Nếu bạn là cha mẹ của trẻ tự kỷ (hoặc thậm chí là người lớn mắc tự kỷ ở những phố khác nhau), bạn có thể đã nghe cả tá thông tin về những thách thức và thiếu hụt của người bệnh liên quan đến rối loạn này. Nhưng ở mỗi điểm tiêu cực của căn bệnh còn tồn tại cả những khía cạnh tích cực. Người mắc tự kỷ có những đặc tính tích cực khá hiếm thậm chí là không tồn tại ở những cá nhân bình thường. Quan trọng, ta cần lưu ý rằng những đặc tính tích cực này không chỉ có ở các nhà bác học với những kỹ năng và tài năng thiên bẩm; mà thay vào đó chúng hiện diện ở hầu hết những người mắc tự kỷ.
Nếu bạn quá mệt mỏi khi nghe về những vấn đề tiêu cực về tự kỷ thì hãy đính danh sách tội phạm học này lên cánh tủ lạnh nhà bạn và chia sẻ nó với bạn bè, gia đình và những giáo viên ở trường. Đã đến lúc chúng ta cảm thấy vui mừng về những điểm tích cực này.
- Người bệnh tự kỷ rất hiếm khi nói dối.
Chúng ta đều khẳng định mình coi trọng sự thật, nhưng hầu hết mọi người ít nhiều đều có những lời nói dối vô hại. Hầu hết tức là tất cả trừ người tự kỷ. Đối với họ, sự thật là sự thật – không có lý do gì để lập lờ quanh co – và nếu người tự kỷ nói lời tốt đẹp thì đó thực sự là những lời nói ngàn vàng.
- Người mắc rối loạn phổ tự kỷ sống cho hiện tại.
Một người có bao lần không thể nhận ra những thứ đang diễn ra ngay trước mắt vì bị xao nhãng bởi ám hiệu xã hội hay những cuộc tán gẫu bất chợt? Người mắc rối loạn phổ tự kỷ thực sự chú tâm đến những thông tin giác quan thu nhận từ xung quanh. Một số sẽ thấy được vẻ đẹp mà người khác bỏ lỡ, mặc dù tất cả chúng ta đều ngang qua nó hằng ngày. Nhiều người còn đạt đến ngưỡng chánh niệm lý tưởng (tập trung tuyệt đối cho khoảnh khắc hiện tại).
- Người bệnh tự kỷ hiếm khi phán xét người khác.
Ai mập hơn ai? Giàu hơn ai? Thông minh hơn ai? Xinh đẹp hơn ai? Người đó có bằng cấp từ trường đại học hàng đầu hay đang sinh hoạt ở một nhà thờ cấp cao? Đối với người mắc rối loạn phổ tự kỷ, dạng phân biệt kiểu này đóng ít vai trò quan trọng hơn người bình thường. Trong thực tế, người bệnh tự kỷ nhìn xuyên qua những vỏ bọc bên ngoài đó để khám phá con người thực sự của bạn.
Có thể hơn hết là vì bệnh nhân tự kỷ hiếm khi phán xét khiếm khuyết của mọi người xung quanh. Trong khi người bình thường tỏ ra tách biệt với bạn cùng lớp mắc hội chứng Down hay một khiếm khuyết cơ thể nào đó thì người bệnh tự kỷ có thể chấp nhận những khác biệt đó hơn.
- Người bệnh tự kỷ sống có đam mê.
Nhiều người tự kỷ thực sự có đam mê về những thứ, những ý tưởng và những người nhất định trong cuộc sống. Họ dành thời gian, năng lượng và óc tưởng tượng cần thiết để thực sự làm chủ lĩnh vực họ quan tâm và gắn kết bản thân vào đó dù cho có khó khăn, có mệt mỏi hoặc thậm chí là thứ đó “không hề oách” tí nào. Có bao nhiêu người “bình thường” ngoài kia có thể dõng dạc tuyên bố điều tương tự?
- Người mắc tự kỷ không ràng buộc mình vào những mong đợi từ xã hội.
Nếu bạn đã từng mua một chiếc xe hơi, chơi một trò chơi hay tham gia một câu lạc bộ thể thao, bạn sẽ biết được là chính mình khó như thế nào. Nhưng đối với những người bị tự kỷ, mong đợi từ xã hội nói thật là không quan trọng. Vấn đề ở đây là bạn có thực sự thích, sẻ chia những mối quan tâm, lòng tử tế và mong muốn dành thời gian bên nhau hay không – chứ không phải cứ đua đòi theo người đời.
- Người tự kỷ có trí nhớ siêu phàm.
Tưởng tượng một người bình thường quên mất phương hướng, hoặc không nhận ra màu sắc, tên gọi, v.v… thường xuyên như thế nào? Người bị RLPTK thường nắm bắt các chi tiết tốt hơn. Trong nhiều trường hợp, họ có trí nhớ tốt hơn người bình thường trong tất cả các chi tiết quan trọng. Trong thực tế, khá nhiều người bệnh tự kỷ có trí nhớ siêu phàm nhiều chi tiết kỹ lưỡng như ảnh chụp, hát được các nốt khó, và/hoặc có trí nhớ hoàn hảo với các bài hát, bài thơ hoặc các câu chuyện.
- Người mắc tự kỷ ít chú trọng vào vật chất.
Đương nhiên là điều này đúng với tất cả mọi người – nhưng nói chung, người mắc bệnh tự kỷ cực kỳ ít quan tâm đến địa vị và uy tín so với người bình thường. Kết quả là, họ ít lo lắng về thương hiệu, nhà hàng cao cấp, và những thứ hào nhoáng, đắt đỏ mà không cần thiết hơn hầu hết chúng ta. Họ cũng ít có nhu cầu xem lương thưởng bao nhiêu hay chức vị mong muốn cho riêng mình.
- Người bệnh tự kỷ ít chơi các trò thử lòng.
“Trông mình mặc bộ này có mập không? Hãy nói thật đi – Mình không giận đâu!”
“Đúng là tôi CÓ nói tôi không phiền lòng khi anh đi chơi, nhưng mà ai bảo anh tin tôi?”
Rất ít người tự kỷ có kiểu nói chuyện thử nhau như thế này – và họ cũng cho rằng bạn cũng không thế. Thật tuyệt khi không phải cứ nơm nớp lo sợ hồi hộp, không hiểu ý đối phương để rồi hủy hoại nhiều mối quan hệ mỗi ngày. Đương nhiên một phần lý do cho sự thiếu hụt khả năng né tránh vấn đề ở đây là thực tế người tự kỷ cảm thấy những kiểu trò chơi thử lòng nhau này rất khó chơi. Tại sao ai đó cứ phải hỏi một câu hỏi mà không cần câu trả lời như vậy?
- Người bệnh tự kỷ có ít điều che giấu hơn.
Đa phần nếu một người mắc phổ tự kỷ nói cho bạn cái họ muốn – thì chính xác đó là cái họ muốn. Không cần phải lòng vòng, đoán già đoán non, và bạn cũng chẳng cần đọc vị hay tìm ra những ẩn ý sâu xa gì. Điều này một phần có thể là vì nhiều người tự kỷ không nhận thức được hoặc thất bại trong việc nhận ra việc người khác che giấu ý định thật của mình.
- Người bị tự kỷ mở ra cánh cửa mới cho những người không bị tự kỷ.
Đối với một số người không mắc và không biết tự kỷ là gì thì có một người tự kỷ trong cuộc sống có một tác động tích cực lớn lên nhận thức, niềm tin và mong đợi của chúng ta. Ít nhất đối với tôi, việc làm mẹ của một cậu con trai tự kỷ đã giải phóng tôi khỏi cuộc sống với đầy rẫy những chữ “nên”, nên thế này, nên thế kia – và giúp tôi bước vào một thế giới mới, “thế giới của thì hiện tại”.
Nguồn: https://www.verywell.com/top-terrific-traits-of-autistic-people-260321
Như Trang dịch (trangtamly.blog)
Theo tamlyhoctoipham.com