Tội Phạm Bài viết

Vì sao những người ái kỷ dễ ruồng bỏ người thân?

 09/12/2023 7:49:58 SA |  Admin |   71 lượt xem

(toipham.net) - Hiểu về nguồn cung ái kỷ (narcissistic supply) sẽ giúp lý giải động cơ thúc đẩy mọi hành động của người ái kỷ (là một kiểu tính cách độc hại, tự coi mình là trung tâm và thiếu đồng cảm với người khác), đặc biệt là những hành vi vô lý và khó hiểu.

Hiểu về nguồn cung ái kỷ (narcissistic supply) sẽ giúp lý giải động cơ thúc đẩy mọi hành động của người ái kỷ (là một kiểu tính cách độc hại, tự coi mình là trung tâm và thiếu đồng cảm với người khác), đặc biệt là những hành vi vô lý và khó hiểu.

Nguồn cung ái kỷ là khái niệm được đưa ra bởi Otto Fenichel vào năm 1938 để mô tả một kiểu nguồn cung cấp sự ngưỡng mộ, hỗ trợ hoặc nuôi dưỡng không thể thiếu cho lòng tự trọng của một cá nhân nào đó. Thuật ngữ này thường được sử dụng theo nghĩa tiêu cực, mô tả nhu cầu cần được quan tâm, chú ý một cách thái quá, thậm chí đến mức bệnh lý mà không quan tâm đến cảm xúc, ý kiến hoặc sở thích của người khác.

Nguồn cung ái kỷ bao gồm nguồn cung tích cực và nguồn cung tiêu cực. Nguồn cung tích cực là tiền bạc, vật chất, chức vụ, địa vị, mối quan hệ chất lượng, kiến thức và kinh nghiệm quý giá, sự quan tâm, chăm sóc, ngưỡng mộ, khen ngợi,... Đây đều là những thứ dễ dàng nhận ra.

Trong khi đó, nguồn cung tiêu cực bao gồm: sự thất bại, đau khổ, cảm giác tội lỗi, băn khoăn, sợ hãi, tức giận, bất lực,... của người khác. Mặc dù vô hình nhưng nguồn cung tiêu cực cũng chính là thức ăn không thể thiếu của ái kỷ, bên cạnh nguồn cung tích cực. Nó giúp lý giải vì sao tính cách ái kỷ thường sẽ gây hại cho những người xung quanh. Người ái kỷ cần nguồn cung tiêu cực do người khác cung cấp để giúp họ có cảm giác chiến thắng và cảm giác quyền lực.

Trong thế giới của họ không có sự công bằng, bình đẳng, mà luôn phải có trên dưới, thắng thua. Nếu ai cũng thành công như nhau thì một ngày nào đó, người ái kỷ sẽ cảm thấy bị đe dọa vị thế và muốn chiếm phần hơn. Vì thiếu hụt lòng thấu cảm, họ chỉ có thể cảm nhận được sự đau khổ, khó chịu của bản thân mà ít có khả năng cảm nhận được những cảm xúc của người khác. Họ có thể hiểu được sự đau khổ của người khác nhưng không thể cảm nhận được. Họ không quan tâm người khác khổ sở ra sao, chỉ cần có thể gây ảnh hưởng đến người khác, chỉ cần họ đạt được cảm giác chiến thắng sẽ giúp họ cảm thấy bản thân có giá trị. Khi đó, cái tôi ảo tưởng của họ được vun bồi và tưới tẩm, giúp nó ngoan ngoãn ngủ yên.

Nguồn cung ái kỷ là thứ giúp cho người ái kỷ cảm nhận về giá trị bản thân họ, nếu không có nguồn cung từ người khác, họ thấy bản thân như không tồn tại. Có thể ví von rằng, người ái kỷ cần nguồn cung ái kỷ như thể một con robot cần có những cục pin để hoạt động như người bình thường. Nếu không có nguồn cung, họ không thể sống. Chỉ cần nguồn cung có xu hướng suy giảm, họ sẽ như bị thiếu pin và phải nhanh chóng đi tìm nguồn cung mới.

Ai cũng thích được khen ngợi, được quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, được có nhiều tiền bạc, danh vọng và địa vị. Thế nhưng điểm khác biệt ở chỗ việc chúng ta thích khác hẳn so với việc người ái kỷ cần nó như hơi thở. Người bình thường có thể tự hoạt động mà chẳng cần người khác phải trở thành cục pin, cũng chẳng phải buồn bực, khó chịu, bất an vì không nhận được lời khen ngợi, sự quan tâm chú ý và công nhận từ người khác.

Vi sao nhung nguoi ai ky de ruong bo nguoi than

Ảnh: Source: Just Dance/Shutterstock

Nguồn cung ái kỷ là một thuật ngữ thô thiển nhưng giúp lột trần sự thật của các mối quan hệ ái kỷ. Nguồn cung ái kỷ chính là tất cả những gì mà các nạn nhân có thể mang lại cho ái kỷ, như khiến cho họ trở nên sang trọng và giàu có, đem lại tiền bạc, vật chất, sự quan tâm, chú ý... Bản thân bạn là ai không quan trọng, quan trọng là bạn có thể cung cấp được gì cho người ái kỷ. Đó là điều duy nhất mà người ái kỷ quan tâm.

Sống lâu với ái kỷ, các nạn nhân sẽ dần dần nhận ra rằng họ đang bị bóc lột bằng cách này hay cách khác. Ái kỷ ném ra những mẩu vụn bánh mỳ (breadcrumb) và buộc tội người khác vì đã không trả ơn họ đúng như những gì mà họ đáng được hưởng, theo cách thức mà họ đáng được nhận về.

Đừng tưởng rằng bạn đưa họ tiền là xong nếu bạn không có một thái độ tử tế. Bạn tưởng rằng bạn đã chiều chuộng họ hết sức nhưng chưa đủ, họ cần bạn phải thể hiện sự ngưỡng mộ họ đúng mực. Bạn nấu một bữa cơm ngon nhưng quên không khen ngợi thành tích mà họ đạt được ngày hôm đó. Bạn đạt thành tích cao nhất nhưng cách mà bạn được mọi người chú ý quá mức khiến cho họ cảm thấy họ như người thừa. Tất cả điều đó sẽ có thể kích hoạt những trận lăng mạ, đay nghiến với những lời lẽ vô cùng khó nghe.

Khi bạn buồn bực và cau có, họ không quan tâm điều gì khiến bạn như vậy, họ muốn bạn vui vẻ chỉ với mục đích để làm đẹp mặt họ hoặc để họ khỏi phải phiền lòng. Khi bạn đau ốm, thay vì chăm sóc và lo lắng cho bạn, họ sẽ tỏ ra khó chịu và bực bội vì bạn là người đang gây khó khăn cho họ, làm họ mất đi nguồn cung là sự chăm sóc, phục vụ mà họ vẫn thường nhận được từ bạn.

Khi bạn tăng cân và trở nên xấu xí, họ sẽ giận dữ vì bạn không còn là vật trang sức làm đẹp cho họ như trước. Khi bạn bị mất việc làm, bạn như một con trâu không còn sức đi cày để đem tiền của về cho họ. Khi bạn sinh đẻ và bận rộn với con nhỏ, họ sẽ lấy đó làm cái cớ để chối bỏ bạn bằng việc ngoại tình chỉ vì bạn không thể đáp ứng nhu cầu cho họ, một nghĩa vụ mà bạn buộc phải hoàn thành, bất kể hoàn cảnh của bạn ra sao.

Họ sẵn sàng ganh ghét, đố kị với cả con cái và bố mẹ của bạn chỉ vì những người đó đã lấy quá nhiều thời gian và công sức của bạn. Họ có thể xù lông và xúi bạn đấu tranh bằng được với ông sếp khó tính để đòi quyền lợi, không phải vì họ quan tâm đến bạn mà bởi vì họ muốn đòi lại phần tài sản mà bạn đã làm ra.

Họ thiếu khả năng đồng cảm với người khác nhưng lại rất tinh ý trong việc nhận ra nguồn cung không còn được như trước. Ngay khi bạn chán nản công việc hay tỏ ra mệt mỏi, họ sẽ nhìn bạn với vẻ dò xét và hỏi han. Nhưng mục tiêu cuối cùng là buộc bạn phải "tích cực lên, mạnh mẽ lên, làm việc chăm chỉ lên, đừng ngồi đó mà than vãn, mệt mỏi, họ còn vất vả hơn bạn nhiều...".

Khi đó, bạn có thể thấy họ là người tinh ý và thực sự quan tâm đến bạn, chỉ cần nhìn qua cũng có thể thấu tỏ tâm can và nỗi lòng của người khác, rằng họ là người mạnh mẽ, lý trí, luôn sống tích cực, sống tình cảm với những người xung quanh, là tấm gương để bạn noi theo. Khi đó, việc duy nhất mà bạn cần làm và phải làm, đó là bỏ qua mọi khó khăn và cảm xúc của bản thân để tập trung cho công việc, để mang về những lợi ích mà họ đáng phải được hưởng.

Cùng biểu hiện bằng hình thức bên ngoài của việc quan tâm, hỏi han, nhưng điểm khác biệt nằm ở mục tiêu mà họ nhắm đến. Họ không quan tâm đến cảm xúc và quan điểm của bạn, thứ mà họ nhắm đến đó là năng suất làm việc, là giá trị mà bạn tạo ra cho họ. Thật phũ phàng, nhưng nó giống như kiểu họ nuôi gà và chăm sóc một con gà để lấy trứng và lấy thịt chứ không phải vì họ yêu thương con gà tội nghiệp đó. Trong thế giới của họ, điều đó chẳng có gì sai.

Nguồn cung ái kỷ giúp lý giải tại sao các mối quan hệ với người ái kỷ không thể bình đẳng và bình an. Ở đó sẽ luôn là mối quan hệ một chiều. Các nạn nhân như nguồn cung cấp thức ăn và nước uống nuôi dưỡng cho người ái kỷ. Họ sử dụng các người khác theo cách thức giúp cho họ cảm thấy an toàn và thoải mái, bạn có thể là nguồn cung cấp chính hoặc nguồn cung cấp dự phòng.

Giá trị của những người xung quanh được xác định bằng nguồn cung mà họ có thể đem lại. Nếu không thể hoặc không muốn tiếp tục cung cấp nguồn cung thì trong con mắt ái kỷ, bản thân bạn vô giá trị, vô dụng và hết thời.

Điều này cũng giúp giải thích tại sao họ thường nổi cơn thịnh nộ mỗi khi không đạt được nguồn cung. Cơn thịnh nộ đó giống như kiểu họ đang bị ngạt thở, bị yếu pin và cần ngay lập tức được tiếp thêm năng lượng. Không lời giải thích nào của bạn có thể xoa dịu sự hoảng loạn và bất an trong cơn giận dữ đó nếu bạn không cung cấp cho họ thứ mà họ cần. Theo thời gian, bạn sẽ nhận ra rằng, họ chỉ thực sự quan tâm chú ý đến bạn khi bạn đưa cho họ cái mà họ cần, theo cách mà họ muốn.

Vậy, làm thế nào để người ái kỷ lấy được nguồn cung ái kỷ từ người khác một cách liên tục và dồi dào như vậy? Đây rõ ràng là một bài toán đau đầu với những người bình thường. Thế nhưng, thực tế, người ái kỷ có thể làm được việc này bởi vì họ rất giỏi trong chiêu thức bắt chước (mirroring) và dội bom tình yêu (love bombing).

Người ái kỷ thường tạo ra một cái tôi giả để tìm kiếm nguồn cung ái kỷ, được họ cố tình thiết kế sao cho phù hợp với từng con mồi nhằm đạt được những nguồn cung mà họ đã tính toán. Nếu bạn thiếu thốn tình cảm của người cha, họ sẽ sắm vai chồng với hình bóng của người cha mà bạn đã cung cấp trước đó. Nếu bạn sinh trưởng trong một gia đình đổ vỡ, họ sẽ khiến bạn ngập tràn cảm giác yêu thương và bình an trong giai đoạn dội bom tình.

Nếu bạn cần một người đàn ông mạnh mẽ, giỏi kiếm tiền, họ sẽ vào vai anh chàng thành đạt, luôn sẵn sàng dành thời gian đưa rước bạn mỗi khi có chút rảnh rỗi. Họ sẽ thuyết phục bạn bằng sự tận tâm và dành mọi quan tâm chú ý đến bạn trong những ngày đầu gặp gỡ.

Nhiều người mô tả cảm giác đó như thể họ đang sống trong một giấc mơ giữa đời thực. Thế nhưng, điều bất thường này sẽ sớm qua đi. Không sớm thì muộn, bạn sẽ từ vị trí người được đưa lên bệ và là trung tâm của mối quan hệ phải nhường lại vị trí vốn dĩ là của họ. Những gì mà họ đã trao đi, họ sẽ đòi bạn phải trả lại với số lượng vô cùng và vô thời hạn.

Nếu nguồn cung dự kiến không xuất hiện thì người ái kỷ sẽ chủ động yêu cầu và ép buộc để có cho bằng được, đặc biệt là sự quan tâm và chú ý tuyệt đối dành cho họ. Điều này có thể xảy ra trong bất kỳ mối quan hệ nào chứ không phải chỉ là yêu đương, kể cả mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Những đứa trẻ được nuôi dạy bởi cha mẹ ái kỷ có thể sẽ nhận ra rằng, cách duy nhất để sống cùng cha mẹ là cung cấp mọi nguồn cung mà họ mong muốn, khen ngợi họ, đưa họ lên làm trung tâm của mọi cuộc trò chuyện, phục vụ mọi nhu cầu và đáp ứng mọi đòi hỏi của họ, nói chính xác những điều họ muốn nghe, làm chính xác những điều mà họ thích.

Nếu không, chúng sẽ bị chối bỏ, bị phủ nhận giá trị, không xứng đáng được yêu thương, chăm sóc bởi chính cha mẹ của mình. Làm con của cha mẹ ái kỷ như thể mắc nợ họ một cuộc đời và mắc kẹt trong cái bẫy của sự "báo hiếu". Vậy nên, cha mẹ ái kỷ rõ ràng sẽ gây tổn hại cho con cái, bởi vì họ sẵn sàng vi phạm nghĩa vụ làm cha mẹ với đủ thứ lý do ngụy biện cho những hành vi đó.

Điều đáng nói là, vì đã phải nhọc công bắt chước và dội bom tình yêu, cũng đã thu được chiến lợi phẩm trung thành nên thông thường, ái kỷ sẽ không bao giờ dễ dàng vứt bỏ những nguồn cung cũ. Không đời nào họ để người khác vứt bỏ họ như cách mà họ chối bỏ người khác. Họ mặc nhiên coi nguồn cung cũ là của họ và sẽ không bao giờ rời bỏ họ, cho dù bị họ giày xéo thế nào.

Tuy nhiên, bởi nguồn cung cũ không đủ dồi dào như trước nên họ tự cho bản thân có quyền đi tìm nguồn cung mới. Trong quá trình đó, chỉ cần có chút cản trở từ các nạn nhân như lên tiếng không cho họ tiếp tục ngoại tình, đe dọa sẽ rời bỏ họ, ngăn cấm họ nối lại tình cảm với những người cũ hay kết bạn với những người mới, thì nó sẽ như ngòi nổ kích hoạt cơn giận dỗi ái kỷ (narcissistic rage). 

Tác giả: Luật sư Nguyễn Thị Thanh Thủy 

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ  16

 26/04/2024 11:28:44 SA

Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình có thể đương đầu với mọi thử thách lớn trong cuộc đời, có thể giải quyết bất cứ điều gì đến với chúng.

Xem chi tiết 
Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?

Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?  14

 25/04/2024 11:27:07 SA

"Cuốn sách (hay bộ sách) của năm" với tôi trong năm ngoái (kéo dài sang năm nay), chính là bộ ba cuốn sách về tâm lý và tâm thần học xuất sắc của Neel Burton

Xem chi tiết 
Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng

Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng  15

 25/04/2024 11:27:06 SA

Khi không hài lòng với vợ (chồng), bạn bè hay đồng nghiệp, nhiều người sử dụng chiêu bài phớt lờ, "chiến tranh lạnh" để trừng phạt họ.

Xem chi tiết 
Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?

Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?  18

 25/04/2024 11:27:05 SA

Trong giai đoạn 10 năm, từ 45-55 tuổi, chúng ta gặp nhiều áp lực, đối mặt với các khó khăn, thách thức về thể chất, tâm lý và mối quan hệ.

Xem chi tiết 
Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng

Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng  15

 25/04/2024 11:27:04 SA

Người trưởng thành sẽ tập trung vào cách giải quyết vấn đề thay vì tranh cãi chỉ để khẳng định bản thân đúng.

Xem chi tiết 
Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân

Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân  118

 25/04/2024 11:27:03 SA

Chúng ta thường có xu hướng cau có, nổi giận với người thân trong khi lại dễ chịu hơn với người lạ. Nguyên nhân do đâu? Thử tìm hiểu xem tại sao chúng ta có loại tâm lý này nhé!

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2656
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2553
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3217
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2644
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2627
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...