Tôi đã từng tin rằng mình chắc chắn sẽ chết bằng cách tự sát. Một số người nảy sinh nỗi sợ hãi sâu sắc về căn bệnh ung thư hoặc nhồi máu cơ tim và bị gieo rắc ý nghĩ trong đầu rằng đây là cách mà họ sẽ ra đi. Đối với tôi thì cách ra đi chính là tự sát.
Tôi không thể hiểu nổi tại sao lại có những người nghĩ đến việc tự kết liễu cuộc đời họ, cho đến khi những ý nghĩ “tự sát” đeo bám lấy tôi. Và rồi, căn bệnh ung thư buồng trứng của mẹ tôi phát triển lên đến giai đoạn IV, tôi đã tưởng tượng tới cảnh lao mình đến trước mặt một chiếc taxi thành phố New York.
Tôi đã rất đau đớn khi phải chứng kiến cơ thể người mẹ yêu quý của tôi bị tàn phá do căn bệnh. Tôi không biết làm thế nào tôi có thể bước tiếp sau sự ra đi của bà ấy và sau đó… cuộc sống của tôi vẫn cứ tiếp tục.
Năm 2017, chỉ trong vòng 6 tháng, tôi đã phải từ bỏ chú chó của mình, mẹ tôi thì qua đời, tôi bị đuổi việc, đường tình cảm thì chia đôi. Khi những mất mát này ngày càng chồng chất, một giọng nói trong đầu ngày càng mạnh mẽ thúc giục tôi kết thúc tất cả, từ lời thì thầm cho đến tiếng thét.
Khi tôi nghĩ về những ngày tháng sau này của cuộc đời mình, mọi thứ tôi có thể thấy chỉ là một sự ảm đạm. Tôi thấy bản thân chìm đắm trong sự chán nản vô tận và chẳng nhận được gì ngoài một chuỗi những mất mát và thất bại mà tôi sẽ phải đối mặt một mình, không cha mẹ và không bạn đời.
Điều này không có gì là lạ. Nghiên cứu cho thấy có 15 - 50% những người đang trải qua cảm giác mất mát người thân đều có ý định “tự sát”.
Khi tôi tỉnh táo, tôi có thể cố gắng ngăn cản bản thân hành động theo những suy nghĩ này. Nhưng khi rượu vào, nó như một con dao hai lưỡi sắc nhọn. Đương nhiên rồi, nó là một nguyên nhân dẫn đến trầm cảm mà, nó cũng có thể làm suy yếu phần lý trí trong não tôi khi tôi biết rằng trộn rượu và thuốc benzodiazepin (thuốc an thần) là một ý tưởng rất tồi.
Hai lần, con dao hai lưỡi đó xuyên qua mọi quyết tâm và lý trí. Tôi thấy mình đang ở một vùng đất kỳ lạ không có đàn ông, say đến mức cảm thấy hoàn toàn mất kiểm soát nhưng vẫn đủ nhận thức để biết, ở một mức độ nào đó, rằng tôi sợ cảm giác sẽ càng say xỉn hơn trên đường đi đến cái chết.
Tôi đã nói đùa rằng chứng trầm cảm đã cố gắng giết chết tôi, nhưng sự lo âu đã cứu mạng tôi, khi tôi bước lên chiếc taxi mà tôi đã muốn lao mình vào để đến phòng cấp cứu, cả hai lần.
Lần đầu tiên, tôi tự nguyện nhập viện tâm thần tại bệnh viện đó trong một tuần. Lần thứ hai, mặc dù là ngày 3 tháng 2, nhưng tôi cảm thấy hơi giống như Ngày Chuột Chũi (2 tháng 2) khi tôi lại thấy mình ở cùng một phòng cấp cứu và trải qua những quy trình giống hệt như lần trước. Khi nhận ra điều này, tôi ngay lập tức thề rằng sẽ không trở thành một khách hàng thường xuyên ở đó nữa. (Chú thích của dịch giả: Cụm từ "Ngày Chuột chũi" đã được sử dụng phổ biến để chỉ đến một tình huống khó chịu lặp đi lặp lại).
Nhưng sau nỗ lực lần thứ hai đó, tôi quyết định muốn chiến đấu hết sức có thể để chống lại những suy nghĩ khó khăn trong đầu và điều trị nội trú trong sáu tuần, quyết tâm làm bất cứ điều gì có thể để hồi phục.
Tôi không chắc rằng có khoảnh khắc nào đó khiến tôi ít muốn “tự sát” hơn hay không, mà thay vào đó là một số sự thật và rất nhiều khoảnh khắc nhỏ nhặt khác khiến tôi đã chủ động chọn ở lại để chiến đấu thêm một ngày nữa.
Thật không may là những suy nghĩ “tự sát” vẫn thỉnh thoảng xuất hiện trong đầu tôi, nhưng chúng chỉ là những vị khách ghé thăm một chút thay vì những vị khách không muốn rời đi. Đây là một số điều đã giúp tôi chống lại những con quỷ trong đầu mình.
Image: Verywell / Catherine Song
Đối Đầu Với Các Tác Nhân Gây Kích Động
Đầu tiên, bác sĩ trị liệu của tôi cực kỳ thẳng tính. Cô ấy hỏi tôi: "Cô có thực sự muốn chết vì nguyên nhân X không?" Thông thường, tôi bị kích động bởi một điều gì đó cực kỳ tầm thường, nhưng nghĩ đến “tự sát” là cách mặc định mà não bộ của tôi đã học để đối phó vấn đề.
Vì vậy, không, tôi thực sự không muốn chết vì những lời ác ý mà ai đó đã nói. Nói như vậy nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng đó là điều mà não tôi sẽ hướng tới ngay lập tức.
Có một câu nói của Gabby Bernstein mà tôi rất yêu thích: “Sự chữa lành thực sự xảy ra khi tôi cho phép bản thân cảm nhận bất kỳ cảm xúc nào đang tồn tại bên dưới những tác nhân gây kích động.”
Trước khi tiến hành điều trị, tôi chỉ có thể nhận ra các tác nhân gây kích động chẳng hạn như một bài hát khiến tôi nhớ đến mẹ tôi, một bức ảnh trên Instagram về gia đình dễ thương của ai đó khiến tôi nhớ rằng tôi vẫn độc thân, tin tức tội phạm về việc ai đó thăng chức khiến tôi nhớ đến tình trạng thất nghiệp của mình.
Nhận Ra Điều Tôi Thực Sự Muốn Là Một Lối Thoát
Tôi cũng nhận ra rằng ngay từ đầu tôi chưa bao giờ thực sự muốn chết. Trong một hoặc hai năm đầu tiên, sau khi rời khỏi nơi điều trị nội trú, tôi đã tưởng tượng về một vụ cố gắng “tự sát” sẽ đưa tôi trở lại nơi điều trị nội trú. Phải mất một thời gian, nhưng cuối cùng tôi nhận ra rằng tôi thực sự không muốn chết. Tôi thực sự chỉ muốn trốn thoát.
Ở một mức độ nào đó, tôi không nghĩ mình thực sự muốn kết thúc cuộc đời mình. Tôi chỉ muốn giảm bớt nỗi đau mà tôi đang cảm thấy, và những gì tôi đã làm cho đến thời điểm đó đều không có tác dụng, vì vậy tôi cũng đã không tin rằng bất cứ điều gì khác sẽ có tác dụng trong tương lai.
Những nỗ lực “tự sát” và “cử chỉ tự sát” đôi khi được gọi theo một cách cợt nhả là “tiếng khóc cầu cứu” hoặc sự chú ý. Bởi vì tôi bị trầm cảm ở mức độ tương đối cao và tôi không hoàn toàn “rút lui” khỏi cuộc sống của mình, tôi cảm thấy mình không được đủ coi trọng vì tôi tin rằng không ai có thể hiểu được nỗi đau của mình — nhưng tôi cũng gặp khó khăn khi truyền đạt nội tâm mình.
Xem Nó Như Một Cơ Chế Đối Phó Và Tìm Kiếm Các Cơ Chế Đối Phó Khác
Đó là sự kết hợp giữa việc đối mặt với các tác nhân gây kích động và ý thức rằng tôi không thực sự muốn chết đã giúp tôi nhận ra rằng ý tưởng “44” của tôi thực sự là một cơ chế đối phó theo một cách kỳ lạ. Tôi “đối phó” với nỗi đau bằng cách tự nhủ rằng mình sẽ “rút lui” nếu nó quá nhiều.
Bác sĩ trị liệu của tôi và tôi nhận ra rằng, thông thường, ý nghĩ “44” xuất hiện ở đáy của một vòng xoáy. Ban đầu, tôi nói với cô ấy rằng những suy nghĩ này đến quá nhanh để có thể nắm bắt được những suy nghĩ trước đó.
Sau một khoảng thời gian, tôi học được rằng thực ra tôi chỉ đang phớt lờ những suy nghĩ trước đó, chẳng hạn như “Tôi sẽ chết một mình” hoặc “Tôi là một kẻ thất bại trong nghề nghiệp”.
Tôi cũng sẽ “đi tìm” lý do để biện minh cho việc tại sao tôi lại chán nản và đáng c.het. Thông thường, ngay cả khi có nhiều điều khó khăn xảy ra cùng một lúc thì chỉ có một hoặc hai điều khó khăn gây ra cảm xúc trong một thời điểm nhất định.
Tôi có thể tự nhủ: “Tôi không muốn chết. Tôi chỉ đang căng thẳng rằng (chuyện gì đó) đang xảy ra và điều đó khiến mọi thứ khác trông thật u tối.”
Chuyện Này Rồi Cũng Sẽ Qua Thôi
Tôi nhận ra rằng khoảng thời gian tồi tệ rồi sẽ qua đi. Công bằng mà nói, cho đến khi nhiều khoảng thời gian tồi tệ trôi qua, tôi mới nhận ra điều này. Đó là thứ rất khó nhìn xuyên qua lớp sương mù. Câu nói này nghe có vẻ sáo rỗng nhưng “bạn đã sống sót 100% qua những ngày tồi tệ của mình” đã giúp tôi vượt qua tất cả.
Tôi đã từng trải qua những điều tồi tệ hơn. Đây “chỉ” là những suy nghĩ và cảm xúc. Trải nghiệm việc mẹ tôi qua đời vẫn còn tồi tệ hơn cảm giác muốn c.het của tôi.
Đôi khi, tôi đưa ra lời khuyên dành riêng cho khách hàng của mình rằng “điều này rồi cũng sẽ qua thôi” — “rồi sẽ qua thôi”. Dù nó có thể không được thuận lợi cho lắm, nhưng nó sẽ qua thôi.
Cảm Thấy An Toàn Khi Chia Sẻ Cảm Xúc Bản Thân
Trước khi đi điều trị, tôi hầu như không cảm thấy an toàn khi chia sẻ cảm xúc của mình trong quá trình trị liệu, càng không cảm thấy an toàn trong “đời thực”. Mẹ tôi tuyệt vời ở rất nhiều khía cạnh, nhưng cô ấy hoặc là nuông chiều tôi hoặc là phủ nhận cảm xúc của tôi, nên tôi rất khó tin tưởng rằng người khác sẽ không coi thường những gì tôi cảm nhận.
Đầu cơn đại dịch, tôi còn gặp một sự cố nữa là tôi đã uống quá nhiều rượu và thuốc. Giống như rất nhiều người khác vào thời điểm đó, tôi cảm thấy rất sợ hãi và cô đơn với những gì đang xảy ra, và tôi tôi muốn tê liệt cảm xúc một cách khẩn thiết.
Mặc dù lúc đó tôi đã học được rất nhiều điều về cảm xúc của mình — và đã bắt đầu học lên thạc sĩ để trở thành một nhà trị liệu — nhưng thật khó để cảm thấy cảm xúc của chính mình có vai trò quan trọng giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu mà tất cả chúng ta đang phải đối mặt.
“Bạn không cần phải thay đổi quá mức để cho mọi người biết bạn đang cảm thấy như thế nào,” bác sĩ trị liệu đã nói với tôi như vậy, tôi hơi xấu hổ khi phải thừa nhận rằng khoảnh khắc đó thật tuyệt vời biết bao.
Báo động là cách để tôi khiến người khác nghe mình nói khi còn nhỏ, nhưng khi trưởng thành, tôi có thể…chỉ cần nói với mọi người tôi đang cảm thấy như thế nào? Tôi thực sự chưa bao giờ nghĩ rằng tôi có thể nói với mọi người nhiều hơn là cái cảm giác tôi đang thấy buồn… tôi có thể kể cho họ nghe lý do?!
Chịu Trách Nhiệm Với Người Khác Đã Cho Tôi Mục Đích
Tôi có thể khá giỏi trong việc đặt mình vào vị trí của người khác và tôi biết tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu hay tin bác sĩ trị liệu của tôi đã “tự sát”, vì vậy nó cũng là một phần mở đầu cho việc tôi không muốn làm điều tương tự với người khác. (Vì cô ấy cũng là nhà trị liệu)
Nhưng hơn thế nữa, trở thành một bác sĩ tâm lý và giúp đỡ những người khác vượt qua nỗi đau của họ đã giúp tôi tìm thấy mục đích cho những khổ đau của riêng mình. Trong khi ban đầu tôi coi những lần cố “tự sát” và nhập viện của mình như một vết nhơ của mình khi là một nhà trị liệu xung quanh các đồng nghiệp, nhưng tôi nhận ra rằng nó là một lợi thế đối với khách hàng của tôi.
Việc tôi có tiết lộ hay không thì điều đó không phải lúc nào cũng quan trọng - tôi đã học được rằng những trải nghiệm sống này mang lại cho tôi mức độ kiến thức và sự đồng cảm mà bạn không thể tìm thấy trong một cuốn sách tội phạm học hay một khóa đào tạo nào.
Hơn nữa, khách hàng của tôi đã truyền cảm hứng cho tôi mỗi ngày. Tôi ghét sự đau đớn mà họ đã trải qua và điều đó đã mang chúng tôi đến với nhau, nhưng tôi luôn kinh ngạc trước sức mạnh và khả năng phục hồi của họ trong những tình huống đó.
Tôi Không Muốn Làm Mẹ Tôi Phiền Lòng Ở Thế Giới Bên Kia
Một trong những người bạn thân nhất của tôi đã từng nói với tôi rằng: “Mẹ cậu sẽ nổi điên lên nếu bà ấy gặp cậu quá sớm đấy.”
Tôi không chắc chính xác mình tin vào điều gì về thế giới bên kia, nhưng tôi tin vào sự tồn tại của nó và tôi hoàn toàn biết rằng mình không muốn phải đối mặt với cơn thịnh nộ của người mẹ Sicilia ở đó mãi mãi.
Lý do đó cũng đủ khiến tôi tiếp tục cuộc sống của mình và hãy để ngày cuối cùng của tôi đến theo cách tự nhiên.
Tác giả: Theodora Blanchfield, AMFT
Dịch giả: Ngọc My - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ
Link bài gốc: As a Therapist and Suicide Survivor, Here's What Made Me Reconsider Ending My Life
Theo tamlyhoctoipham.com