1. Làm cho đối phương cảm thấy mình quan trọng
Khi tương tác với ai đó, hãy nói chuyện về họ chứ không phải về bạn. Hãy thể hiện sự hứng thú chân thành của bạn với cuộc sống của đối phương và đừng ngại thể hiện cảm nhận của bạn về họ.
Hãy chăm chú lắng nghe và hỏi chuyện họ. Mọi người đều thích chia sẻ về bản thân, vì vậy để cho đối phương nói nhiều hơn có thể sẽ mang lại cho họ những ấn tượng tích cực khi giao tiếp với bạn.
Hãy dành lời khen chân thành cho đối phương. Đây là cách tuyệt vời để củng cố mối quan hệ của bạn và khơi gợi những cảm xúc tích cực. Điều quan trọng là bạn phải khen ngợi cụ thể và chân thành.
2. Thể hiện rằng bạn thích đối phương
Chúng ta có xu hướng thích người cũng thích mình, hiện tượng này gọi là “cảm tình tương hỗ" (reciprocal liking). Vì vậy nếu bạn muốn người khác thích mình, bạn phải thể hiện sự quý mến của mình với họ.
Tuy nhiên mẹo này có thể phản tác dụng trong 2 trường hợp:
- Đối phương có lòng tự trọng thấp, không thích bản thân thì họ có thể không thích những người thích họ.
- Đối phương cảm thấy bạn chỉ giả vờ thích họ và sẽ khước từ bạn.
3. Chú ý ngôn ngữ cơ thể
Khi chúng ta nói chuyện với ai đó, não của chúng ta nhận được rất nhiều thông tin từ các dấu hiệu phi ngôn ngữ bởi con người có xu hướng thể hiện cảm xúc thật của mình thông qua ngôn ngữ cơ thể. Vì vậy, đừng quên chú ý đến các dấu hiệu mà cơ thể bạn đang gửi đi.
Ví dụ bạn không nên dùng tay che miệng, sẽ tạo cảm giác đang nói dối hoặc không muốn trả lời. Nhưng đặt tay trên má mà không che miệng sẽ tạo cảm giác bạn đang cởi mở và chú ý đến cuộc trò chuyện.
Giao lưu bằng mắt với đối phương nhưng không quá mức, trung bình 30% - 60% cuộc trò chuyện là đủ để tạo ra bầu không khí thân thiện.
Không dùng tay che mắt hoặc nhắm mắt vì cử chỉ này sẽ tạo cảm giác cáu kỉnh, buồn chán hoặc bất đồng, lo âu.
Mỉm cười thật lòng để tạo cảm giác đáng tin cậy và chân thành. Cười bằng mắt sẽ là tốt nhất.
Lưu ý: Ngôn ngữ cơ thể và ý nghĩa của nó có thể khác nhau tùy văn hóa vùng miền hoặc sự khác biệt về phát triển và tâm lý.
4. Tình cờ chạm vào đối phương
Những cái chạm là một hình thức giao tiếp thăng hoa quan trọng giúp khơi gợi cảm xúc và mối quan hệ bền chặt với người khác. Tình cờ chạm vào đối phương là một cách hiệu quả để xây dựng kết nối và khiến người đó ít nhiều phản ứng tích cực với yêu cầu của chúng ta.
Lưu ý: Luôn suy nghĩ, cân nhắc trước xem liệu cái chạm đó có thích hợp hay không. Nên cân nhắc hoàn cảnh, giới tính, địa vị, mối quan hệ giữa hai người. Chú ý ngôn ngữ cơ thể của đối phương để xem họ có thoải mái với kiểu tương tác này hay không.
5. Sao chép đối phương
Sao chép cử chỉ, tư thế và nét mặt của người mà bạn đang trò chuyện có thể giúp bạn hình thành một kết nối bền chặt hơn.
Con người thường làm điều đó trong tiềm thức, đặc biệt là khi thực sự thích ai đó. Tuy nhiên bạn cũng có thể tự làm chủ ngôn ngữ cơ thể và điều chỉnh theo phong cách của đối phương để thúc đẩy sự tin tưởng và cảm giác kết nối.
6. Chú ý tốc độ nói
Chọn tốc độ nói phù hợp cho mỗi tình huống sẽ giúp khơi gợi cảm xúc mà bạn cần ở người nghe, gây ấn tượng tốt và khiến đối phương chú ý lắng nghe bạn.
Tránh giữ nguyên một tốc độ nói suốt cuộc trò chuyện vì nó sẽ khiến bạn có vẻ nhàm chán.
Hãy tăng hoặc giảm tốc độ đúng thời điểm để tăng vẻ đáng tin cậy và thu hút sự chú ý của mọi người.
Ví dụ, tốc độ nói nhanh thể hiện sự say mê, khẩn trương hoặc cảm xúc mạnh mẽ. Còn tốc độ nói chậm cho thấy mức độ nghiêm túc, quan trọng của chủ đề bạn đang nói.
7. Đừng ngại để lộ sự yếu đuối
Thể hiện một mặt yếu đuối, dễ tổn thương tức là bạn đang chia sẻ con người thật của mình. Điều đó giúp mọi người cởi mở và dễ đồng cảm ở mức độ sâu sắc hơn.
Theo các nhà tâm lý học, những người thừa nhận mặt yếu đuối của mình sẽ tạo cảm giác chân thực và có sức hút hơn. Điều đó là vì chúng ta cảm thấy họ thật hơn, và hành vi của họ cho phép chúng ta cũng có quyền không hoàn hảo.
8. Khen ngợi mọi người trước mặt đối phương
Con người có xu hướng liên kết người mình trò chuyện cùng với những tính từ mà đối phương sử dụng để mô tả người khác.
Hiện tượng này được gọi là sự chuyển đổi tính trạng tự phát (spontaneous trait transference). Nó xảy ra ngay cả khi không có bằng chứng cho thấy đối phương thực sự có những phẩm chất này.
Ví dụ, khi bạn khen ngợi đồng nghiệp là tử tế, tốt bụng, người đang nói chuyện với bạn có thể cũng sẽ cảm thấy bạn tốt bụng.
Ngược lại nếu bạn nói xấu sau lưng ai đó, mọi người có thể liên kết bạn với những phẩm chất tiêu cực mà bạn nói về người khác.
9. Lan tỏa sự tích cực
Khi bạn cười, cách vận động cơ quanh mắt sẽ quyết định bạn đang cười thật lòng hay chỉ cười "công nghiệp".
Những "nếp nhăn" ở khóe mắt hay trán sẽ khiến nụ cười của bạn trông rất chân thành và tích cực, thu hút thiện cảm người khác.
Hãy sử dụng nụ cười chân thật của bạn thường xuyên nhất có thể để thể hiện sự thân thiện và thiện chí của bạn. Đừng ngại dùng biểu cảm khuôn mặt để tăng thêm sự chân thành và hấp dẫn cho bản thân.
(Theo 5minutecrafts)
Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn
Theo tamlyhoctoipham.com