Tội Phạm Bài viết

Tại sao không bám chấp (Non-Attachment) là một trong những chìa khóa cho một mối quan hệ và cuộc sống hạnh phúc

 28/08/2023 2:52:20 SA |  Admin |   21 lượt xem

(toipham.net) - Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng không bấm chấp là một phẩm chất quan trọng để có những mối quan hệ yêu đương lành mạnh.

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng không bấm chấp là một phẩm chất quan trọng để có những mối quan hệ yêu đương lành mạnh.

Đừng bám chấp

Nó thực sự là chìa khóa cho một cuộc sống lãng mạn và hạnh phúc. Đây là lý do tại sao.

Chẳng phải không bám chấp là một thứ gì đó rất giống với sự thờ ơ hay sao? Thực sự là, nó không hề giống.

Không bám chấp là một trạng thái tinh thần rất có lợi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và trong mối quan hệ của chúng ta với mọi người, với của cải tài sản và thậm chí với cơ thể vật lý của chính chúng ta.

Tai sao khong bam chap (Non-Attachment) la mot trong nhung chia khoa cho mot moi quan he va cuoc song hanh phuc

Định nghĩa và nguyên tắc của Không bám chấp

Không bám chấp không phải là sự thờ ơ.

Điều quan trọng là phải làm rõ sự hiểu lầm phổ biến này. Sự thờ ơ có nghĩa là thiếu quan tâm và cảm thông đối với một người hoặc đối tượng nào đó.

Ngược lại, không bám chấp chỉ về trạng thái tinh thần khách quan và không đeo bám, và nó xuất phát từ sự xem xét sâu sắc về các điều kiện tồn tại của con người.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang tham gia một chuyến đi với một nhóm người xa lạ. Những người tham gia đến từ khắp nơi trên thế giới và bạn sẽ không gặp lại họ sau khi kỳ nghỉ kết thúc.

Bạn thấy có một người thực sự cuốn hút và thú vị trong nhóm. Bạn biết rằng bạn sẽ chỉ chia sẻ một khoảng thời gian ngắn với anh ấy hoặc cô ấy, nhưng bạn định tận dụng tối đa những ngày mà các bạn có thể ở bên nhau. Bạn muốn sống với những khoảnh khắc này một cách mãnh liệt và đam mê, vì biết rằng chúng sẽ không kéo dài mãi mãi và hai bạn sẽ phải chia tay. Bạn chấp nhận hoàn cảnh này và vẫn cởi mở hoàn toàn với trải nghiệm.

Ở đây không hề có sự thờ ơ, phải không? Tuy nhiên, hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ này buộc bạn không bám chấp với người khác và trải nghiệm mà các bạn đã có với nhau (trừ khi bạn muốn chịu nhiều đau khổ).

Không bám chấp tăng cường các mối quan hệ tình cảm như thế nào

Bạn có thể nghĩ rằng các mối quan hệ thân thiết của chúng ta không phát triển trong những điều kiện giống như ví dụ trên. Nhưng có thật vậy không? Suy cho cùng, con người chúng ta luôn chia sẻ một khoảng thời gian hữu hạn cùng nhau, giống như những người trong một chuyến du lịch trọn gói. 

Điểm khác biệt chính là trong cuộc sống thực, bạn không biết khi nào thời gian của bạn với người nào đó sẽ kết thúc.

Hoàn cảnh cuộc sống, sự yếu đuối của thân phận con người, sự bất ổn của cảm xúc – tất cả những yếu tố này khiến cho các mối quan hệ trở nên khó dự đoán hơn nhiều so với những gì chúng ta thường nghĩ. Nếu bạn thiền sâu về tính vô thường của cuộc đời thì việc không bám chấp sẽ là hệ quả tất yếu.

Nhưng cũng giống như ví dụ trên, không bám chấp trong cuộc sống thực không có nghĩa là thờ ơ, mà trái lại, nó sẽ tiếp thêm sức mạnh cho bạn để sống với mọi mối quan hệ bằng tình yêu và sự mãnh liệt, vì biết rằng nó có thể kết thúc bất cứ lúc nào.

Không bám chấp là một trạng thái tinh thần sẽ giúp ích cho bạn cả khi vui lẫn lúc buồn. Cuộc sống là sự pha trộn giữa lạc thú và đau đớn, giữa thoải mái và khó khăn. Chúng ta bám lấy lạc thú, hy vọng rằng nó sẽ không bao giờ rời bỏ, và chúng ta bị nỗi đau lấn át, vì sợ rằng nó sẽ không bao giờ kết thúc.

Bằng cách thực hành không bám chấp, chúng ta có thể chịu đựng những khoảnh khắc khó khăn với một khiếu hài hước nhất định, biết rằng – như một câu nói khôn ngoan– điều này rồi cũng sẽ qua. Theo cách tương tự, chúng ta có thể tận hưởng những giây phút tuyệt vời của cuộc sống mà không bị ám ảnh bởi nỗi sợ rằng chúng sẽ kết thúc—vì chắc chắn chúng sẽ kết thúc.

Tất cả điều này không có nghĩa là bạn phải sống trong tình trạng thường xuyên cảm thấy bất an, lo sợ rằng mọi thứ bạn dựa vào có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Ngược lại là đằng khác, việc không bám chấp vào thành công và thất bại, hay lạc thú và đớn đau, sẽ đưa bạn trở lại kết nối với điều duy nhất vẫn luôn hiện diện, ổn định và an toàn: trung tâm nhận thức thuần khiết và tình yêu thanh khiết của bạn.

Việc không bám chấp đưa bạn tiến gần đến tình yêu vô điều kiện như thế nào

Khi bạn bắt đầu thực hành việc không bám chấp trong các mối quan hệ thân mật của mình, bạn sẽ tìm thấy một trong những con đường dẫn đến tình yêu vô điều kiện. Chỉ những ai không bám chấp mới có thể yêu vô điều kiện, tức là không mong đợi được đáp đền.

Dính mắc với ai đó có nghĩa là bạn yêu người đó chủ yếu vì sự gần gũi hoặc tiện lợi mà người đó mang lại, điều này khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi những người thân yêu của bạn làm điều gì đó khiến bạn khó chịu, hoặc đơn giản là quyết định ra đi? Thường thì tình yêu gắn bó sẽ biến thành những nỗi cay đắng, giận dữ và oán hận.

Khi bạn yêu thương mà không bám chấp, bạn không quan tâm đến những kết quả của tình yêu của bạn. Chúng toả ra từ bạn giống như hương thơm từ một bông hoa. Bạn có thể yêu từ nguồn năng lượng tràn ngập thực sự từ trái tim mà không cần bất kỳ điều kiện hay giới hạn nào. Nếu tình yêu bám chấp thể hiện bằng câu “Anh yêu em, bởi vì…” thì tình yêu không bám chấp chỉ nói “Anh yêu em” mà không đi kèm bất kỳ điều kiện nào. Cụ thể hơn nữa, bạn sẽ nhận ra rằng tình yêu thuần khiết, vô điều kiện, được thể hiện rõ nhất qua câu “Tôi yêu”. Như một nhà thần bí vĩ đại đã từng nói: “Tình yêu không phải là một mối quan hệ, mà nó là một trạng thái tồn tại”.

Không bám chấp mang đến một cách tiếp cận phổ quát cho cách bạn thể hiện tình yêu

Tình yêu vô điều kiện không phụ thuộc vào đối tượng của tình yêu. Mặc dù trong một thời điểm cụ thể của cuộc đời, tình yêu của bạn có thể tập trung vào một con người cụ thể, nhưng hành động yêu thương không phụ thuộc vào người đó. Nếu người đó biến mất khỏi cuộc đời bạn thì tình yêu vô điều kiện vẫn ở đó, tràn ngập trong tim, sẵn sàng hướng đến một con người tuyệt vời khác khi thời điểm thích hợp đến.

Sự không bám chấp mang đến cho tình yêu của bạn một phẩm chất phổ quát, mà trong đó đối tượng của tình yêu không còn là nguyên nhân của nó nữa. Nguồn gốc của bất kỳ hình thức tình yêu nào đều nằm bên trong bạn và bạn không phụ thuộc vào bất kỳ ai để có thể bày tỏ nó.

Đây là một trong những thay đổi mang tính giải phóng nhất mà một người có thể trải nghiệm. Có lẽ, bạn vẫn luôn tin rằng một ai đó có trách nhiệm đưa bạn vào trạng thái tuyệt vời mà bạn gọi là “tình yêu”. Nhưng quan niệm sai lầm này chính là nguyên nhân khiến bạn bám víu vào người khác, sợ họ ra đi và đặt lên vai họ gánh nặng phải làm cho bạn hạnh phúc. Một khi bạn hiểu rằng tình yêu nảy sinh từ bên trong bạn và không ai khác chịu trách nhiệm về tình yêu đó, bạn có thể tiếp tục yêu thương người khác, nhưng nỗi sợ hãi và sự bám víu sẽ biến mất. Bạn nhận ra rằng không có sự kiện nào trong cuộc sống, kể cả cái chết của người thân yêu của bạn, có thể khiến bạn phải rời xa trạng thái này.

Học cách thực hành không bám chấp là một trong những công cụ quan trọng nhất để phát triển tình yêu vô điều kiện, thái độ không bám víu vào mọi thứ và con người, cũng như khả năng tận hưởng khoảnh khắc hiện tại một cách mãnh liệt. Chấp nhận tính vô thường của cuộc sống có nghĩa là định hình lại tất cả các giả định của chúng ta về sự tồn tại—nhưng nhờ quá trình này, chúng ta có khả năng yêu thương một cách vô điều kiện, không dè dặt và không sợ hãi.

Tác giả: Raffaello Manacorda

Nguồn: Elephant Journal

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Tình Yêu - Liều Thuốc Cho Tâm Bệnh – The book of life

Tình Yêu - Liều Thuốc Cho Tâm Bệnh – The book of life  5

 21/09/2023 4:26:24 SA

Tình yêu - vốn là loại thần dược hỗ trợ cho quá trình hồi phục từ các bệnh lý tâm thần, nhưng tréo ngoe thay lại hiếm khi được một lá đơn chẩn bệnh hoặc cuốn sách y khoa nào nhắc đến.

Xem chi tiết 
5 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Cuốn Hút Hơn Bạn Nghĩ

5 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Cuốn Hút Hơn Bạn Nghĩ  4

 21/09/2023 4:26:22 SA

Mỗi khi nghĩ về một ai đó mà bản thân vẫn luôn mến mộ, điều gì ở họ khiến bạn yêu thích nhất? Đó là sự quan tâm mà họ dành cho những người xung quanh?

Xem chi tiết 
Vì sao khóc khi xem phim là biểu hiện của những người mạnh mẽ

Vì sao khóc khi xem phim là biểu hiện của những người mạnh mẽ  4

 21/09/2023 4:26:21 SA

Tôi vẫn luôn khóc như đang thái củ hành trong lúc xem phim từ trước đến nay.

Xem chi tiết 
Cơ Chế Tâm Lý Và Dấu Hiệu Của Hội Chứng Peter Pan (Peter Pan Syndrome)

Cơ Chế Tâm Lý Và Dấu Hiệu Của Hội Chứng Peter Pan (Peter Pan Syndrome)  4

 20/09/2023 4:24:02 SA

Peter Pan đã làm mọi cách để trốn tránh những trọng trách đi kèm với sự trưởng thành, và những đối tượng mắc phải hội chứng mang tên cậu - hội chứng Peter Pan - cũng có xu hướng hành động tương tự.

Xem chi tiết 
Làm Thế Nào Để Có Được Những Ý Tưởng Đột Phá?

Làm Thế Nào Để Có Được Những Ý Tưởng Đột Phá?  4

 20/09/2023 4:24:00 SA

Bài viết sau được dịch từ chia sẻ trên psychologytoday.com của Tiến sĩ Mark Batey - chuyên viên nghiên cứu về sự sáng tạo, Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu tại Manchester Business School.

Xem chi tiết 
8 Điều Cần Nhớ Mỗi Khi Buồn Chán

8 Điều Cần Nhớ Mỗi Khi Buồn Chán  4

 20/09/2023 4:23:57 SA

Bài viết được chia sẻ trên trang Power of Positivity

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2164
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2078
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  2651
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2145
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2135
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...