỉ ra rằng cố kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc thường không thành công và thường phản tác dụng (Hayes, Strosahl, & Wilson, 2016). Hiểu được thực tế này có thể giải phóng chúng ta khỏi cảm giác xấu hổ và tội lỗi vì những ý nghĩ, cảm xúc và thôi thúc của mình, đồng thời duy trì ý thức trách nhiệm về hành vi của chúng ta, thứ mà chúng ta thường có thể kiểm soát được.

Không ai lựa chọn được bộ não của họ. Thế nhưng các đặc điểm sinh học thần kinh, dựa trên di truyền của hệ thống thần kinh trung ương của chúng ta ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi và trải nghiệm của chúng.

Nhưng sinh học dựa trên di truyền mới chỉ là những gì mà chúng ta khởi đầu — những quân bài mà chúng ta được chia. Những lựa chọn và nỗ lực là cách mà chúng ta chơi những quân bài đó (Shapiro, 2020a; 2020b).

Cảm giác tội lỗi vì những suy nghĩ và cảm xúc của mình dường như thiếu công bằng, vô ích và phản tác dụng. Nhưng ngược lại, cảm giác tội lỗi vì hành vi của mình có lẽ lại chính đáng hơn. Khi cảm giác tội lỗi về hành động của mình được dùng hiệu quả thì nó là một phần của hệ thống sửa lỗi-bản thân giúp chúng ta làm tốt hơn vào lần sau.

Mặc dù định hướng khoa học thần kinh thừa nhận bản chất không được lựa chọn của những động lực quan trọng ảnh hưởng đến chức năng của con người, nhưng nó không ám chỉ về sự bất lực. Ý nghĩ và cảm xúc ảnh hưởng đến sinh học thần kinh, cũng như ngược lại. Tâm lý trị liệu là một ví dụ. Một số nghiên cứu đã xem xét bộ não của những thân chủ trước và sau khi làm trị liệu tâm lý. Nghiên cứu này liên tục phát hiện thấy trị liệu tâm lý làm thay đổi bộ não theo cách mà chúng ta có thể nhìn thấy được trên phim chụp x-quang, với sự phát triển mang tính thích nghi trong các cấu trúc não bộ  thực hiện công việc điều chỉnh cảm xúc và giải quyết vấn đề.

Kiến thức về cách hoạt động của não bộ mang đến nền tảng cho một thái độ mang tính xây dựng và chấp nhận đối với bản ngã. Kiến thức này giúp chúng ta ngừng chỉ trích bản thân một cách vô ích và hỗ trợ cho những nỗ lực thoát khỏi mặc cảm tội lỗi, xấu hổ và tự cải thiện bản thân.

 

Tham khảo

Hayes, S. C., Strohsal, K. D., & Wilson, K. G. (2016). Acceptance and Commitment Therapy: The Process and Practice of Mindful Change (2nd ed). New York: Guilford.

LeDoux, J. (2003). Synaptic Self: How Our Brains Become Who We Are. New York: Guilford.

Shapiro, J. (2020a). Finding Goldilocks: A Guide for Creating Balance in Personal Change, Relationships, and Politics. Amazon.com Services.

 

Kham pha cot loi cua khoa hoc than kinh Tam tri la Mo-dun

Tác giả

Tiến sĩ Jeremy Shapiro là một nhà tâm lý học lâm sàng và là giảng viên trợ giảng của Khoa Tâm lý thuộc Đại học Case Western Reserve.

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/ie/blog/thinking-in-black-white-and-gray/202110/the-core-discovery-neuroscience-the-mind-is-modular

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ  5

 26/04/2024 11:28:44 SA

Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình có thể đương đầu với mọi thử thách lớn trong cuộc đời, có thể giải quyết bất cứ điều gì đến với chúng.

Xem chi tiết 
Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?

Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?  4

 25/04/2024 11:27:07 SA

"Cuốn sách (hay bộ sách) của năm" với tôi trong năm ngoái (kéo dài sang năm nay), chính là bộ ba cuốn sách về tâm lý và tâm thần học xuất sắc của Neel Burton

Xem chi tiết 
Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng

Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng  6

 25/04/2024 11:27:06 SA

Khi không hài lòng với vợ (chồng), bạn bè hay đồng nghiệp, nhiều người sử dụng chiêu bài phớt lờ, "chiến tranh lạnh" để trừng phạt họ.

Xem chi tiết 
Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?

Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?  7

 25/04/2024 11:27:05 SA

Trong giai đoạn 10 năm, từ 45-55 tuổi, chúng ta gặp nhiều áp lực, đối mặt với các khó khăn, thách thức về thể chất, tâm lý và mối quan hệ.

Xem chi tiết 
Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng

Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng  5

 25/04/2024 11:27:04 SA

Người trưởng thành sẽ tập trung vào cách giải quyết vấn đề thay vì tranh cãi chỉ để khẳng định bản thân đúng.

Xem chi tiết 
Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân

Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân  8

 25/04/2024 11:27:03 SA

Chúng ta thường có xu hướng cau có, nổi giận với người thân trong khi lại dễ chịu hơn với người lạ. Nguyên nhân do đâu? Thử tìm hiểu xem tại sao chúng ta có loại tâm lý này nhé!

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2646
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2541
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3205
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2635
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2618
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...