Tội Phạm Bài viết

Truth – Sự thật

 22/07/2023 12:38:33 SA |  Admin |   305 lượt xem

(toipham.net) - Bạn có quan tâm đến sự thật không? Với tất cả những luận đàm về một thế giới ‘hậu sự thật’, hầu hết mọi người sẽ trả lời là có.

Bài dịch từ cuốn Life: A User’s Manual -- Philosophy for (Almost) Any Eventuality

(Hướng Dẫn Sử Dụng Dành Cho Cuộc Sống: Triết học dành cho hầu hết mọi tình huống) 

Truth  Su that

Bạn có quan tâm đến sự thật không? Với tất cả những luận đàm về một thế giới ‘hậu sự thật’, hầu hết mọi người sẽ trả lời là có. Chúng ta ghét phải nghe lời nói dối và tức giận khi các chính trị gia, các thương nhân hay các nhà khoa học lừa dối mình. Đồng thời, có một quan điểm phổ biến rằng không hề có thứ gọi là ‘Sự Thật’, mà chỉ có những gì là ‘đúng với tôi’ hoặc ‘đúng với bạn’ mà thôi. Với chúng ta, quyền được tiếp cận sự thật dường như là một điều cơ bản. Vậy thì, sự thật về sự thật là gì?

Câu trả lời được gợi ý bởi một câu chuyện ngụ ngôn xuất hiện lần đầu tiên trong kinh văn Phật giáo cổ xưa, Udàna*. Một nhóm người mù được đưa tới trước mặt nhà vua và mỗi người được đưa cho một bộ phận của con voi – cái đầu, cái tai, ngà voi, cái vòi, thân voi, cái chân, cái đùi, cái đuôi và lông đuôi – trước khi mỗi người được yêu cầu hãy mô tả về con voi. Mỗi người trong số họ đã đưa ra câu trả lời khác nhau: con voi như là cái cái ghè, như cái rổ sàng gạo, như cái lưỡi cày, như cái cày, như cái kho chứa, như cái cột, như cái cối, như cái chày, như cái chổi.

Những tuyên bố mâu thuẫn của họ khiến họ bắt đầu lao vào đánh nhau. Nhà vua rất hài lòng với kết quả này bởi vì nó minh chứng cho một điều quan trọng: ‘Họ tranh cãi như những người chỉ thấy được từ một phía.’

Truth  Su that

Bài học của câu chuyện này là biết một điều nào đó là sự thật là chưa đủ – bạn cần phải biết nó khớp với các sự thật khác như thế nào để tạo nên bức tranh toàn cảnh chân thật nhất. Chỉ có được một phần của sự thật cũng thường sai lạc như việc không có sự thật nào, và đây chính là ý nghĩa của câu nói ‘chút ít hiểu biết là một điều tội phạm nguy hiểm.’

Điều này giải thích tại sao chúng ta thường đúng khi tỏ ra nghi ngờ nếu một ai đó tuyên bố rằng họ biết ‘sự thật.’ Thường thì, mọi người chỉ biết được một phần của sự thật, và họ thường nhầm lẫn rằng đó là toàn bộ sự thật. Ngay cả khi chúng ta có được những phần sự thật khác nhau, ta vẫn dễ dàng tin rằng ta có toàn bộ sự thật, hay ít nhất là tất cả những gì ta cần.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ là câu chuyện ngụ ngôn chỉ có ý nghĩa trong trường hợp ở đó có những sự thật thực sự chứ không phải là những ý kiến. Nếu một trong những người mù cảm nhận chiếc ngà và nói rằng nó như là cái chổi, vậy thì người đó hoặc là đã sai lầm hoặc là đang nói dối. Chúng ta không có quyền khẳng định bất kỳ ‘sự thật’ cũ nào là của chúng ta. Một tuyên bố rằng một điều gì đó là đúng cần phải ứng với thực tế, chứ không phải chỉ theo ý muốn của chúng ta.

Những người Kỳ Na giáo chọn câu chuyện ngụ ngôn này và phát triển nó, sử dụng nó để minh họa cho khái niệm anekantavada (hay ‘nhiều mặt’) của họ. Sự thật và thực tế là thứ phức tạp và có rất nhiều mặt. Do đó, không một tuyên bố đơn nhất nào có thể hoàn toàn nắm bắt được toàn bộ sự thật, và vì vậy bất kỳ tuyên bố nào cũng nên được coi là một phần và không đầy đủ. Đó là lý do tại sao vào thế kỷ Mười ba, nhà sư Mallisena thuộc phái Svetambara của Kỳ Na giáo lại nói, ‘Do hư vọng cực độ được tạo ra bởi quan điểm phiến diện, kẻ thiếu chín chắn phủ nhận một khía cạnh và cố gắng thiết lập một khía cạnh khác. Đây chính là châm ngôn về người mù và con voi.’

Thoạt nhìn, quan điểm không có góc nhìn đơn lẻ nào có thể nắm bắt toàn bộ sự thật có vẻ như không có gì khác biệt so với điều mà Jean-François Lyotard gọi là ‘sự hoài nghi đối với siêu tự sự (metanarrative)’ của những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại: sự bác bỏ lời giải trình đơn lẻ, bao quát toàn bộ. Tuy nhiên, chủ nghĩa hậu hiện đại đã dẫn tới sự tán dương và công nhận các quan điểm phiến diện thay vì nỗ lực ghép chúng lại với nhau. Nơi mà đáng lý ra ta sẽ có một bức tranh khảm, ta lại chỉ có vô số các mảnh ghép.

Chúng ta không cần phải hoàn toàn tin vào anekantavada mới có thể đồng ý rằng, ít nhất là trong thực tế, không ai có được toàn bộ sự thật. Đây là một dạng phòng bị nhằm chống lại chủ nghĩa giáo điều và sự chắc chắn phi lý. Tuy nhiên, nó không phải là lý do để ta có thể nhún vai và tỏ ra hoài nghi về khả năng của sự thật. Hiểu biết không đầy đủ về sự thật là một chuyện, cố ý xuyên tạc hoặc tuyên bố rằng một ý kiến cá nhân là sự thật lại là một chuyện khác. Câu chuyện ngụ ngôn về những người mù và con voi nên giúp tăng cường sự tôn trọng của chúng ta đối với sự thật, để coi nó là một điều quan trọng cần hướng tới trong sự nhận thức rằng để đạt đến sự thật toàn diện là một việc vô cùng khó khăn.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là khi bạn không chắc rằng mình có nên tin vào một ai đó ai không, vấn đề không nằm ở chỗ quyết định xem những gì họ nói là đúng hay sai. Thay vì thế, bạn hãy đặt ra những câu hỏi như, ‘Đây có phải là toàn bộ sự thật không?’ hay ‘Người này không nói điều gì?’ Sự thật vẫn luôn có đó, nhưng nó ở trong những mảnh ghép khác nhau mà chúng ta cần phải nỗ lực để ghép chúng lại với nhau.

Đọc thêm:

* Kinh Phật Tự Thuyết (Udàna), Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Ud66

Julian Baggini, A Short History of Truth (Quercus, 2017)

Dịch bởi Hương Đào

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Để đạt được điều mình mong muốn, trước tiên bạn phải biết mình muốn gì

Để đạt được điều mình mong muốn, trước tiên bạn phải biết mình muốn gì  5

 08/11/2024 3:54:21 CH

Trong Kinh Thánh có một chi tiết rất thú vị mà không phải ai cũng để ý. Đó là thường thì trước khi giúp đỡ hay ban phước cho ai đó, Chúa Giêsu luôn đặt câu hỏi: “Ngươi muốn gì?”

Xem chi tiết 
Mối quan hệ quan trọng hơn nghị lực

Mối quan hệ quan trọng hơn nghị lực  4

 08/11/2024 3:54:20 CH

Có câu nói nổi tiếng rằng mỗi người chúng ta chính là trung bình của năm người mà ta tương tác nhiều nhất.

Xem chi tiết 
Thời gian trôi nhanh lắm!

Thời gian trôi nhanh lắm!  3

 08/11/2024 3:54:19 CH

Khi đón chào một đứa trẻ vào đời, ai cũng sẽ bảo bạn: “Hãy tận hưởng khoảng thời gian này. Ngày thì dài, mà năm thì ngắn ngủi!”

Xem chi tiết 
Thế nào là “ngầu”?

Thế nào là “ngầu”?  4

 08/11/2024 3:54:18 CH

Đây là câu hỏi mà các triết gia chắc chắn đã nhiều lần nghiền ngẫm.

Xem chi tiết 
Nghiên cứu: Phụ nữ có xu hướng hào phóng hơn với đàn ông đẹp trai

Nghiên cứu: Phụ nữ có xu hướng hào phóng hơn với đàn ông đẹp trai  4

 08/11/2024 3:54:18 CH

Ai cũng thích cái đẹp. Mà con người lại có xu hướng thích giao tiếp với người mà họ thấy dễ nhìn, thế là tạo ra hiện tượng gọi là “phần thưởng sắc đẹp.”

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  3036
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2845
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3548
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2971
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  3075
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...