Tội Phạm Bài viết

Lý do mẹ hay cằn nhằn là do tổn thương tâm lý thời thơ ấu

 15/04/2022 8:36:32 CH |  Admin |   534 lượt xem

(toipham.net) - Ngoài sự lo lắng và mong muốn con cái tốt hơn, còn một lý do mẹ hay cằn nhằn được đưa ra dưới góc nhìn tâm lý học.

Theo QQ, cuộc khảo sát cho thấy hành vi mà thanh thiếu niên Trung Quốc không thích nhất từ mẹ mình là “cằn nhằn”. Điều này đúng với trẻ em trên toàn thế giới. Dưới góc nhìn tâm lý học, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn lý do mẹ hay cằn nhằn, đồng thời cũng giúp mỗi người có thể hoàn thiện bản thân, phát triển nhân cách tốt hơn.

Mẹ càng cằn nhằn trẻ càng không vâng lời

Trong gia đình, mẹ thường là người cằn nhằn nhiều nhất. Mặc dù cằn nhằn là một cách để giải tỏa áp lực và tăng cường giao tiếp, nó cũng là cách thể hiện sự quan tâm, nhắc nhở con cái trở nên tốt hơn. Nhưng điều đó chỉ đúng nếu sự cằn nhằn trong giới hạn nhất định. Nếu vượt qua giới hạn sẽ phản tác dụng.

Tâm lý học tin rằng tần suất lặp lại của thông tin và hiệu quả thuyết phục có mối quan hệ hình chữ U ngược. Giao tiếp vừa phải sẽ nhận được kết quả tốt. Nếu thông tin được truyền đạt quá mức, hiệu quả thuyết phục sẽ giảm.

Phản ứng của con cái khi bị mẹ cằn nhằn

Một số sẽ cảm thấy khó chịu, muốn né tránh những lời cằn nhằn của mẹ. Một số lại có hành vi phản kháng và không còn kính trọng mẹ. Một số trẻ còn cư xử thô bạo, mặc mẹ mẹ nói, mặc con con làm.

Phải thường xuyên nghe những điều lặp đi lặp lại, đầu tiên trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi về tinh thần, sau đó là chán, cuối cùng là không bận tâm những gì mẹ nói. Tác hại khi mẹ cằn nhằn quá nhiều khiến trẻ không đủ kiên nhẫn để lắng nghe dẫn đến hành vi chống cự được gọi là “hiệu ứng quá giới hạn”. Đó là một trạng thái tâm lý có phần tiêu cực khi mà một đứa trẻ chịu sự kích thích quá mức trong thời gian dài khiến tâm lý khó chịu và có xu hướng phản kháng. Khi đó, hiệu quả tích cực của những lời cằn nhằn đã biến mất nhưng kết quả tiêu cực đã tăng theo cấp số nhân.

Mẹ hay cằn nhằn là do tổn thương tâm lý thời thơ ấu

Rõ ràng cha mẹ nhận ra cằn nhằn là vô ích và đứa trẻ không chịu vâng lời. Nhưng tại sao mẹ vẫn cằn nhằn mọi lúc mọi nơi mà không thể dừng lại?

Nhà tâm lý học Sigmund Freud đã giúp chúng ta tìm ra câu trả lời cho thắc mắc này. Hóa ra người mẹ hay cằn nhằn là do ảnh hưởng tâm lý từ tuổi thơ.

Ông chia sự triển nhân cách của một người thành 5 giai đoạn: 0-18 tháng, 1 tuổi rưỡi -3 tuổi, 3-6 tuổi, 6-12 tuổi, 6-12 tuổi, 12 tuổi đến trưởng thành.

Freud tin rằng trải nghiệm mà trẻ có được trong từng giai đoạn của quá trình phát triển quyết định đến tính cách và gây ảnh hưởng đến hành vi của họ sau này. Nếu ở một giai đoạn nào đó, trẻ không có được sự thỏa mãn sẽ khiến tâm lý của chúng không được phát triển lành mạnh.

Lấy ví dụ giai đoạn 0-1 tuổi. Hoạt động chính của trẻ ở độ tuổi này liên quan đến môi và miệng. Theo quan điểm của Freud, người trưởng thành từng không được thỏa mãn trong giai đoạn này có thể thực hiện một số hành vi liên quan đến miệng và môi như ăn quá nhiều, phụ thuộc thuốc lá hoặc rượu, sử dụng ngôn ngữ để lạm dụng người khác như cằn nhằn hoặc la mắng.

Hy vọng con cái có thể hiểu cho hành vi cằn nhằn của cha mẹ. Một mặt nó xuất phát từ sự lo lắng, mong muốn bạn được tốt hơn. Một mặt do việc không được thỏa mãn thời thơ ấu đã để lại những rắc rối về tâm lý và kéo dài nhiều thế hệ.

Chia sẻ những điều này không phải để con cái phàn nàn về cha mẹ của mình mà là giúp chúng không trở thành người cha mẹ như vậy để thế hệ tiếp theo không bị tổn thương tâm lý. Nếu là cha mẹ hay cằn nhằn và muốn thoát khỏi vấn đề này, bạn hãy xây dựng lại tích cách, cố gắng bước ra khỏi chấn thương tâm lý tuổi thơ.

 

Nguồn: Sohu

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

'Chân dung' người không cần tình dục

'Chân dung' người không cần tình dục  5

 22/03/2023 9:38:41 SA

Bên cạnh dị tính, đồng tính và song tính, còn có những người vô tính (asexual). Đối với họ, quan hệ tình dục không phải tất cả.

Xem chi tiết 
Cách để nhanh quên người yêu cũ

Cách để nhanh quên người yêu cũ  5

 22/03/2023 9:38:40 SA

Việc hồi phục sau chia tay chưa bao giờ dễ dàng. Kết nối với bạn bè hay xây dựng chế độ tập luyện có thể là cách giúp vượt qua nỗi đau nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn.

Xem chi tiết 
Vì sao bạn lười?

Vì sao bạn lười?  6

 22/03/2023 9:38:39 SA

Lười biếng là thói quen xấu nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề tâm lý nào đó, ví dụ như trầm cảm.

Xem chi tiết 
Vì sao đàn ông thích phụ nữ có vòng 3 khủng

Vì sao đàn ông thích phụ nữ có vòng 3 khủng  6

 21/03/2023 9:38:19 SA

Nam giới thích phụ nữ eo nhỏ hông to thể hiện vẻ trẻ trung và khả năng sinh nở. Vòng 3 lớn vẫn mốt và các nhà khoa học cố gắng tìm hiểu lý do chính xác là gì.

Xem chi tiết 
Người trẻ thích yêu đương mập mờ

Người trẻ thích yêu đương mập mờ  7

 20/03/2023 9:37:23 SA

Mệt mỏi vì bị kiểm soát trong mối quan hệ chính thức, Prasant Meera đã tìm kiếm kiểu yêu đương "trên tình bạn, dưới tình yêu".

Xem chi tiết 
Nắm bắt 10 biểu hiện của người thích đóng vai nạn nhân để không bị họ thao túng tâm lý

Nắm bắt 10 biểu hiện của người thích đóng vai nạn nhân để không bị họ thao túng tâm lý  7

 20/03/2023 9:37:22 SA

Người thích đóng vai nạn nhân ít mở lòng đón nhận những nhận xét hoặc đứng trên phương diện cầu thị.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2027
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  1933
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  2459
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  1966
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  1969
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...