Tác giả Émile Coué/Bách ViệtNXB Phụ Nữ Việt Nam
Cuốn sách tội phạm học giới thiệu phương pháp ám thị để thay đổi nhận thức. Tự kỉ ám thị được biết đến như một kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến thế giới vật chất, mang lại sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần và thậm chí cả tăng chỉ số IQ, hỗ trợ giúp cho việc sử dụng thuốc. Nó được phát triển bởi nhà bào chế thuốc Emile Coué từ cuối những năm 1800 đến đầu những năm 1900.
Đặt sách tội phạm học tại: https://shope.ee/1LJ3fLt74v
1 Cách ám thị tác động lên con người
Mọi ý niệm mà chúng ta gieo vào tâm trí đều sẽ trở thành hiện thực trong chừng mực nó có thể xảy ra.
Tổng kết 1
- Ám thị tạo nên niềm tin vào một hiện thực có thể xảy ra. Khi niềm tin đó được củng cố liên tục bởi ngôn từ tích cực, mọi điều bạn muốn sẽ trở thành hiện thực trong chừng mực nó có thể xảy ra.
- Hãy thả lỏng, không cần nỗ lực gì cả, vì ý chí sẽ chỉ phản tác dụng. Nỗi lo sợ củng cố niềm tin vào hiện thực tiêu cực, thúc đẩy bạn hình dung ngày càng rõ ràng vào hiện thực đó, và cuối cùng biến niềm tin đó thành hiện thực của bạn. Ý chí sẽ chỉ đẩy nhanh quá trình này mà thôi.
- Hãy chỉ dùng ngôn từ tích cực theo kiểu khẳng định hiện thực tích cực. Đừng bắt ngôn từ phải thực hiện chức năng của “đôi mắt”, mà hãy để ngôn từ thực hiện chức năng của “đôi tay”. Hãy khẳng định một cách chắc chắn hiện thực tích cực mà bạn mong muốn. Ngoài ra, hãy chú ý tới các khiếm khuyết trong niềm tin tiêu cực của bạn và dùng chiêu “gậy ông đập lưng ông” để khẳng định điều tích cực.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Wilson Vitorino/Pexels.
Phần 2:
Những ví dụ và thí nghiệm cho thấy hai điều: Thứ nhất, mọi ý niệm mà chúng ta nói trong tâm trí đều sẽ trở thành hiện thực (trong giới hạn khả năng hiểu rõ). Thứ hai, trái với niềm tin phổ biến của chúng ta, ý chí không phải là khả năng quan trọng nhất của con người mà là trí tưởng tượng.
Coué nói chuyện với các bệnh nhân mới:
“Tôi sẽ giải thích cho các bạn một cách ngắn gọn tự kỷ ám thị là gì. Hiện tại, tôi sẽ chứng minh cho các bạn thấy hai điều qua một số thí nghiệm mà vài người trong các bạn đã từng thực hiện, và sau đó là thí nghiệm với những người chưa từng thực hiện lần nào.”
“Điều đầu tiên trong hai điểm này là: Bất cứ ý niệm nào chúng ta đặt trong đầu, bất kể ý niệm đó có thể là gì, đều sẽ trở thành sự thật đối với chúng ta, ngay cả khi nó thực sự không đúng sự thật. Cùng một sự kiện được nhìn thấy bởi mười người khác nhau thì sẽ có mười quan điểm khác nhau.
Vì vậy, khi một tội ác được thực hiện, các bạn có thể có tới ba mươi nhân chứng khác nhau. Đó là một điều tốt! Từ lời khai của nhân chứng tại phiên tòa, các bạn sẽ được nghe ba mươi góc nhìn khác nhau, bởi vì không ai trong số họ đã nhìn thấy hành động phạm tội từ cùng một phía. Đối với người này, nó có màu trắng, đối với người khác thì là màu đen.”
“Hơn nữa, mọi ý niệm mà chúng ta gieo vào trong tâm trí đều sẽ trở thành hiện thực trong chừng mực nó có thể xảy ra, một cách tự nhiên. Tôi nêu ra điều kiện hạn chế này là bởi nếu chúng ta cứ nghĩ tới một điều không thể, chẳng hạn như chúng ta bị mất một chân và một chân mới sẽ mọc ra ở đúng vị trí đó, thì sẽ chẳng có cơ hội nào để một ý tưởng như vậy thành hiện thực cả.
Nhưng nếu chúng ta đưa vào trong đầu một ý niệm khả thi, nó sẽ trở thành hiện thực đối với chúng ta. Vì vậy, nếu các bạn nghĩ Tôi sẽ không ngủ vào ban đêm thì các bạn sẽ không thể ngủ! Mất ngủ là gì? Đó chính là tư tưởng rằng khi lên giường bạn sẽ không ngủ đấy thôi! Người ngủ ngon vào ban đêm là người biết rất rõ rằng khi đi lên giường nằm thì họ sẽ ngủ ngon!
Chỉ cần nghĩ rằng Tôi bị táo bón thì các bạn sẽ bị táo bón! Chúng ta hay có tư tưởng rằng trừ khi chúng ta dùng loại thuốc này hay loại thuốc kia, nếu không chúng ta sẽ không thể đại tiện mỗi ngày được.
Điều này cũng đúng nếu ai đó lén lút đưa vào hộp thuốc của các bạn những viên thuốc hoặc viên nén mà bên trong chứa toàn tinh bột hoặc bột bánh mì, có vẻ bề ngoài giống hệt với những viên thuốc hoặc viên nén mà bạn vẫn dùng hàng ngày, thì ruột của các bạn vẫn sẽ hoạt động giống hệt như khi các bạn uống viên thuốc chiết xuất từ cây đại hoàng, hoặc viên thuốc có chứa cascara1!
Nhưng tất nhiên, hiệu quả chỉ đến với điều kiện là các bạn không biết bất cứ điều gì về chuyện tráo thuốc này! Cũng giống trường hợp người ta tiêm cho bệnh nhân những mũi tiêm nước cất, rồi nói với họ rằng đó là những mũi tiêm morphin! Các bệnh nhân tin rằng đó là morphin thật và họ cảm thấy bớt đau!
Nếu bạn nghĩ rằng Đường trơn trượt sau khi tuyết tan, mình kiểu gì cũng bị ngã cho mà coi, thế thì bạn có thể biết khá chắc chắn kết quả sau đó sẽ thế nào rồi đấy! Còn những ai không hề sợ ngã thì sẽ không ngã.
“Các bạn sẽ thấy tầm quan trọng của điểm này, bởi vì mọi ý niệm mà chúng ta gieo vào tâm trí đều sẽ trở thành hiện thực (trong chừng mực nó có thể xảy ra). Cho dù bị bệnh về mặt thể chất hay tinh thần, chỉ cần chúng ta gieo vào tâm trí mình ý niệm rằng chúng ta có thể được chữa khỏi, chúng ta sẽ được chữa khỏi!”
Mọi ý niệm mà chúng ta gieo vào tâm trí đều sẽ trở thành hiện thực (trong chừng mực nó có thể xảy ra). Cho dù bị bệnh về mặt thể chất hay tinh thần, chỉ cần chúng ta gieo vào tâm trí mình ý niệm rằng chúng ta có thể được chữa khỏi, chúng ta sẽ được chữa khỏi.
2
'Cha đẻ' phương pháp tự kỷ ám thị
Bạn sẽ cảm thấy ông ấy như thể lúc nào cũng sẵn sàng cởi áoài e khoác ra để giúp đỡ bạn một tay vậy.
Ông thuộc tạng người đậm, với dáng hơi thấp thấp, toát lên một sức mạnh yên tĩnh và trầm lắng. Trán ông cao một cách ấn tượng, với mái tóc chải ngược ra đằng sau, hơi thưa và đã chuyển sang màu bạc trắng từ nhiều năm trước. Bộ râu bạc được cắt tỉa cẩn thận. Khi người đàn ông ấy cười lớn, các rãnh cười hiện rõ.
Ông có một khuôn mặt rắn rỏi, mang khí chất trẻ trung, đôi má hồng hào, và miệng hay mỉm cười. Đôi mắt luôn nhìn thẳng về phía trước phản chiếu trong đó ngập tràn tình yêu cuộc sống, khiến cho gương mặt ông gần như lúc nào trông cũng đôn hậu và vui vẻ.
Đó là một đôi mắt nhỏ, với ánh nhìn chăm chú, xuyên thấu người đối diện, phản ánh niềm háo hức tìm kiếm câu trả lời, đôi lúc còn khép lại nhỏ hơn thành một cái nhăn nheo tinh nghịch. Khi tập trung, chúng gần như nhắm nghiền, vầng trán căng ra và có vẻ còn cao hơn nữa.
Émile Coué. Ảnh: BBC.
Ông có lối diễn đạt đơn giản, sống động, đậm tính khích lệ, và thường say sưa trích dẫn những câu chuyện ngụ ngôn và giai thoại quen thuộc. Người ta không thể tìm thấy một chút sự giả bộ, làm màu nào qua toàn bộ diện mạo bề ngoài của ông.
Bạn sẽ cảm thấy ông ấy như thể lúc nào cũng sẵn sàng cởi áo khoác ra để giúp đỡ bạn một tay vậy. Đó là ấn tượng đối với những người đã từng gặp Émile Coué. Và chỉ có trời mới biết họ đông đến cỡ nào vì không có người đàn ông nào dưới gầm trời này có thể dễ gần... và được nhiều người muốn gần gũi như ông.
Ở Anh và đặc biệt là ở Mỹ, ông luôn nổi tiếng là kiểu người tự lập. Ông không bao giờ phủ nhận xuất thân bần hàn của mình. Bạn có thể cảm thấy rằng ông yêu đám đông quần chúng với một sự đồng cảm như thể có sự kết nối hữu cơ vậy.
Sinh ra ở Troyes năm 1857, vào ngày 26 tháng hai - cùng ngày sinh với Victor Hugo - ông lớn lên trong một gia đình lao động bình dân với người cha chỉ là một nhân viên đường sắt.
Nhưng chàng trai trẻ là một người thông minh, sáng dạ và đã có thể hoàn thành hết các cấp học tại xã Nogent-sur-Seine1, cuối cùng lấy được tấm bằng Cử nhân. Sau đó, với niềm yêu thích khoa học, ông bắt đầu tự trau dồi kiến thức để thi lấy bằng Cử nhân Khoa học - bản thân điều đó đã là một minh chứng rõ ràng cho sự kiên trì của ông.
Thất bại vào lần thi đầu không làm ông nản lòng; ông đã thử lại và đã thành công. Giờ chúng ta hãy cùng nhìn vào cuộc sống của ông ấy hồi ở Montmédy, nơi cha ông từng làm nhân viên đường sắt.
Có thể dễ dàng hình dung tuổi thơ của cậu bé, tung tăng từ thị trấn nhỏ này sang thị trấn nhỏ khác trong cùng một quốc gia, lúc nào cũng được bao quanh bởi những nhân viên đường sắt ở miền Đông nước Pháp với tính cách khiêm nhường, tốt bụng, có trách nhiệm, giản dị, không tham vọng, cần cù, tận tâm, và luôn trung thực - nói một cách dễ hiểu, là những người dễ mến.
Giờ đây, khi ông đã có được danh tiếng, được nhiều người biết đến thì thật tốt biết bao khi chúng ta tìm thấy ở ông những đặc điểm tương tự, những đức tính chuẩn mực và đứng đắn của tầng lớp tiểu tư sản. “Điều đầu tiên và quan trọng nhất để nói về Coué là ông ấy là một người rất đáng ngưỡng mộ,” ông Fulliquet đã thốt lên như vậy vào đêm nọ khi chào đón ông tại câu lạc bộ “Vers l’Unité”.
Và sau đó, khi Fulliquet cũng dùng từ “đáng ngưỡng mộ” để mô tả công việc của Coué, ông đã không tài nào hiểu được vì sao mình lại được tặng những lời có cánh như thế, suốt đời ông cũng không thể hiểu được - và bạn sẽ chẳng thể tìm thấy ai có sự khiêm tốn chân thành hơn Coué tại thời điểm đó đâu.
Khi còn là một cậu bé mới lớn, Coué đã quyết định theo học ngành hóa học, nhưng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đã ngăn cản mong muốn này. Cha ông nhắc nhở ông phải kiếm sống và chúng ta có thể thấy đã có một cuộc đấu tranh giữa thiên hướng khoa học và nhu cầu vật chất, một cuộc đấu tranh được kết thúc bằng một sự thỏa hiệp khá bất ngờ: người cha thuyết phục con trai mình theo học ngành dược, một lĩnh vực khiến cho hóa học trở nên thực dụng hơn.
Nhưng khía cạnh hóa học đó không thể thỏa mãn hoàn toàn cậu bé ham học hỏi. Ở đây chúng ta bắt gặp một ví dụ về “sự chuyển di cảm xúc” hoặc “sự đền bù”, những yếu tố làm hài lòng tâm hồn của một nhà Phân tâm học.
Chúng ta có thể hình dung chàng trai trẻ ấy đang ở trong phòng thí nghiệm tại cửa hàng của mình ở Troyes, một người lẽ ra đã trở thành nhà hóa học vậy mà thực tế là một dược sĩ, và biết rõ rằng anh ta thiếu nhiều thứ để trở thành một nhà hóa học thực thụ - các nghiên cứu đặc biệt, vật liệu thí nghiệm…
3
'Tự kỷ ám thị' đã ra đời như thế nào?
Sau khi làm trợ lý cho một số thí nghiệm của Liébeault, ông bắt đầu nghiên cứu và tự thực hành ám thị thôi miên.
Vì vậy, cũng là lẽ tự nhiên khi Tâm lý học thực tiễn cơ bản phải là thứ Tâm lý học ngắn gọn mà tôi đã đề cập. Do đó, vị tiền bối vĩ đại của Coué là Bernheim đã đưa ra các định nghĩa hơi thô thiển và gây tranh cãi về “ý tưởng” và “ám thị” (“Ám thị là một ý tưởng được biến thành hành động”). Với Coué, khía cạnh này thậm chí còn rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, dù chúng ta có thể chỉ ra những hạn chế trong cách nghĩ của ông, chúng ta cũng chẳng cần bận tâm quá nhiều đến chúng. Đó thực ra chính là những hạn chế mà tư tưởng tự đặt ra để trở thành một hành động mạnh mẽ hơn.
Vào năm 1885, khi ông hai mươi tám tuổi, chàng dược sĩ trẻ tuổi quê ở Troyes đã gặp Liébeault lần đầu tiên. Và cuộc gặp gỡ đó đã quyết định toàn bộ cuộc của chàng dược sĩ này.
Giữa hai người đàn ông có những điểm tương đồng đáng chú ý. Liébeault chỉ là một bác sĩ nông thôn, khiêm tốn và không có tham vọng, nhưng đồng thời cũng là một thiên tài. Ông là người đầu tiên chỉ rõ được sự tồn tại của hiện tượng tự kỷ ám thị, và gần như đã làm nên được điều kỳ diệu.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: cottonbro studio/Pexels.
Cuối cùng, ông đã đến cư trú tại thành phố Nancy, nơi ông tìm thấy Bernheim - một môn đệ đồng thời là nhà lý thuyết mà thông qua người này, các ý tưởng của ông đã được thế giới biết đến. Giờ hãy nhìn vào lịch sử về Émile Coué, ta sẽ thấy có nhiều điểm tương tự. Ông luôn cư xử với sự khiêm nhường giống như Liébeault. Ông chưa bao giờ cậy nhờ người khác nhưng luôn thoải mái giúp đỡ khi người khác tìm ông để nhờ cậy.
Mới đầu chỉ là mấy người hàng xóm, và cho đến bây giờ, tuần nào cũng có vài người Anh băng qua eo biển Manche chỉ với mục đích duy nhất là đến thăm ông tại Nancy. Với tính cách giản dị vốn có của những con người trung thực và vĩ đại, ông luôn thấy ngạc nhiên về điều này, ngạc nhiên khi thấy rằng ý tưởng của ông đã chinh phục cả châu Âu.
Sau khi làm trợ lý cho một số thí nghiệm của Liébeault, ông bắt đầu nghiên cứu và tự thực hành ám thị thôi miên. Ngay lập tức, ông nhận thức được khả năng của nó, nhưng khi Liébeault thực hành, ông phát hiện trong đó một sự mơ hồ đã cản trở công việc của họ: “Nó thiếu phương pháp,” Coué có lẽ sẽ nói như vậy.
Với tính cách ưa chủ động và làm việc với những thứ cụ thể, việc không có cái gì đó để “chạm” và “xử lý” khiến ông không thoải mái khi đối mặt với một công việc khó nắm bắt và mang lại kết quả thất thường như vậy.
Trong lúc chưa có một phương pháp thử nghiệm và thực hành, ông đã tự do thể hiện năng lực quan sát của mình, một kỹ năng mà ông giỏi nhất (bạn sẽ nhận ra thật tuyệt vời làm sao khi nhớ rằng vào một ngày đẹp trời, người đàn ông này đã khám phá ra mình có tài làm mô hình đầu người bằng đất sét mà không cần học qua một khoá học nào về đắp tượng trước đó).
4
Vì sao con người nên biết ơn những điều bất như ý?
Chính những điều không như ý đó đã tạo thuận lợi hơn cho việc học hỏi của chúng ta.
Ông quan sát tốt cũng chẳng kém gì thực hành. Ông đã tìm thấy phần mới lạ nhất, hấp dẫn nhất cho học thuyết của mình trong tương lai chính trong những điều đơn giản hàng ngày mà ông quan sát được. Và đây sẽ là một bài học cho chúng ta.
Điều này sẽ nhắc nhở chúng ta rằng năng khiếu là một năng lực tự nhiên có thể bộc lộ ra từ sự quan sát hàng ngày với mọi thứ xung quanh, và đối với khoa học, đây cũng là một hoạt động có nhiều tiềm năng mà ta không nên đánh giá thấp.
Đương nhiên cần phải bổ sung thêm các quy trình khác nữa, nhưng không gì thay thế được vai trò của việc quan sát. Các hình thức giáo dục đào tạo chính thức về khoa học vẫn thường xuyên, nếu không muốn nói là quá thường xuyên, mang nặng tính học thuật. Nó dạy ta cách lập luận nhưng lại làm cho ta quên mất cách quan sát.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: MART PRODUCTION/Pexels.
Chúng ta cũng có thể đề cập đến điều mà những người khởi xướng “những trường phái mới”, tính từ Rousseau trở đi, đã nhận thức về mối quan hệ giữa hoạt động chân tay và việc quan sát. Một sự đào tạo nhằm phát triển khía cạnh trí tuệ của con người mà loại trừ đi khía cạnh thực tế sẽ có nguy cơ làm thui chột khả năng quan sát, thứ vốn là nền tảng của trí tuệ.
Vì vậy, một lần nữa có lẽ chúng ta phải cảm ơn số phận vì đã cho chúng ta những điều không như ý: chính những điều không như ý đó đã tạo thuận lợi hơn cho việc học hỏi của chúng ta.
Chúng ta có lẽ nên vui mừng chứ không cần tiếc nuối về việc Émile Coué đã phải bỏ ngang mơ ước trở thành một nhà hóa học của mình ở độ tuổi mà lẽ ra nó phải được chắp cánh để vui mừng rằng trong những năm tràn đầy sức sống trong tâm trí đó, ông đã học được nhiều điều qua việc trốn học hơn là bằng cách cố nhét vào đầu chương trình đại học thông thường.
Khoa học của Coué đã từng bước đi sâu vào chính trái tim của cuộc sống. Thật vui khi chúng ta được đi theo ông, bước vào cái bồn tắm thiên nhiên trong lành, tràn đầy sinh lực đó, một thứ khoái lạc mà thực tế đã không còn được những người tự hào về một chủ nghĩa trí tuệ quá cằn cỗi đánh giá cao.
Và thế là Coué tiếp tục quan sát bằng đôi mắt sâu sắc, tinh nghịch và tử tế của mình. Với tinh thần tận dụng tối đa mọi thứ, ông đã tìm thấy trong công việc của mình một cơ hội quan sát không giới hạn. Hiệu quả thất thường của các phương thuốc, tác dụng của một lời nói khéo léo khi đưa bệnh nhân chai thuốc, việc chữa khỏi một số căn bệnh dai dẳng bằng một hợp chất vốn không có tác dụng gì.
Tất cả những điều này với người khác là bình thường, nhưng đều có ý nghĩa đối với người quan sát vĩ đại này. Tất cả những điều quan sát được đó đọng lại trong tâm trí ông trong suốt tuổi trẻ và trong cả phần tiềm thức mà sau này ông đã ca ngợi rất nhiều. Chúng trở thành những viên gạch để dần xây dựng nên luận điểm tương lai của Coué mang tên Tự kỷ ám thị.
Trong khi đó, những ý tưởng của trường phái trị liệu Nancy1 đã lan rộng. Ở Mỹ, những ý tưởng này đang được khai thác và phổ biến qua rất nhiều những nghiên cứu được quảng cáo ầm ĩ nhưng chứa trong đó không ít sự bịp bợm, vô nghĩa. Trong đống tài liệu rất tẻ nhạt đó, Coué nghĩ có lẽ ông sẽ tìm thấy được điều gì đó hữu ích, và công lao của ông nằm ở chỗ là có thể đúc rút ra được một nguyên lý cốt yếu mạnh mẽ từ tất cả những thứ tào lao đó.
5
Ám thị là gì?
Ám thị là một ý tưởng được biến thành hành động, và phương tiện hành động của bạn chính là ngôn từ tích cực.
Tổng kết 1
- Ám thị là một ý tưởng được biến thành hành động, và phương tiện hành động của bạn chính là ngôn từ tích cực. Hãy dùng ngôn từ tích cực như “đôi tay” hành động để hiện thực hóa các ý tưởng tích cực đối với cơ thể bạn.
- Quy luật về nỗ lực bị thuần hóa: Ý chí không chỉ bất lực trước sự ám thị mà còn có tác dụng củng cố sự ám thị mà nó đã tìm cách tiêu diệt. Ý chí vốn là cứng nhắc, có năng lực tập trung thúc đẩy chứ không có năng lực định hướng. Sự ám thị giúp định hướng mục tiêu tập trung của ý chí. Ý chí không thể tiêu diệt được sự ám thị mà còn bị sự ám thị sử dụng.
Phần 1: Cuộc phỏng vấn giữa Émile Coue và từng người đến phòng khám và đối thoại chung, cho phép Coué xác định trạng thái tinh thần của người bệnh.
Tất cả người bệnh ngồi thành vòng tròn xung quanh Émile Coué. Họ rất đông, với đủ hết mọi loại bệnh tật trên đời, hoặc gần như đủ hết. Với bản chất tốt bụng không màu mè, ông quan tâm đến từng người. Ông hỏi thăm tình hình những người đã thử phương pháp của ông để “tự chữa bệnh” - giống như cách ông vẫn hay gọi.
Ông hỏi thăm những người mới đến về tình trạng sức khỏe của họ, cho họ lời khuyên và động viên họ. Đối với những người mới đến lần đầu, ông còn hỏi lý do họ đến đây thăm khám, và họ đang bị đau nhức như thế nào.
Một người phụ nữ đã có chồng tìm đến Coué do bị đau bụng và tê cứng chân tay, gặp khó khăn trong việc đi lại. Ông nói: “Thực ra bà chỉ đang chưa hết sức bước đi đó thôi! Nào, hãy đứng lên và đi thử cho tôi xem, đi nhanh hơn, nhanh hơn nữa nào!” Sau đó, người phụ nữ ấy đã chạy theo sau Coué xung quanh phòng. Bà tỏ vẻ hài lòng khi thấy mình đã bước đi, thậm chí chạy, dễ dàng hơn nhiều so với trước đó.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: lucas souza/Pexels.
Coué nói chuyện với một bà cụ già bị điếc và mắc chứng sưng gan thế này: “Cụ bị gì vậy, thưa cụ? Cụ bị điếc ạ? Không, không, cụ đâu có điếc vì cụ vừa trả lời câu hỏi mà cháu đã hỏi cụ mà!”
“À vâng, nhưng ông đã nói to, đó là lý do tại sao tôi có thể nghe thấy ông.”
“Phải, không có bệnh điếc nào tệ hơn là bệnh điếc của một người không muốn nghe!”
“Ồ! Nhưng mà đâu có phải là tôi không muốn nghe! Tôi bị điếc mà!”
“Nhưng chính cụ cũng thấy rất rõ rằng cụ không điếc vì cụ hiểu được những gì mà cháu đang nói mà!” Ông bật cười và hỏi tiếp: “Cụ còn bị đau ở chỗ nào nữa không?”
“Tôi bị sưng một bên gan.”
“Cháu đâu có hỏi cụ bị sưng chỗ nào! Cháu hỏi cụ bị đau ở chỗ nào cơ.” Coué dùng phương pháp của mình để xoa dịu cơn đau cho bà cụ. Vừa nói “Nó đang đỡ hơn, nó đang đỡ hơn”, ông vừa đưa tay xoa nhẹ lên chỗ đau. Người phụ nữ lặp lại rất nhanh theo Coué: “Nó đang đỡ hơn, nó đang đỡ hơn, và tôi đang cảm thấy tốt hơn rất nhiều.”
Một người đàn ông Ba Lan bị bệnh gan đã đến buổi khám cùng vợ mình. Coué nói chuyện với họ bằng tiếng Đức. Các cuộc trò chuyện của Coué với bệnh nhân thường như sau: “Còn quý cô, cô có cần giúp đỡ không?”
“Thưa ông, ông có một khối u trên lưỡi cần phải phẫu thuật. Tôi không thể khẳng định với ông rằng nó sẽ được chữa khỏi. Có thể ông sẽ chữa được nhưng tôi không khẳng định điều đó. Đối với một số người, tôi nói rõ ràng: Bạn sẽ được chữa khỏi, vì tôi tin chắc điều đó. Nhưng có những trường hợp tôi phải nói: Có thể bạn sẽ được chữa khỏi. Tôi nói có thể thôi. Điều đó không có nghĩa là tôi khẳng định bệnh sẽ khỏi, mà cũng không có nghĩa là ngược lại.”
“Còn ông thì sao?”
“Ồ! Tôi khỏi bệnh rồi! Tôi bị mắc chứng suy nhược thần kinh trong ba năm. Tôi chỉ mới đến khám ở chỗ ngài Coué có sáu lần và bây giờ tôi đã khỏi bệnh rồi!” Người đàn ông nói với những người có mặt.
“Tôi xin chúc mừng ông. Thật tốt khi bệnh đã được chữa khỏi!
“Còn ông, thưa ông? Đau ở phần thân bên phải đúng không?”
“Vâng, nhưng nó sẽ hết đau thôi, thưa ngài Coué!”
“Ông hay nói rằng mình không sử dụng ám thị, nhưng tôi thấy ngược lại, ông sử dụng nó rất tốt đấy chứ!”
“Thưa ông, ông bị hen suyễn à? Cách đây ít lâu, ở đây cũng có một người mắc bệnh hen suyễn đã lâu. Cuối cùng, ông ấy đã có thể đi lên đi xuống cầu thang mà không bị khó thở chút nào. Tôi biết một ca mắc hen suyễn khá thú vị, đó là trường hợp của ông, ở London.
Ông ấy đã mắc bệnh hen suyễn trong suốt 25 năm, và ông ấy đã phải thức trắng đêm trên giường để cố gắng tìm một cách nào đó giúp thở dễ dàng hơn, nhưng ông không thể làm được. Còn quý ông này sau khi đến đây chưa đầy ba tuần thì đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Khi rời khỏi đây, ông ấy đã đến Chamonix1 để leo núi đấy. Ngày hôm sau, ông ấy đã leo lên được một nghìn tám trăm mét, và ngày hôm sau nữa là hai nghìn một trăm mét. Ông ấy từng rất u buồn nhưng giờ đã trở nên dần vui vẻ hơn và vươn mình đầy sinh khí như một chàng trai trẻ vậy. Tôi rất hài lòng khi thấy ông ấy như vậy. Con gái của ông, cô M, cũng được hưởng lợi khi đến đây.”
“Còn bà, thưa bà?”
“Bàng quang tôi tốt hơn nhiều rồi. Không còn cặn lắng tội phạm trong nước tiểu nữa. Tôi đã khoẻ hơn nhiều rồi. Nhưng vì tôi là một phụ nữ đã có gia đình, nên tôi muốn giặt giũ. Nhưng mà tôi đã làm quá nhiều, nên giờ tôi bị đau ở chân, đau đến nỗi khiến tôi không thể ngủ được.”
“Thật dễ dàng để thoát khỏi tình trạng này. Từ thời điểm bà cảm thấy bàng quang của mình ổn hơn, bà sẽ thấy những cơn đau này rất dễ chữa khỏi.”
“Còn bà thì sao? Bà bị đau ở tim đúng không?”
“Vâng, thưa ông, tôi đã được điều trị trong bệnh viện, nhưng tôi đã sớm rời khỏi đó, vì tôi chẳng thấy khá hơn chút nào.”
“Họ đã nói với bà rằng tim của bà không khỏe. Tim bà bị đập nhanh ư? Khi bà đi lên lầu, bà cảm thấy khó thở, đúng không? Chà, cách đây ít lâu có một người phụ nữ đã đến đây khám, và bà ấy cũng bị chứng tim đập nhanh. Bà ấy giờ đã có thể đi lên đi xuống cầu thang mà không gặp bất kỳ khó khăn nào cả. Ngay bây giờ, tôi sẽ rất vui nếu được thấy bà cũng làm được điều tương tự như quý bà kia đấy.”
“Thưa bà, có phải bà đang thấy rất chán nản đúng không? Tôi trông bà đâu có hề giống đang chán nản một chút nào. Bà đang cười mà!”
“Tôi phải cố để luôn vui vẻ, cố gắng tự an ủi mình!”
“Tự an ủi mình ư? Không, bà phải loại bỏ cảm giác đó đi! Đừng run. Tay hay chân không cần run! Nó sẽ không còn run rẩy nữa!”
“Nhưng tôi cảm thấy vậy.”
“Nhưng tôi nói với bà rằng tay chân bà không run rẩy!”
“Điều khiến tôi lo lắng nhất là cảm giác tê cứng mà tôi đang phải trải qua.” “Bà phải loại bỏ tất cả những nỗi lo lắng đó đi. Điều quan trọng nhất là bạn phải thả lỏng, không cần nỗ lực gì cả.”
“Bạn phải loại bỏ tất cả những nỗi lo lắng đó đi. Điều quan trọng nhất là bạn phải thả lỏng, không cần nỗ lực gì cả”.
6
Điều gì sẽ xảy ra khi nghĩ 'mình không thể'?
Coué tổng kết lại: Các bạn thấy đấy, mọi ý niệm mà chúng ta gieo vào tâm trí đều trở thành hiện thực khi chúng nằm trong giới hạn khả năng xảy ra.
Sau đó, Coué thực hiện các thí nghiệm khác đối với một đứa trẻ và một thanh niên.
Coué nói với một đứa trẻ: “Hãy cầm chiếc bút này giữa các ngón tay của cháu và tự nói với chính mình: Mình muốn thả nó rơi xuống, nhưng mình KHÔNG THỂ!” Đứa trẻ cầm lấy cây bút và giữ nó, rồi cố gắng thả rơi chiếc bút, đồng thời nghĩ “Mình không thể”. Cậu bé càng nghĩ rằng mình không thể, thì những ngón tay càng nắm chặt cây bút hơn. “Bây giờ hãy nghĩ: Mình CÓ THỂ đi!” Cây bút rơi ngay xuống đất.
Coué nói với một đứa trẻ khác: “Đứng dậy đi nào, anh bạn nhỏ của bác. Giờ cháu sẽ cố cho cậu bé đằng kia một cú đấm vào đầu, đồng thời tự nhủ với bản thân mình rằng: Mình muốn đánh cậu ta, nhưng mình KHÔNG THỂ! Và thế là cháu sẽ không thể làm được. Nó sẽ giống như có một cái đệm ở giữa để ngăn nắm đấm của cháu chạm vào đầu cậu bé kia vậy!”
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Pixabay/Pexels.
Coué nói với một chàng trai trẻ: “Hãy đứng dậy và tự nhủ: Chân mình tê cứng và tôi muốn bước đi bình thường, nhưng mình KHÔNG THỂ! Khi anh nói từ KHÔNG THỂ, hãy cố thử bước đi, anh sẽ không thể đi được và cảm thấy mình sắp bị ngã!” Chàng trai trẻ đứng dậy, gồng cứng chân và cố gắng bước đi, nhưng lại bị vấp ngã và gần như suýt ngã. “Bây giờ hãy nói: Mình CÓ THỂ bước đi!”
Chàng trai trẻ liền hết cứng chân và bắt đầu bước đi. “Bây giờ hãy tự nhủ: Mình đang bị dính chặt vào ghế. Mình muốn đứng dậy nhưng mình KHÔNG THỂ!” Chàng trai trẻ cố gắng đứng dậy với ý nghĩ trong óc: “Mình không thể”. Anh ta càng cố gắng đứng dậy bao nhiêu thì anh ta dường như càng bị gắn chặt vào chiếc ghế của mình bấy nhiêu. “Bây giờ hãy nghĩ rằng: Mình không còn bị dính chặt vào chiếc ghế của mình nữa, mình CÓ THỂ đứng lên!” Khi đó, chàng trai trẻ dễ dàng đứng dậy khỏi ghế.
Cuối cùng, Coué tổng kết lại: “Các bạn thấy đấy, mọi ý niệm mà chúng ta gieo vào tâm trí đều trở thành hiện thực khi chúng nằm trong giới hạn khả năng xảy ra, chỉ có điều các bạn phải luôn suy nghĩ theo đúng hướng và không ngừng. Nếu trong suốt chục giây, các bạn liên tục nghĩ Mình KHÔNG THỂ và vào những giây cuối, bạn thay thế ý niệm đó bằng Mình CÓ THỂ trong tâm trí, thì mặc dù suy nghĩ đầu tiên của các bạn là: Mình KHÔNG THỂ, các bạn sẽ thấy rằng các bạn có thể làm được và thí nghiệm sẽ thất bại.”
Tổng kết 3
- Cơ thể có cơ chế tự phục hồi, có điều những ám thị tiêu cực lại xiềng xích, không cho cơ chế này hoàn thành công việc của mình. Hãy khẳng định điều tích cực bằng ngôn từ của bạn thì chúng sẽ trở thành hiện thực.
- Mọi ý niệm chúng ta có trong đầu đều trở thành hiện thực miễn là chúng khả thi. Nếu điều đó có thể thành hiện thực được, thì nó sẽ diễn ra. Chúng ta không được gieo các ý niệm không thực tế vào tâm trí của mình, chẳng hạn như mong muốn chân cụt tự mọc lại, vì cỗ máy cơ thể ta không có chức năng này. Tuy nhiên, ngay cả khi một căn bệnh là không thể trị khỏi hoàn toàn bằng tự kỷ ám thị, thì việc ám thị vẫn sẽ làm bệnh tình thuyên giảm đi hết mức có thể.
- Bản thể Vô thức, với sức mạnh của trí tưởng tượng là phần vẫn dìu dắt Bản thể Ý thức với sức mạnh của ý chí. Bản thể Vô thức là phần chìm của tảng băng trôi, còn Bản thể Ý thức là phần nổi. Nếu chúng ta có thể làm cách nào đó để định hướng một cách CÓ Ý THỨC cho Bản thể Vô thức, phần mà từ trước đến nay vẫn dìu dắt chúng ta, thì điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có thể tự dìu dắt chính bản thân mình.
7
Ý chí hay trí tưởng tượng quan trọng hơn?
Chúng ta cứ khẳng định rằng chúng ta có thể làm mọi thứ bằng ý chí. Tôi sẽ cho bạn thấy rằng không phải như vậy.
“Điều thứ hai mà những thí nghiệm này sẽ chỉ ra là trái ngược với quan điểm được chấp nhận rộng rãi, Ý CHÍ không phải là khả năng quan trọng nhất của con người, mà là TRÍ TƯỞNG TƯỢNG. Chúng ta cứ khẳng định rằng chúng ta có thể làm mọi thứ bằng ý chí. Tôi sẽ cho bạn thấy rằng không phải như vậy. Mỗi khi có mâu thuẫn giữa ý chí và trí tưởng tượng, chúng ta không những không thể làm được điều mình muốn mà còn làm ngược lại!
Nếu suốt đêm không ngủ được, và các bạn không cố gắng bắt mình phải ngủ, thế thì các bạn vẫn có thể nằm yên ổn, bình lặng trên giường. Nhưng nếu các bạn không may nỗ lực để cố đi vào giấc ngủ, các bạn sẽ rơi vào trạng thái trằn trọc không yên và lật người từ bên này sang bên kia liên tục, miệng không ngừng lầm bầm chửi thề!
Lúc đó, các bạn đang rơi vào tình trạng hưng phấn quá mức, ngược lại hẳn với trạng thái nghỉ ngơi mà các bạn mong muốn. Tâm trạng của các bạn khi ấy kiểu như: Mình SẼ đi ngủ, nhưng mình KHÔNG THỂ ngủ được! Vậy là các bạn nhận được điều trái ngược với những gì mình tìm kiếm! Đây là ví dụ về chứng mất ngủ.
VÍ DỤ THỨ HAI. Quên mất một cái tên. Các bạn nói: Mình sẽ nhớ ra tên của bà... nhưng mình KHÔNG THỂ! Mình đã quên mất rồi! Vậy là các bạn không thể nhớ ra cái tên ấy. Sau đó, các bạn lại tự nhủ: Mình sẽ nhớ ra nó ngay bây giờ thôi! Và khi ý niệm Tôi đã quên trong đầu các bạn được thay thế bằng ý niệm Tôi sẽ nhớ thì quả nhiên sau đó các bạn sẽ chợt dừng cuộc trò chuyện dang dở lại để nói: A ha! Tôi nhớ rồi! Người tôi muốn nói đến chính là bà Jolie!
VÍ DỤ THỨ BA. Cười không ngậm được mồm. Tất cả các bạn hẳn đã nhận thấy rằng mình càng cố gắng để không cười bao nhiêu, thì trong một số trường hợp, điều đó càng trở nên bất khả thi và các bạn càng cười to hơn! Tâm trạng lúc đó của các bạn sẽ kiểu như: Mình SẼ ngừng cười, nhưng mình KHÔNG THỂ!
VÍ DỤ THỨ TƯ. Một người mới tập đi xe đạp đang lái chiếc xe đạp của mình. Anh ấy đang đạp xe bon bon trên đường thì chợt nhận thấy có một chướng ngại vật ở đằng xa. Một hòn đá hay một con chó gì đấy chẳng hạn.
Và anh ấy nói với chính bản thân mình rằng: Dù có chuyện gì xảy ra, mình SẼ không đâm vào nó đâu! Anh ấy cúi mình ghì chặt tay lái vì sợ đâm phải chướng ngại vật. Tuy nhiên, khi anh ấy càng cố gắng tránh nó thì anh ấy càng chắc chắn sẽ đâm vào nó! Tâm trạng lúc đó kiểu như: Mình SẼ tránh được thứ đó, nhưng mình KHÔNG THỂ!
VÍ DỤ THỨ NĂM. Người nói lắp. Người nói lắp càng cố gắng nói bình thường thì càng nói lắp nhiều hơn mà thôi! Nếu anh ta tự nhủ: Bây giờ mình phải nói lời chúc một ngày tốt lành, nhưng mình SẼ không nói lắp! Và anh ta sẽ thấy rằng mình sẽ nói lắp nhiều hơn. Nói mười lần thì cả mười lần đều bị cà lăm! Tâm trạng lúc đó của anh ta là: Mình SẼ ngừng nói lắp, nhưng mình KHÔNG THỂ!”
“Vì vậy, tôi xin nhắc lại rằng mỗi khi Ý CHÍ và TƯỞNG TƯỢNG xung đột với nhau, chúng ta không những không làm được điều mình mong muốn mà còn làm chính xác điều ngược lại. Bởi vì bên trong chúng ta có hai bản thể, Bản thể Ý thức mà chúng ta biết rõ hoặc cho rằng mình biết rõ. Đằng sau đó là một bản thể thứ hai mà chúng ta có thể gọi là Bản thể Vô thức, hay phần tiềm thức hoặc trí tưởng tượng mà chúng ta vốn không chú ý tới.
Nhưng chúng ta thật sai lầm khi không chú ý đến bản thể này, vì chính Bản thể Vô thức là người vẫn dìu dắt chúng ta. Nếu chúng ta có thể làm cách nào đó để định hướng một cách CÓ Ý THỨC cho bản thể thứ hai này, người mà từ trước đến nay vẫn dìu dắt chúng ta, thì điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có thể tự dìu dắt chính bản thân mình.”
“Tôi muốn cung cấp cho các bạn một sự so sánh ví von như sau. Hãy tự coi mình như một người đang ngồi trong một cỗ xe ngựa được kéo bởi một con ngựa. Nhưng có thể do lỗi gì đó khi thắng cương dây ngựa, chúng ta đã quên mất phải thắt dây cương. Kết quả là nếu các bạn dùng roi quất vào con ngựa và ra lệnh: Đi nào! Con ngựa sẽ đi, nhưng nó sẽ đi đâu đây?
Nó sẽ đi bất cứ nơi nào nó thích, sang trái, sang phải, tiến hoặc lùi. Khi nó kéo các bạn trong cỗ xe theo sau, nó sẽ đưa các bạn đến nơi mà nó muốn. Giờ nếu các bạn có thể xoay sở thắt dây cương cho con ngựa đâu ra đấy, thì nhờ điều này, các bạn sẽ có thể hướng con ngựa đến nơi mà các bạn muốn đến. Khi nó kéo các bạn theo sau trên cỗ xe, cuối cùng các bạn sẽ đến được nơi cần đến. Các bạn sẽ hiểu rõ hơn điều này khi chứng kiến và trải qua một số thí nghiệm.”
Ý CHÍ không phải là khả năng quan trọng nhất của con người, mà là TRÍ TƯỞNG TƯỢNG
8
Cách chữa bệnh cho người đàn ông bị mất ngủ
Coué nói với mọi người: "Ông S bị chứng mất ngủ trong suốt 35 năm, và bốn đêm qua ông ấy đã ngủ được".
Thí nghiệm
“Tôi sẽ yêu cầu ai đó thiết lập một cách có ý thức trong tâm trí người đó một mâu thuẫn giữa ý chí và trí tưởng tượng như sau: Tôi muốn làm điều này điều kia nhưng tôi không thể làm điều đó được! Giờ thì cô nhé, thưa quý cô, cô sẽ trải nghiệm thí nghiệm này chứ? Cô hãy khóa hai tay của mình vào nhau chặt nhất có thể đi nào, cho đến khi tay cô bắt đầu run rẩy. Hãy dùng tất cả sức mạnh mà cô có nào. Tôi là người tham lam, tôi muốn tất cả sức mạnh đó!”
Cô gái trẻ vươn hai tay ra trước mặt và đan hai bàn tay lại vào nhau, bóp thật chặt cho đến khi cả hai bàn tay run lên.
“Bây giờ, cô hãy nói với chính mình: Mình sẽ mở tay ra, nhưng mình KHÔNG THỂ, mình KHÔNG THỂ! Nắm tay của cô sẽ ngày càng chặt hơn, và chỉ có chặt hơn mà thôi!”
Người ta thấy những ngón tay của cô gái khóa chặt hơn, bàn tay cô ấy run rẩy, và nét mặt co rúm lại với nỗ lực cô ấy đang làm.
“Hai bàn tay của cô đang khóa chặt với nhau như thể chúng dính liền với nhau ngay từ lúc cô sinh ra vậy. Bất chấp mọi nỗ lực của cô, cho dù cô có cố tách các ngón tay ra đến mức nào, chúng chỉ càng bị khóa chặt hơn mà thôi! Bây giờ hãy nói với chính mình rằng: Mình CÓ THỂ!” Những người xung quanh thấy hai bàn tay cô gái thả lỏng và mở ra.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Eren Li/Pexels.
“Các bạn thấy đấy, chỉ cần nghĩ tới một điều trong óc thôi là đủ để biến điều đó thành sự thật rồi, ngay cả khi điều đó là vô lý! Và thực sự, không có gì ngớ ngẩn hơn là nghĩ rằng các bạn không thể mở hai bàn tay mình ra và không thể làm thế chỉ vì các bạn nghĩ rằng: Mình KHÔNG THỂ.” Một bệnh nhân nói: “Vâng, tôi hiểu rồi, để khỏi bệnh thì chỉ cần nói: Tôi sẽ khỏe lại!”
Coué đáp rằng: “Ồ không! Ông chưa hiểu ý tôi chút nào cả! Nếu ông tự nhủ rằng: Mình sẽ khỏe lại! thì trí tưởng tượng của ông, vốn có khuynh hướng rất trái ngược, có khả năng cao sẽ nói là: Bạn sẽ khỏe lại phải không?
Ông bạn của tôi ơi, ông cứ ngồi đó mà chờ đến già nhé! Khi các bạn tập trung vào ý chí trước, trí tưởng tượng, như tôi đã nói là có xu hướng rất trái ngược, sẽ cản trở các bạn đấy! Do đó, đừng nói: Mình SẼ khỏe lại! Thay vào đó, hãy nói: Mình đang tiếp tục khỏe lên dần dần.”
Một bệnh nhân lên tiếng: “Tất cả các bác sĩ chuyên khoa mà tôi đã gặp cho đến nay đều nói với tôi rằng tôi phải vận dụng ý chí của mình!”
Coué đáp: “Chà, họ đã vô tình làm tất cả mọi người lúng túng!!!”
Một bệnh nhân khác đang được điều trị chứng mất ngủ kể: “Vâng, một trong những học trò của Bernheim cũng bảo tôi sử dụng ý chí. Anh ta đã cố gắng giúp tôi ngủ trong suốt một năm rưỡi nhưng không thể làm được. Thấy không thu được kết quả gì, anh ta nói với tôi: Bệnh của ông chẳng bao giờ chữa khỏi được đâu, nên ông phải sống chung với nó, hài lòng với số phận của mình, và học cách vác cây thập giá của mình!”
Coué nói với mọi người: “Ông S bị chứng mất ngủ trong suốt 35 năm, và bốn đêm qua ông ấy đã ngủ được!”
Người bệnh nhân kia nói tiếp: “Tôi đã ngủ từ tối qua đến tận 6 giờ sáng nay. Khi tôi thức dậy, tôi cứ nghĩ rằng vẫn là 11 giờ đêm và tôi sẽ lại có một đêm mất ngủ nữa. Nhưng rồi tôi nghe thấy tiếng ồn ào trên đường phố, và nhận ra rằng trời đã sáng!”
Coué nói: “Chúng ta hãy quay trở lại thí nghiệm của mình nào! Giờ thì, thưa ông, ông đã thấy quý cô đây đã thực hiện thí nghiệm như thế nào rồi. Ông có thể đưa tay ra và tự mình thực hiện thí nghiệm xem sao. Đó là một thí nghiệm rất hay, và thử nghiệm khoanh chặt hai cánh tay lại hay siết chặt nắm tay cũng rất tốt.”
Thí nghiệm được thực hiện đối với người đàn ông mắc chứng loạn thần kinh chức năng. Vì ông ấy không hiểu ý tưởng của thí nghiệm nên không thể nắm hai bàn tay vào nhau được.
Coué nhận xét: “Tôi cảm thấy vui khi trở ngại này đã xảy ra, bởi vì nhiều người tin rằng thí nghiệm này phụ thuộc vào ý muốn của tôi. Tôi đã yêu cầu ông đây đi vào một trạng thái tâm trí nhất định, nhưng ông ấy không biết làm thế nào để thực hiện điều đó.
Thí nghiệm tự nhiên ắt không thể thành công! Nghe này, ông phải cố thực hiện thí nghiệm này với ý nghĩ liên tục trong đầu nghĩ rằng: Mình KHÔNG THỂ, và rồi hãy nói lớn thành tiếng với tốc độ nhanh hơn rằng: Mình KHÔNG THỂ, KHÔNG THỂ, KHÔNG THỂ! Trong khi nói những từ đó, hãy thử mở hai bàn tay đang đan vào nhau của ông ra; và nếu ông đang thực sự nghĩ:
Mình KHÔNG THỂ, thì ông sẽ không thể mở hai tay ra. Đúng, như vậy đó. Rất là tốt! Với tôi mà nói, tôi luôn đúng ngay cả khi tôi dường như sai! Vì điều tôi nói không phải là thứ xảy ra, mà chính điều người ta nghĩ mới đang xảy ra! Điều tôi muốn chứng minh với các bạn là mọi suy nghĩ của các bạn đều sẽ thành hiện thực.
Chỉ có điều không như các bạn hình dung, thí nghiệm này không thể thực hiện một mình được, bởi vì các bạn phải ở trong một trạng thái tinh thần nhất định như tôi đã yêu cầu thì thí nghiệm mới thành công. Khi một người không biết cách suy nghĩ, hay đúng hơn là định hướng suy nghĩ của mình một cách không hiệu quả, tôi sẽ chỉ cho người đó điều hướng suy nghĩ của mình bằng cách lặp đi lặp lại cụm từ KHÔNG THỂ, KHÔNG THỂ thật nhanh để người đó không thể nghĩ rằng: Mình CÓ THỂ!
Có lẽ ông chưa thấy bị thuyết phục, nhưng thưa ông, ông đã chú ý đến những gì tôi đã nói, và ông bật cười, đó là một dấu hiệu tốt! Đừng cố gắng thực hiện thí nghiệm này một mình nhé, vì thông thường các bạn sẽ không ở trong trạng thái tâm trí phù hợp, dẫn đến thí nghiệm thất bại và các bạn sẽ mất tự tin.”
Theo tamlyhoctoipham.com