Tội Phạm Bài viết

Thuyết gắn bó tránh né giải thích tại sao bạn luôn thất bại trong chuyện tình cảm?

 29/11/2023 7:43:15 SA |  Admin |   86 lượt xem

(toipham.net) - Có một số người rất khó xây dựng mối quan hệ thân mật với người khác một cách thuận lợi, mỗi lần nhận ra bản thân thích một người nào đó, họ lại không tránh khỏi căng thẳng bất an,

Có một số người rất khó xây dựng mối quan hệ thân mật với người khác một cách thuận lợi, mỗi lần nhận ra bản thân thích một người nào đó, họ lại không tránh khỏi căng thẳng bất an, cứ như thể sắp chiến đấu với gã kẻ thù gớm mặt, chỉ mỗi việc gửi tin nhắn cho đối phương mà cũng chần chừ không quyết, cân nhắc nhiều lần vẫn không thể bấm nút gửi đi, chỉ đành bỏ cuộc.

Khi ở trước mặt người mà họ thích, họ luôn tỏ vẻ vô cùng hững hờ, lạnh lùng; rõ ràng trong lòng đang khao khát được nói chuyện với đối phương thêm đôi ba câu, nhưng thường không biết vì cớ gì lại thu mình lại và rút lui; hơn nữa còn giả vờ rằng bản thân không hề quan tâm tới đối phương; khi đối phương xuất hiện trước mặt, họ luôn cố ý thờ ơ.

Đừng cho rằng hành vi của họ là ngốc nghếch, chậm chạp, nội tâm của họ thực ra rất phong phú, luôn nghĩ thầm về viễn cảnh bản thân sẽ yêu thương đối phương như thế nào, quan tâm, chăm sóc đối phương ra sao. Nhưng điều đáng tiếc là, tất cả những suy nghĩ này chỉ đặt ở trong tim, họ không bao giờ chủ động thể hiện ra ngoài.

Thuyet gan bo tranh ne giai thich tai sao ban luon that bai trong chuyen tinh cam

THUYẾT GẮN BÓ TRÁNH NÉ LÀ GÌ?

Kiểu hành vi rõ ràng là khao khát tình yêu trong một mối quan hệ thân mật nhưng lại thụ động và tránh né như thế này trong tâm lý học được gọi là “kiểu gắn bó tránh né”.

Có lẽ bạn sẽ cho rằng, khi đối diện với người mà mình yêu, ai cũng có ít nhiều tự ti, và cũng không hoàn toàn chủ động được.

Đúng vậy, trong các mối quan hệ thân mật, việc thể hiện sự tránh né ở mức độ thích hợp là điều rất đỗi bình thường, nhưng nếu hành vi của bạn là cố tình tránh xa vì thích đối phương, thì có thể đó không chỉ là sự ngại ngùng trong tình yêu, mà còn là do bạn đã tìm ra điểm mấu chốt trong mô hình gắn bó.

NGUYÊN NHÂN THẬT SỰ CỦA HÀNH VI CÓ VẺ “NGỐC NGHẾCH” NÀY

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc nhận được những cái ôm và vỗ về thường xuyên có thể giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng hiệu quả và nâng cao cảm giác hạnh phúc. Nếu đã như vậy, tại sao một số người vẫn né tránh mối quan hệ thân mật bằng cách giả vờ lạnh lùng?

Khi chúng ta còn là một đứa trẻ sơ sinh, nếu mẹ hoặc người chăm sóc tương tự vai trò làm mẹ của chúng ta nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của chúng ta, thì chúng ta sẽ nhận được phản hồi tích cực đối với nhu cầu của mình, đồng thời cũng nhận được cảm giác an toàn và gắn bó khăng khít trong mối quan hệ mẹ con; ngược lại, nếu nhu cầu của chúng ta không được đáp ứng mà bị phớt lờ thì chúng ta sẽ cảm thấy nhu cầu của bản thân có thể là không phù hợp, từ đó đè nén bản thân, đồng thời tự dán cho mình cái mác “Tôi không đủ tốt”.

Khao khát được yêu thương là bản năng của loài người, nhưng khi chúng ta không được yêu thương, khao khát được yêu thương liền trở thành một điều đáng xấu hổ. Để tránh né nỗi xấu hổ này, chúng ta sẽ giả vờ như không quan tâm đến đối phương, giấu giếm khao khát được yêu thương.

Những trải nghiệm đầu tiên trong cuộc đời của chúng ta (ví dụ như các trải nghiệm vừa nêu phía trên) có sức ảnh hưởng to lớn đến mối quan hệ thân mật trong suốt cuộc đời của chúng ta.

Trải nghiệm bị từ chối và bị thờ ơ hết lần này đến lần khác sẽ hình thành một vết rạn nứt cực kỳ lớn trong trái tim chúng ta, trở thành một vết sẹo không thể chạm vào. Đến lúc trưởng thành, khi chúng ta biết ý thức về nhu cầu được yêu thương thì cảm giác xấu hổ trong tiềm thức sẽ lặng lẽ xuất hiện, và nó giống như một chiếc bóng không thể tách rời.

DÙNG SỰ LẠNH LÙNG ĐỂ CHẠY TRỐN TÌNH YÊU, CŨNG DÙNG SỰ LẠNH LÙNG ĐỂ KHAO KHÁT TÌNH YÊU

Khi những người thuộc kiểu gắn bó né tránh đối diện với người mà họ yêu, tất cả những cảm giác không tốt sẽ tuôn ra cuồn cuộn cùng với sự yêu thương, khiến họ cảm thấy lo lắng bồn chồn, bởi vì họ chưa bao giờ được yêu thương một cách đích thực.

Những người chưa được yêu thương một cách thực sự sẽ nảy sinh ra quan niệm “Tôi chưa đủ tốt”, “Tôi thật tồi tệ”. Họ lo sợ sẽ lặp lại trải nghiệm không được yêu thương trong những năm đầu đời, vậy nên họ sẽ kích hoạt cơ chế phòng vệ - lạnh lùng né tránh.

Đối với những người thuộc kiểu gắn bó tránh né mà nói, họ có thể sở hữu rất nhiều tình bạn và các mối quan hệ tuyệt vời tại nơi làm việc. Biểu hiện khi họ xã giao khiến bạn khó tin rằng họ là những người “không giỏi trong việc yêu thương”, chỉ trong những mối quan hệ thân thiết sâu sắc, bạn mới có thể cảm nhận được sự hoang mang và lạnh lùng của họ.

TỪ SỰ TỰ TI “TÔI KHÔNG XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC YÊU THƯƠNG” ĐẾN NGUYÊN NHÂN TẠI SAO BẠN VẪN CHƯA CÓ MỐI QUAN HỆ NHƯ Ý?

Nguyên nhân của điều này là, chỉ khi ở trước mặt người mà họ yêu thương, họ mới thấy được tổn thương “Tôi không đủ tốt”; chỉ khi ở trước mặt người mà họ yêu thương, nỗi xấu hổ và cảm giác sợ hãi tiềm ẩn sâu trong lòng họ mới bị đánh thức.

Trong trái tim họ, tình yêu là khát vọng và cũng là thuốc độc. Bởi vậy họ vừa khao khát tình yêu vừa tránh né tình yêu. Một khi hạt giống “không được yêu thương” được gieo xuống, nó sẽ bén rễ và nảy mầm nơi nội tâm của chúng ta, cuối cùng sẽ mọc ra những loại quả biến dị.

Những quả này có nhiều tên gọi khác nhau, có quả tên là “Tôi không xứng đáng được yêu thương”, có quả tên là “Tôi rất tồi tệ”, cũng có quả tên là “Anh ấy sẽ không yêu tôi”, lại có những quả tên là “Tôi không xứng đáng với những thứ tốt như thế này”…

Chất độc lớn nhất trong những quả này là nó khiến chúng ta cảm thấy tự ti, xấu hổ, yếu đuối, và có niềm tin tuyệt đối rằng bản thân tồi tệ như vậy thì sẽ không thể được người khác thực sự chấp nhận. Vì chúng ta không tin rằng bản thân thực sự sẽ được chấp nhận nên chúng ta đã học cách ngụy trang.

Chúng ta sử dụng một “bản ngã giả tạo” để giao thiệp với thế giới này: Chúng ta phô trương thanh thế, giả vờ cứng cỏi, cố ý lạnh lùng, cố tình tránh né; chúng ta ngẩng cao đầu, coi khinh mọi thứ của thế gian. Chúng ta nghĩ rằng làm như vậy thì sẽ có người yêu thương mình.

Thế nhưng, khi có người thực sự bày tỏ tình yêu với chúng ta, chúng ta lại do dự.

Bởi vì chúng ta biết rằng, điều mà đối phương yêu là bản ngã giả tạo của chúng ta, cái tôi thực sự làm sao có thể được yêu cơ chứ? Vậy nên chúng ta hoảng loạn chạy trốn, chỉ vì lo sợ sẽ lộ tẩy con người thật của chính mình.

HÃY CÙNG TÔI LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ MANG TÊN “HÃY ÔM LẤY CHÍNH MÌNH”

Mời bạn tưởng tượng trong tay mình đang cầm một chum bóng bay và đi đến trước cổng một công viên. Ở đó có rất nhiều bạn nhỏ, chúng nhìn thấy chùm bóng bay trong tay bạn và chủ động chạy tới hỏi han. Bạn nhiệt tình phân phát từng quả bóng bay cho lũ trẻ, đúng lúc đó, bạn phát hiện ra ở gần đó có một đứa trẻ đang hướng đến bạn bằng một ánh mắt khao khát nhưng rụt rè, không dám chạy tới. Vậy bạn sẽ làm thế nào?

Tôi nghĩ, có lẽ bạn sẽ chủ động đi đến chỗ đứa trẻ đó và trao cho nó một quả bóng bay trong tay bạn, thuận tay xoa đầu đứa trẻ một cái, hoặc cúi xuống ôm lấy nó. Đứa trẻ rụt rè nhưng bạn không ghét bỏ nó, đã vậy bạn còn thể hiện thiện ý và lòng bác ái qua cái xoa đầu hoặc ôm đứa trẻ.

Đứa trẻ bé nhỏ e lệ kia thực ra chính là một phiên bản khác của bạn.

Bạn phải tin rằng, con người thật của mình không hề tồi tệ, con người thật của mình cũng xứng đáng được yêu thương.

Những nhận thức tiêu cực về cái tôi ăn sâu bám rễ trong tiềm thức đã ngăn cách những niềm tin tích cực, khiến cho bạn không bao giờ dám thể hiện con người thật của mình.

NGƯỜI THUỘC KIỂU GẮN BÓ NÉ TRÁNH NÊN LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN MỐI QUAN HỆ?

Hãy học cách thể hiện con người thật của mình, phô trương thanh thế không giúp bạn có được tình yêu đích thực, nhưng sự thành thật với những khiếm khuyết và không hoàn hảo sẽ có thể giúp bạn giành lấy tất cả. Chỉ khi sống thật, chúng ta mới có khả năng “được yêu thương”; chỉ khi “được yêu thương”, chúng ta mới có thể giúp bản thân trải nghiệm cảm giác được yêu thương.

Mối quan hệ thân mật tốt nhất không phải là hai người hoàn hảo kết đôi và chung sống, mà là hai con người với những khuyết điểm riêng đã chấp nhận nhau và thể hiện con người thật của mình trước đối phương.

(trích Giả vờ là người hướng ngoại)

---

GIẢ VỜ LÀ NGƯỜI HƯỚNG NGOẠI - Cuốn sách tội phạm học giúp bạn TỰ TIN HÒA NHẬP với xã hội nhưng vẫn ĐƯỢC LÀ CHÍNH MÌNH.

Link đặt sách tội phạm học:

Tiki: https://tinyurl.com/giavohuongngoai-tiki

Shopee: https://shope.ee/2q4HmXwvNQ

Thuyet gan bo tranh ne giai thich tai sao ban luon that bai trong chuyen tinh cam

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ  17

 26/04/2024 11:28:44 SA

Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình có thể đương đầu với mọi thử thách lớn trong cuộc đời, có thể giải quyết bất cứ điều gì đến với chúng.

Xem chi tiết 
Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?

Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?  16

 25/04/2024 11:27:07 SA

"Cuốn sách (hay bộ sách) của năm" với tôi trong năm ngoái (kéo dài sang năm nay), chính là bộ ba cuốn sách về tâm lý và tâm thần học xuất sắc của Neel Burton

Xem chi tiết 
Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng

Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng  16

 25/04/2024 11:27:06 SA

Khi không hài lòng với vợ (chồng), bạn bè hay đồng nghiệp, nhiều người sử dụng chiêu bài phớt lờ, "chiến tranh lạnh" để trừng phạt họ.

Xem chi tiết 
Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?

Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?  19

 25/04/2024 11:27:05 SA

Trong giai đoạn 10 năm, từ 45-55 tuổi, chúng ta gặp nhiều áp lực, đối mặt với các khó khăn, thách thức về thể chất, tâm lý và mối quan hệ.

Xem chi tiết 
Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng

Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng  16

 25/04/2024 11:27:04 SA

Người trưởng thành sẽ tập trung vào cách giải quyết vấn đề thay vì tranh cãi chỉ để khẳng định bản thân đúng.

Xem chi tiết 
Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân

Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân  119

 25/04/2024 11:27:03 SA

Chúng ta thường có xu hướng cau có, nổi giận với người thân trong khi lại dễ chịu hơn với người lạ. Nguyên nhân do đâu? Thử tìm hiểu xem tại sao chúng ta có loại tâm lý này nhé!

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2657
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2554
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3219
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2646
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2689
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...