Sau một khoảng thời gian gắn bó với nhau, đôi khi, chúng ta cũng cần “tái khởi động” mối quan hệ lãng mạn của mình. Ta yêu đối phương rất nhiều, tuy nhiên lại có vô số những vấn đề tồn đọng trong mối quan hệ của cả hai vẫn chưa được giải quyết một cách ổn thỏa. Những điều cần nói vẫn chưa được nói ra, những hờn giận ngày một tăng lên, niềm vui bị bỏ quên và nhiều điều chúng ta nên thổ lộ nhưng vẫn chưa tìm được cách để có thể thổ lộ nó. Vì vậy, trong bài này, chúng tôi đã liệt kê một loạt những điều quan trọng nhất để các cặp đôi có thể thảo luận với nhau nhằm hâm nóng lại cảm xúc, và mở ra cánh cửa giao tiếp đang tạm thời khép lại giữa cả hai.
Những điều cần tâm sự dưới đây, kèm theo đó là đôi dòng giải thích, mang đến cho mối quan hệ lãng mạn sự chân thành, cởi mở và giúp cả hai có thể “thú tội” với nhau. Trong khi chia sẻ, điều quan trọng chính là duy trì một bầu không khí yêu thương và tôn trọng, tránh đề cập đến những đạo lý, triết lý hay nói những lời cay nghiệt với nhau. Lắm khi, chúng ta từ bỏ nhau quá sớm. Những mối quan hệ lẽ ra đã có thể trở nên tốt đẹp (hoặc hơn thế) với sự hỗ trợ đúng đắn, lại gặp thất bại bởi chúng ta không biết cách để chia sẻ và lắng nghe những gì thực sự trong tâm trí mình. Đây là một công cụ hữu ích được tạo ra để bảo vệ tình yêu của cả hai.
1. Những giá trị nào ở bản thân mà bạn muốn được đối phương trân trọng?
Điều này không có nghĩa là bạn ích kỷ hay tự thương hại bản thân. Thật vậy, việc bị đối phương xem thường là điều khó tránh khỏi trong bất kỳ mối quan hệ nào.
Để có thể “rút cạn nước” của “dòng chảy đau đớn” đang trào dâng trong tâm hồn mình, điều thiết yếu chính là chia sẻ với đối phương những gì chúng ta nghĩ rằng mình đã cống hiến và những điểm mạnh của bản thân. Rõ ràng, ai ai trong chúng ta cũng luôn mong muốn người bạn đời có thể quan tâm và trân trọng những điều mà chúng ta yêu thích ở chính bản thân mình.
Vào khoảng thời gian đầu của mối quan hệ, một cách tự nhiên, những điểm tốt ở cả hai người đều hiện ra vô cùng rõ ràng. Thời gian trôi qua, chúng ta quen dần với mọi thứ. Thật vậy, đây là cách mà trí não hoạt động. Nếu chúng ta sống ở cung điện Alhambra, không bao lâu sau, ta sẽ không còn quan tâm mái ngói ở đây trông như thế nào nữa. Dù vậy, chúng ta không cần những lời xu nịnh, nịnh hót bởi sai lầm là thứ không thể tránh khỏi ở mỗi người. Tất cả những gì chúng ta cần chính là sự coi trọng công sức, coi trọng những gì mà chúng ta đã dốc công gầy dựng. Ta không phiền khi bị chỉ trích hay sửa lỗi nhiều lần nếu như chúng ta cảm nhận được rằng từ trước đến nay, người kia vẫn luôn hiểu rõ mặt tích cực của chúng ta. Sự trân trọng những giá trị của nhau sẽ thúc đẩy cả hai người bước tiếp đến những cột mốc quan trọng phía trước.
2. Những khi cảm thấy không hài lòng với cuộc sống, chúng ta cần làm gì để không ảnh hưởng đến mối quan hệ?
Thông thường, chúng ta ít khi chia sẻ một cách rõ ràng về những khó khăn, thiếu sót trong cuộc sống. Chúng ta có thể cảm thấy thất vọng vì hoàn cảnh xã hội nhàm chán, hay thèm khát được đi chu du đâu đó; đó có thể là những câu chuyện xoay quanh vấn đề tiền bạc, hay chuyện chúng ta cần dành bao nhiêu thời gian cho công việc hay cha mẹ mình. Những điều đó nghe có vẻ vô lý và nhỏ nhặt, nhưng nó lại chiếm phần quan trọng trong cuộc đời chúng ta, và nó đang dần đi theo hướng mà chúng ta không mong muốn.
Do đó, chúng ta có xu hướng gắt gỏng, chán nản, dễ nổi nóng hoặc kích động. Tuy nhiên, ngày qua ngày, ta lại không giải thích cho đối phương hiểu nguồn gốc của những cảm xúc này một cách rõ ràng. Kết quả là, người bạn đời của chúng ta, dù là nhân chứng của những đau khổ ấy, cũng không thể nhận biết được chúng đến từ đâu. Điều này dẫn đến việc họ dễ dàng cho rằng chúng ta chỉ đơn giản là khó tính và cục cằn mà thôi.
Vì vậy, đây chính là cơ hội tốt để bạn giải thích rõ ràng cho đối phương biết nguyên nhân của cơn khó-ở-mỗi-ngày của mình; một cơ hội để giãi bày rằng chúng ta hầu như luôn buồn bã và lo lắng chứ không chỉ đơn giản là xấu tính hay tệ hại.
3. Những lúc buồn, bạn muốn được đối phương an ủi như thế nào?
Thông thường, chúng ta hay bị rơi tình huống sau: người ấy muốn giúp đỡ ta, nhưng cách mà họ đưa ra sự trợ giúp lại khiến ta cảm thấy khó chịu hoặc không thể xoa dịu ta. Ta cảm thấy bị bỏ rơi, cùng lúc đó, người ấy lại cho rằng những nỗ lực đầy thiện chí của họ đang bị đối xử một cách “vô ơn”.
Đây là cơ hội để xem xét cả hai đã đặc biệt cố gắng giúp đỡ nhau như thế nào, và cách các bạn muốn được giúp đỡ ra sao khi có khó khăn trong cuộc sống.
Có thể chúng ta cho rằng, nếu người ấy bắt đầu nấu ăn và chăm sóc chuyện nhà cửa, ta sẽ cảm thấy như họ đang lảng tránh vấn đề thực tại và sẽ trở nên lười biếng khi có chuyện xảy ra. Chúng ta có thể cảm thấy câu nói “Tất cả rồi sẽ ổn thôi” thực sự đáng sợ, hoặc đôi khi đó lại chính là những gì ta cần nghe. Sự đồng tình đối với chúng ta đôi khi là một sự trợ giúp lớn lao hoặc tệ hại. Một hành động - một cái ôm hay lời mời nằm xuống một lát - có khi thực sự cần thiết, nhưng có khi lại không đúng lúc.
Quan trọng hơn cả, chúng ta cần chia sẻ với đối phương điều gì phù hợp với mình và lắng nghe những gì thật sự phù hợp với đối phương. Một khi có được ý thức rõ ràng về cách để an ủi lẫn nhau một cách hiệu quả, chúng ta có thể thử điều chỉnh phong thái của mình để mọi chuyện có thể trở nên tốt đẹp hơn mong đợi.
4. Nói cho đối phương những khi bạn cảm thấy sợ hãi, thiếu an toàn
Đây là dịp để giải thích một dạng phản ứng của chúng ta. Không phải là ta đang cố biện minh cho nó. Chúng ta không hề nói rằng đây là phản ứng cực kỳ lý tưởng hoặc đáng yêu. Chúng ta chỉ - với tư cách một lính mới - thừa nhận rằng chính ta nhận ra những xu hướng cụ thể trong bản chất của mình và đang cố giải thích chúng.
Có lẽ bản chất của chúng ta - khi cảm thấy bị đe dọa - là trở nên cực kỳ kiểm soát. Có thể chúng ta sẽ òa lên khóc nức nở và tuyên bố rằng mọi thứ vô vọng hết rồi (nhấn chìm kích động trong một đại dương sầu khổ). Có lẽ chúng ta sẽ trở nên loại người ưa châm biếm, hay có lẽ ta sẽ đả kích bằng lời nói và thốt ra những từ ngữ cực kỳ kinh khủng. Hoặc chúng ta cảm thấy cần giữ cho riêng mình rồi chìm vào chết lặng.
Những gì chúng ta đang làm ở đây là giúp người ấy thấu hiểu những gì - về bên ngoài - một vài hành xử thực sự khó hiểu mình. Cái ta cho họ thấy không phải là hình ảnh phản chiếu của toàn bộ con người chúng ta, mà theo cách chúng ta đối mặt với những tình huống được cho là đang đe dọa chúng ta như thế nào.
Chúng ta đang cố tự xử lý mọi chuyện - mà rõ ràng theo cách rất lạ lùng. Chúng ta đang cố khiến những hành vi ít dễ thương nhất ấy của mình có vẻ bớt báo động và dễ tha thứ hơn một chút.
5. Kể cho đối phương nghe những đau khổ thời thơ ấu của bạn (nếu có)
Thực sự hữu ích cho cặp đôi khi đều nhận ra hai bên - dĩ nhiên- có vài mặt nào đó hơi điên rồ một chút. Đây không phải là sự thất bại của cá nhân, đây chỉ là điều hiển nhiên của tất cả loài người. Không có ai đạt được đến tuổi trưởng thành hoàn toàn ổn định và lành mạnh cả.
Hầu hết các vấn đề đều khởi nguồn từ tuổi ấu thơ. Câu hỏi này sẽ cần một khoảnh khắc thật an tĩnh để các bạn giải thích nhiều hơn về những gì xảy ra trong quá khứ khi chúng ta còn nhỏ - và để nói rõ tại sao chúng, đến ngày nay vẫn khiến chúng ta, ở vài điểm nào đó, khắc nghiệt một cách bất thường và khó sống.
Có lẽ đã có những bậc phụ huynh ưa trừng phạt mà chúng ta lớn lên luôn nói dối mỗi khi gặp chuyện khó xử. Hay có ai đó hơi buồn chán và chúng ta lúc nào cũng cần phải tươi vui và đến giờ thì hoàn toàn điếc đặc với tin xấu. Có lẽ cha mẹ đã khiến ta thất vọng tràn trề, và rồi chúng ta hiện tại không giỏi tin tưởng cho lắm cũng như gặp vấn đề trong việc bỏ lớp rào phòng vệ.
Chút hiểu biết về quá khứ sâu thẳm sẽ cho ta biết những gì người ấy đang làm, khi họ khó chịu hoặc thất vọng. Họ không phải đang cố tỏ ra khó khăn - họ đang đấu tranh với những di vật rối rắm đến từ quá khứ mà chúng ta vẫn chưa biết rõ, cũng như họ không biết rõ về chúng ta vậy.
6. Điều gì khiến đối phương khó chịu ở bạn?
Đây nghe có vẻ là một chủ đề khó chịu - nhưng khi xử lý đúng cách, nó sẽ là cánh cửa ngõ cho sự dịu dàng và phát triển bản thân.
Rõ ràng ai cũng có những khuyết điểm riêng. Nên theo lẽ tự nhiên, hai người trong một mối quan hệ sẽ luôn luôn cố gắng dạy nhau cách để trở thành phiên bản tốt đẹp hơn của bản thân. Họ đang cố giúp người kia, ví dụ, đúng giờ hơn, bớt lạnh lùng hơn, yêu thương nhiều hơn, ít bốc đồng mà suy nghĩ nhiều hơn,...
Mọi người thường nói rằng tình yêu thực sự là chấp nhận ai đó bằng chính con người họ. Nhưng trên thực tế, điều này không hề đúng hoặc nói rõ hơn, không khôn ngoan chút nào. Chúng ta cần muốn được dạy - hoặc là dạy. Vấn đề còn lại là cách chúng ta tiến hành ngành sư phạm tình cảm này như thế nào.
Khi ở vai trò dạy, chúng ta cần tiền hành với lòng khoan dung và chiến lược cụ thể - và khi ở vai trò nghe giảng (hay học trò), chúng ta cần dũng cảm chấp nhận rằng ai đó có thể phê bình bạn mà vẫn muốn điều tốt nhất dành cho bạn.
Đây là cơ hội để làm nên chuyện cực kỳ hiếm gặp: phê bình mà không cáu giận. Và đây là cơ hội để nghe những lời chỉ trích hơn là tấn công, để hiểu nó với chính ý nghĩa thực sự của họ: lòng khao khát muốn chúng ta trưởng thành.
7. Những điểm khác biệt giữa hai người khiến bạn và đối phương không thế sống cùng nhau
Chúng ta không cần ai đó phải hoàn hảo. Cái chúng ta cần - hơn tất thảy - là một cảm giác rằng họ hiểu những khiếm khuyết của chính họ, rằng họ sẵn sàng để giải thích chúng, và rằng họ có thể làm vậy ngoài những lúc làm họ tổn thương chúng ta.
Đó là dấu hiệu của trưởng thành mà chúng ta cuối cùng cũng thừa nhận, rằng chúng ta khó sống cùng đến khủng khiếp như thế nào. Mọi người đều vậy. Đây chỉ là một câu hỏi về cách chúng ta đặc biệt khó nắm bắt thế nào thôi.
Chúng ta có lẽ, ví dụ như có một quan điểm rất mạnh về thiết kế nội thất mà bất cứ quan điểm nào trái ngược đều khiến ta đau khổ. Chúng ta có thể điên cuồng (và thỉnh thoảng đến đáng sợ) dâng hiến cho công việc. Chúng ta cũng có thể dứt khoát trong việc chờ đợi taxi trong bao lâu thì được, hay cửa sổ phòng ngủ có nên đóng vào ban đêm không hay con cái nên mấy giờ thì đi ngủ (như một khởi đầu cho một danh sách tội phạm học phác thảo dài vô tận).
Nhận ra khi nào mình cứng nhắc và khi nào mình quá khắt khe sẽ không giải quyết được mọi tranh cãi. Nhưng nó có thể thay đổi bầu không khí một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Chúng ta sẽ không bao giờ xin lỗi cho đủ trong việc chúng ta khó sống cùng như thế nào đâu.
8. Những lỗi lầm mà bạn muốn được đối phương tha thứ
Không mối quan hệ nào tồn tại mà không có sự tha thứ. Chúng ta đều biết chúng ta cần sự tha thứ ấy, nhưng - bi thảm thay - con người ta thường đặc biệt cứng đầu về những thứ mà mình cần người ấy khoan dung.
Ở hầu hết mọi thời điểm, chúng ta tự nhủ với bản thân rằng mình chẳng làm gì sai cả; rằng người ấy mới là người cần xin lỗi và cầu xin ta tha thứ. Nhưng vào những khoảnh khắc chung thực nhất (có lẽ là vào 3 giờ sáng khi không gian vô cùng tĩnh lặng và có mặt trăng tròn tỏa sáng ngoài kia chăng?), chúng ta thỉnh thoảng nhận ra mình đã mang đến một vài rắc rối cho cuộc sống của họ. Không có mới là lạ ấy. Con người ta là những cá thể đầy phức tạp; chúng ta không hề tiệm cận đến chữ hoàn hảo theo nhiều nghĩa. Chúng ta biết ta đã làm họ buồn theo rất nhiều cách khác nhau…
Không may thay, mỗi khi cảm thấy tội lỗi - mà không thể tha thứ - chúng ta có xu hướng hành xử còn hung hăng hơn trước và phủ nhận toàn bộ những gì mình đã làm.
Do vậy chúng ta cần tạo ra một không gian nơi mà những lời nhận lỗi có cơ hội gặp gỡ với lòng khoan dung và sự đồng cảm. Chúng ta không ở khoảnh khắc này để yêu cầu người còn lại tẩy trắng cho ta. Ta chỉ là nói rõ một vài điều từ phía của mình: rằng chúng ta muốn được tha thứ vì một số chuyện - mà ta thực sự hối tiếc. Anh/Em sẽ cố để trở nên tốt đẹp hơn - nếu được cho một cơ hội nữa.
9. Nói rõ cho đối phương những lúc họ làm bạn tổn thương
Chúng ta mang theo những vết thương mà ta đều nhận ra, một cách dễ hiểu và chắc chắn, khó nói lên thành lời. Có lẽ những lời phàn nàn nghe quá là nhỏ nhen và xấu hổ vào thời điểm đó. Vấn đề là khi họ âu yếm ta, dòng cảm xúc bị chặn lại - và chẳng mấy chốc, ta sẽ nhận ra mình nao núng mỗi khi người ấy cố chạm vào hay đề nghị làm tình. Cái gọi là ‘mất ham muốn’ (hay nói trắng ra là ‘chán làm tình’) thường chỉ đơn giản là một kiểu tức giận mà người kia chẳng có cơ hội để thấu hiểu.
Đây sẽ là một khoảnh khắc an toàn để tiết lộ một vài - chủ yếu là hoàn toàn vô ý - lần tổn thương. Có lẽ tháng trước có chuyện về công việc, hay là về mẹ em, hay cách anh đáp lại lời yêu cầu khá ngây thơ của em trong bếp trước khi làm việc.
Vấn đề quan trọng là người ấy không xen vào và phủ nhận những tổn thương đã có và bắt đầu đổ lỗi ngược lại chúng ta hoặc nhấn mạnh rằng những tổn thương ấy quá nhỏ chẳng đáng để làm quá lên như thế.
Chẳng có cái gì gọi là tổn thương quá nhỏ hết. Một khi cảm thấy nó thì mọi chuyện đều chính đáng cả.
Cái quan trọng là mỗi người đều được lắng nghe và chỉ ra những thương tổn mà người còn lại gây ra nhiều hơn những gì họ có thể giải thích.
Bài luyện tập này không phải là để đào xới lại vấn đề. Nó nên là dịp để giải quyết chúng một lần và mãi mãi - và nên được nhắc lại thường xuyên, như là một tuần một lần chẳng hạn.
10. Một vài điều kì quặc của bạn trong "chuyện giường chiếu"
Chẳng ai trong chúng ta hoàn toàn bình thường trong chuyện ấy. Thế nhưng áp lực để trở nên bình thường lại lớn hơn khi ta lên giường. Chính xác là vào khoảnh khắc khi ta muốn được thân mật, ta lại sợ rằng sẽ bị người ấy cho là biến thái, bẩn thỉu, còi cọc hay yếu sinh lý.
Kết quả, chúng ta bắt đầu nói dối. Ta khép lại mọi điểm gây hứng thú của mình. Ta giấu đi những gì mình muốn. Và vì vậy, ta ngừng làm chuyện ấy cùng nhau và tự tạo ra một thế giới giả tưởng cho riêng mình nơi mà người ấy bị loại bỏ hoàn toàn.
Do đó, chìa khóa ở đây là tạo ra một môi trường nuôi dưỡng hoàn toàn chấp nhận mọi ảo tưởng về chuyện ấy của bạn. Mọi thứ không nên đi quá giới hạn. Những ảo tưởng kì lạ nhất, lạc nhịp nhất nên được thảo luận trong bầu không khí yêu thương và bao dung lẫn nhau. Chúng ta nên chấp nhận rằng - đương nhiên - có những khác biệt sâu sắc giữa ảo mộng và mong muốn nó thực sự như thế. Tưởng tượng về một vai diễn khá là khác so với làm như vậy trên thực tế.
Chúng ta trưởng thành từ những ý thức đặt không đúng chỗ. Chúng ta cố để trở nên ‘ngoan’ khi không cần phải như vậy. Giờ là lúc để thừa nhận những mặt tối thú vị của mình rồi đấy. Chúng ta có thể nói những câu như: khi em 14, em thấy có người mặc cái áo như thế này này… Hay: Khi có ai đó hét lên với em, em nghĩ người ấy thực sự thích em đấy. Hay: Em thấy làm chuyện ấy là xấu, nên anh phải bảo em thật xấu xa trước khi em có hứng cơ.
Toàn bộ ý nghĩa của chuyện ấy là giải phóng khỏi những luật lệ và yêu cầu từ cuộc sống thường nhật. Nó đáng lẽ ra phải thật tinh quái, và nếu chuyện đi đúng hướng, nó thậm chí còn nghe khá ‘bệnh hoạn’ đấy.
11. Thay vì "chuyện ấy", bạn và đối phương có thể thử những việc khác mới mẻ hơn
Có rất nhiều áp lực quanh chuyện biểu hiện tốt trong "chuyện ấy". Nhưng thực tế các mối quan hệ cho thấy chúng ta có thể không đặt đúng tâm trí để có thể biểu hiện tốt khi ở trên giường. Điều này có thể tạo ra rất nhiều áp lực, và rồi là mặc cảm tội lỗi và oán giận. Thật dễ dàng để một hoặc cả hai người nghĩ rằng tình yêu đôi ta đã nguội lạnh mất rồi.
Một bước đi hữu ích, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần hay đêm đặc biệt, là cởi bỏ những áp lực của tình dục. Chúng ta cần đều chấp nhận rằng, thỉnh thoảng dù có sao đi nữa, sẽ tốt hơn nếu khám phá những khu vực khác của đời sống tình ái khi kỳ vọng thấp hơn - nhưng vẫn có những mức độ nhạy cảm thực sự giữa hai người.
Ví dụ, bạn có lẽ cực kỳ thích phần gáy được vuốt ve, hay phần trên của cánh tay được mơn trớn thật nhẹ nhàng chỉ bằng đầu ngón tay. Bạn có thể rất yêu thích được ai đó nghịch ngợm mái tóc hay ôm bạn thật chặt trong đêm đen. Bạn có thể muốn được người ấy nhìn ngắm từ phía bên kia của căn phòng hay xem gì đó trên mạng cùng nhau.
Câu chuyện ở đây là không phải ngừng "chuyện ấy" mãi mãi, mà đó là cách để dần đưa hứng thú trở lại, không đòi hỏi - và với một cảm giác về tưởng tượng và khám phá lẫn nhau.
12. Bạn thường ảo tưởng về điều gì?
Về bề ngoài, chuyện này nghe thật kì quặc: làm sao hai bạn có thể chung sống lâu đến vậy mà không biết gì về liên tưởng tình dục của người kia? Nhưng rất nhiều điều có thể đã xảy ra kể từ lần đầu tiên các bạn gặp mặt và đã chia sẻ cho nhau những suy nghĩ như vậy. Bạn có lẽ đã bị sa vào vũng lầy của thực tế và đánh mất kết nối với những mặt sâu bên trong của nhau.
Nói về ảo tưởng là - chúng ta phải thừa nhận ngay từ đầu - một chuyện vô cùng vô cùng tổn thương. Những ảo ảnh thường nghe rất vô lý, xấu hổ, kinh tởm hoặc khủng khiếp khi nhìn nhận dưới ánh sáng của đạo lý thông thường. Là những thứ mà nếu thực hiện trên thực tế (có lẽ) sẽ vô cùng tệ hại. Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu điều này nếu xét theo nhiều mặt của cuộc sống: thật tuyệt vời khi đọc một cuốn tiểu thuyết về những người bị mắc kẹt trong một tảng băng ở Bắc Cực; dù thực tế có lẽ phải khủng khiếp lắm. Trong một bộ phim, chúng ta có thể cực kỳ hứng thú khi sống trong hang ổ của một tên tội phạm tàn nhẫn; dù trên thực tế bạn là một người ưa hòa bình và tuân thủ pháp luật.
Ảo tưởng của người khác thường nghe thật điên rồ - và vì vậy, tất nhiên, của bạn cũng vậy. Nhưng dù chúng nghe có vẻ kì lạ thế nào, chia sẻ những ảo tưởng lại trọng tâm cho khả năng kích thích và gần gũi tình dục của chúng ta. Chúng không chỉ là một lựa chọn dự phòng. Chúng là một phần mà người ấy cần để hiểu về chúng ta để ta có thể bật đèn xanh (theo đúng nghĩa đen của nó: thân mật và yêu thương).
13. Một trong những điều khó khăn nhất để hiểu bạn là gì?
Đến cuối cùng chúng ta cô đơn là vì có gì đó chúng ta cảm thấy quan trọng về mình là ai mà người kia dường như có vẻ không hiểu - và vì vậy, ta có thể kết luận rằng, sẽ không bao giờ hiểu.
Nhưng sự thiếu hiểu biết này thường không phải do họ tồi tệ hoặc vô tâm. Và nó cũng không thể bỏ qua được. Chỉ là vẫn chưa có một dịp tử tế để chúng ta chia sẻ với nhau trong một thời gian khá lâu rồi thôi. Mối quan hệ càng phát triển, chúng ta càng ít có những cuộc trò chuyện lâu, khám phá, trong đó những phần khó nắm bắt của nhau được tìm hiểu đúng cách. Cái cảm giác chúng ta đã hiểu ai đó chính là kẻ thù của việc đào sâu và cập nhật hiểu biết của ta về họ.
Người ấy hiểu rõ bạn - nhưng rõ ràng họ không thể nói ra mọi thứ về bạn một cách kì diệu như thế được. Chúng ta cần giải thích những chuyện quan trọng mà vẫn chưa rõ ràng với họ. Chúng ta luôn luôn thay đổi, và họ cũng thế. Chúng ta không còn là con người của năm ngoái và họ cũng vậy.
Người khác không thể đọc được tâm trí của bạn. Chúng ta sẽ cần phải giải thích. Và đây sẽ là khoảnh khắc khi, cuối cùng họ cũng có thời gian để lắng nghe ch
14. Những điều thầm kín, khó nói của bạn
Có rất nhiều điều chúng ta làm - mà bản thân chúng không hẳn là kinh khủng - nhưng khiến chúng ta thấy xấu hổ hoặc hổ thẹn về bản thân. Nếu thừa nhận, ta sẽ trông như một kẻ ngây ngô và ngốc nghếch mất. Nên chúng ta giữ im lặng. Chúng ta cố gắng hết mức để trình ra một bộ mặt trang nghiêm và hợp lý hơn.
Nhưng hãy cho phép bản thân khoảnh khắc này được tiết lộ một chút nhé:
- Em không muốn đến cửa hàng kia vì cảm thấy hình như nhân viên thu ngân ở đó khinh thường em.
- Thực ra anh muốn xơi cả cái bánh chocolate em chế giễu trong siêu thị
- Em có nhớ lần anh bảo bà lao công vô tình đánh vỡ chiếc cốc có hình mặt cười không? Thực ra là anh làm đấy. Anh không cố ý đâu. Anh xin lỗi
- Em cực kỳ thích khi anh đi kiểu giày đó.
- Càng ngày em càng lo lắng vì không vào nhà tắm được đúng giờ.
- Em thấy bài quốc ca ngầu bá cháy
- Anh lúc nào cũng muốn mua một khẩu súng lục siêu to khổng lồ
Ai cũng có điểm ngu ngốc nào đó. Thừa nhận những điểm ‘bệnh hoạn’ và kì quặc đó của mình không phải là để gây cười hay làm nhục. Nó không làm mất đi bất kỳ giá trị hay sức mạnh nào của chúng ta cả. Lý tưởng nhất, ta phát hiện ra rằng người bạn đời của ta chẳng hề ngạc nhiên, hoặc là họ đã biết tỏng rồi, hoặc là họ thấy những điểm đó (mà chúng ta lo ngay ngáy là kì quặc) khá là đáng yêu đấy chứ.
15. Bạn luôn "phát điên" vì những điều gì ở đối phương?
Các cặp đôi rõ ràng luôn cãi vã vì những chuyện (mà trông bề ngoài) thật nhỏ nhặt và vô lý. Một người nào đó đàng hoàng và hợp tình hợp lý một chút có thể thú nhận những gì khiến họ phát điên về nửa kia bao gồm: họ gõ vào thớt quá mạnh; họ không kéo dây an toàn cho đến khi xe chuyển bánh; chữ ‘b’ và chữ ‘h’ viết tay của họ chẳng thể nào phân biệt nổi; họ nghĩ bóp tuýp kem đánh răng cũng có cách đúng và sai; họ dùng từ ‘bi thảm’ với nghĩ ‘buồn’; họ không đóng kín cửa tủ; khi họ uống nước, họ nuốt xong nói ‘ahh’.
Phản ứng của chúng ta dường như mất cân bằng - mà ngay cả nhiều khi chính ta cũng thấy vậy. Chúng ta trở nên rất dễ xúc động và phát khùng lên.
Nhưng thay vì nói với bản thân rằng mày thật ngu ngốc khi làm thế, hãy thử cho người ấy một lời giải thích thật bình tĩnh và cẩn thận về lý do chuyện đó làm phiền chúng ta. Điều này thực sự hữu ích vì - tất nhiên - bản thân chuyên khó chịu đó không là nguyên nhân gây rắc rối. Nó là những gì biểu hiện trong tâm trí của ta - mà có lẽ xứng đáng một cuộc thảo luận lớn. Những điều nhỏ nhặt tạo nên nỗi sợ hãi của chúng ta về người ấy. Rằng người ấy có thể nhẫn tâm hoặc cẩu thả, cứng nhắc hoặc đa cảm,...
Nhưng người ấy lại không thể biết về những nỗi sợ ấy. Họ làm sao biết được chữ viết khó phân biệt (chuyện nhỏ như con kiến!) lại là biểu hiện của ‘không cố gắng’. Hay việc không cài dây an toàn trước khi khởi hành (mà chúng ta đều biết là không thực sự nguy hiểm) khiến bạn buồn vì trong đầu bạn kết luận rằng (dù nghe thật kì): ‘Anh đéo quan tâm đến luật pháp’.
Chúng ta không phải đang cố biện minh cho sự cáu kỉnh của mình với từng chi tiết nhỏ nhất: chúng ta đang giải thích nỗi sợ hãi của mình và nhờ đó giảm bớt ảnh hưởng của chúng trong mối quan hệ của hai ta.
16. Thời điểm để có thể đùa vui, trêu chọc lẫn nhau
Được chọc ghẹo có lẽ là điều mê hoặc nhất mà người ấy làm cho chúng ta. Đó là dấu hiệu họ đã đưa tầm mắt điều gì đó hơi quá độ và đáng nói của ta và bắt chước lại theo cách thật ngọt ngào, nhẹ nhàng và vô tư.
Đồng thời, nhận ra có những khía cạnh tính cách của chúng ta mà đáng bị chọc về những tín hiệu chúng ta biết rõ và sẵn sàng để thay đổi. Chúng ta nên cần bị chọc ghẹo về thói quen đúng giờ, cách chúng lải nhải các câu chuyện, ám ảnh được về với tự nhiên, chuyện thiếu những thú vui trí tuệ, hay sự hưng phấn của ta mỗi lần đến bảo tàng…
Tuyệt nhất là, trêu chọc định vị những xu hướng của chúng ta, mà đang đi nhầm đường rồi giải quyết bằng trò cười thay vì chỉ trích. Nó yêu cầu sự dịu dàng nhưng mang lại hiệu quả cao. Bằng cách phá lên cười, bản thân chúng ta cũng chấp nhận quan điểm công bằng đó của họ.
Trêu chọc sử dụng khiếu hài hước thay cho những lời chỉ trích. Một trò trêu chọc tốt bao giờ cũng là thứ mà người đó có thể dễ dàng thay đổi: ăn quá nhanh; xem điện thoại quá nhiều (thay vì những lúc cần thiết); xen vào khi người khác đang nói chuyện; có xu hướng khoe khoang khoác lác.
Nếu rà soát lại cuộc đời, chúng ta rõ ràng sẽ nhận ra một vài điều về chính hành vi của mình mà không ngại bị ai đó nhắc nhở - nếu như người nhắc giải quyết bằng một trò vui rồi mỉm cười thay vì một cái nhăn mặt khó chịu.
17. Đối phương có thể hỗ trợ như thế nào trong công cuộc thay đổi của bạn?
Chúng ta đều muốn thay đổi, nhưng chúng ta không thể làm nó một mình. Ta cần sự giúp đỡ của người khác và được họ đối xử theo cách đặc biệt của họ.
Chúng ta thường không muốn nói lên cách mình muốn thay đổi ra sao, vì sợ rằng người ấy sẽ đánh giá rồi cố ‘giúp đỡ’ theo cách trừng phạt và hao mòn con người ta. Họ sẽ làm theo cái cách mà - ta e rằng - sẽ khiến mọi chuyện còn tệ hơn. Họ sẽ dùng chính sự thành thực của ta chống lại ta. Chúng ta tưởng tượng cảnh họ cằn nhằn hay đặt ra mục tiêu (mà chúng ta sẽ không thực hiện được) hay kể lể cho người ta rằng ‘chúng tôi cố gắng lắm đấy chứ’ - để rồi để lại ta trong nhục nhã và càng không thể nào có thể tạo ra những thay đổi tích cực mà mình muốn.
Khi nói rằng em có gì đó muốn thay đổi, chúng ta không hề hứa chúng ta sẽ dễ dàng thực hiện nó. Lời thú nhận ấy - theo đúng nghĩa của nó - là một bước đi quan trọng. Nó cho thấy trực giác và trí tuệ của chúng ta về chính mình.
Tốt hơn nhiều nếu ta được ở với ai đó biết về khuyết điểm của chính họ và nói với ta rằng ước gì họ có thể vượt qua - trái với ai đó dường như nghĩ họ hoàn toàn ổn với chính con người họ.
18. Nếu bạn thay đổi một điều gì đó ở bản thân, bạn sẽ mong muốn đối phương thay đổi điều gì ở họ?
Chúng ta thường thấy mình như bị khóa trong cái hành vi mà mình cũng không thích về bản thân bởi vì cảm thấy nó là một lời đáp trả cần thiết (nếu tệ hại) với những thứ chúng ta không thích lắm về người ấy.
Cảm giác như giữa hai người có một mối liên kết xấu xí giữa những gì chúng ta thừa nhận là khó chịu ở chúng ta và những gì gây ấn tượng với ta là khó chịu ở người ấy. Chúng ta ủ rũ - có lẽ - vì họ đáng mắng mỏ; họ càu nhàu bởi vì chúng ta cứ thoái thác và lảng tránh; chúng ta cáu kỉnh vì họ cứng đầu; họ thì cảm thấy phải đào bới vì ta thật vô lý.
Một điều lý tưởng có thể xảy ra là ta bắt đầu nhìn rõ hơn cách chúng ta tương tác với nhau đang khiến mọi chuyện khó khăn hơn cho cả hai người. Thay vì đổ lỗi cho một phía, ta thừa nhận chúng ta đang trong một nguồn năng lượng không may mắn, cả hai ta đều tạo ra và vun đắp cho gánh nặng của chính mình.
Giải pháp cho cả hai phía là đều nhận ra nguồn năng lượng đó và hỗ trợ nhau thực hiện lời hứa sẽ làm tốt hơn một chút để cùng tiến về phía trước. Lần đầu bao giờ cũng ngại ngùng: nếu anh nói trước và thừa nhận anh hành xử như thế thật tệ, em có thể cùng anh và thừa nhận rằng em cũng có chút khó khăn trong chuyện đó không?
19. Những điều khiến bạn biết ơn đối phương
Người bạn đời của chúng ta - đương nhiên - thực sự đã giúp ta rất nhiều. Họ khiến chúng ta có thể làm những điều mà ta sẽ không bao giờ có thể làm một mình; họ an ủi chúng ta; họ có lẽ hiểu và vẫn tốt bụng với những tính khó chịu ở con người chúng ta; có khi họ còn cứu chúng ta khỏi ảnh hưởng xấu nhất từ những khuynh hướng trong tính cách của ta. Kể ra một danh sách tội phạm học như vậy không phải lúc nào dễ dàng. Đó một phần là bởi chúng ta đã quá quen với chúng ta ở hiện tại và khó để nắm bắt toàn bộ bức tranh chính xác về hình ảnh của bản thân đã ra sao trước khi về chung nhà với họ.
Chúng ta theo tự nhiên, dù thật không may, đánh mất tầm nhìn về những cống hiến của họ tới cuộc đời chúng ta. Và - dĩ nhiên - những cống hiến đó thường bị che mờ bởi suy nghĩ rằng họ đang không giúp chúng ta nhiều như ta muốn.
Một trong những điều kì lạ về lòng biết ơn là nó có thể hướng tới những người và vật có thể khá gây khó chịu trước đó. Chúng ta có lẽ - khi nhìn lại - sẽ biết ơn tới người thầy đã ép chúng ta biểu hiện tốt hơn. Tương tự, chúng ta không chỉ biết ơn cách người ấy tốt bụng với chúng ta, mà còn cách họ có ích cho ta.
Chúng ta cần đi dạo trong kí ức của chính mình để giúp nhau bước tới một viễn cảnh công bằng hơn, chính xác hơn về cuộc sống cùng nhau.
20. Điều gì đặc biệt khiến bạn và đối phương nhớ đến nhau thật nhiều?
Giả sử - không hề theo cách bệnh hoạn hay bạo lực - bạn không còn gặp lại người ấy nữa. Bạn sẽ có thể nhìn lại từ khoảng cách thích hợp và nghĩ về mối quan hệ của mình. Bạn sẽ nhớ điều gì?
Tưởng tượng rằng khi những tổn thương hay hổ thẹn đều đã nhòe đi đáng kể, bạn đã có thể thừa nhận rằng có những điều bạn nhớ về họ vô cùng. Chúng có thể là gì? Thường thì chúng ta không mang theo sẵn một danh sách như vậy trong tâm trí. Nó sẽ chiếm kha khá thời gian để bạn xác định rõ mình đạt được những gì và hối tiếc về những gì mình đánh mất. Chắc chắn phải có nhiều lắm. Bời vì chuyện này lúc nào cũng xảy ra. Nếu bạn rời bỏ quê hương mà mình đã phát ngấy, sớm thôi bạn sẽ nhận ra có những thứ bạn thực sự hối tiếc - và những thứ bạn chưa thực sự trân trọng vào lúc đó.
Thay vì chờ chuyến tàu thời gian lướt qua, chúng ta có thể dùng tưởng tượng đưa bản thân đến tương lai - và từ đó - thử nghĩ xem mình cảm thấy những gì. Vấn đề không hẳn là đoán những gì ta sẽ nhớ - đương nhiên - dễ như trở bàn tay. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn:
- Khi em thật tốt bụng và gắn bó với con người vụng về này.
- Khi anh cười thật tươi trước câu đùa thật ngớ ngẩn.
- Gương mặt kích tính của em khi xem TV.
- Khi anh chơi đùa với bọn trẻ và chúc ngủ ngon chúng
- Khi em bối rối vì không biết sự kiện địa lý nào (có lần em còn nhầm giữa Greenland và Alaska).
Mỗi một khoảnh khắc đó sẽ kích thích cho một loạt những suy nghĩ và cảm xúc rộng hơn: lòng tốt của họ, sự ngây thơ của họ, sự đáng yêu của họ, tâm hồn mong manh của họ, những khoảnh khắc của họ rất dịu dàng khiêm tốn và rộng rãi. Tất cả đều hoàn toàn đúng và vẫn đang ngồi cùng mọi điều khác - đang đợi để được nhận ra và yêu thương.
21. Những điều mà bạn luôn mong muốn đối phương nhớ đến
Chúng ta đều không thực sự muốn từ bỏ mối quan hệ hay rời bỏ cuộc sống này quá sớm. Thay vào đó, ta cố gắng tập dượt một vài điều cao quý và tốt đẹp về bản thân.
Chúng ta có lẽ đều muốn gây sự chú ý với chủ ý tốt đẹp nhất (ngay cả khi chúng không thực sự có tác dụng); tới những khía cạnh ngọt ngào của mình (mặc dù không phải lúc nào cũng bộc lộ ra); hay điểm tốt của chúng ta mà (không may thay) không phải lúc nào cũng làm mối quan hệ hòa thuận: sự nhạy cảm của chúng ta, sự tận tâm của ta trong công việc, có lẽ là lòng trung thực (dù có lúc gây đau đớn) hay thái độ lịch sự của chúng ta (dù có lúc tạo ra sự xa cách).
Rõ ràng, người nhận những lời tự khen ngợi này là người bạn đời của người đó. Nhưng khán giả thực sự lại là chính họ. Cũng chẳng có gì nguy hiểm khi nghĩ rằng mình thật tuyệt vời và sẽ được nhớ mong bằng tất cả lòng yêu thương chân thành và kính trọng. Nỗi sợ hãi của chúng ta lại là điều ngược lại. Cái chúng ta đang làm là nhắc nhở bản thân rằng thực ra chúng ta (theo nhiều nghĩa) cũng rất tuyệt vời và tốt bụng trong mối quan hệ này; rằng chúng ta thực sự muốn người ấy cũng yêu chúng ta - và rằng (sâu trong tâm trí) chúng ta mong đợi để xứng đáng với tình yêu ấy của họ.
22. Nếu đây là buổi hẹn hò đầu tiên, bạn mong muốn điều gì?
Ý tưởng bắt đầu lại từ đầu thường thật hấp dẫn: giá như chúng ta có thể bỏ qua một bên quá khứ tổn thương và đau khổ lại rồi bắt đầu lại lần nữa với tất cả hiểu biết của mình. Giờ thì chúng ta đã biết nhiều hơn về nhau và về cách ở trong một quan hệ hơn rất nhiều khi hai ta mới bắt đầu. Vậy giờ bạn sẽ hành xử như thế nào?
Bạn có lẽ - ví dụ - cảm thấy phải giải thích kĩ càng hơn về những khía cạnh nhất định của bản thân. Bạn có thể muốn thẳng thật và thú nhận ngay rằng bạn hơi bị khó khăn ở nhiều mặt đấy - để không có bất cứ sự giận dữ hay thất vọng nào dần dần chất đống. Có lẽ trong cái giả tưởng về buổi hẹn hò đầu tiên này bạn sẽ hứng thú tìm hiểu về những mặt khác của người bạn đời đấy. Bạn có lẽ muốn biết nhiều hơn về tuổi thơ của người ấy (và đặc biệt những khoảng thời gian khó khăn - chứ không chỉ là khoảnh khắc hạnh phúc).
Nhưng, có lẽ bạn sẽ muốn mình đẹp đẽ và ngọt ngào hơn thường thấy. Bạn có lẽ muốn quyến rũ người ấy, lắng nghe thật kĩ ý tưởng và suy nghĩ của họ; bạn có lẽ sẽ bị hớp hồn lần nữa bởi cách họ đan tay dưới cằm hay bằng cách họ hài hước nhún vui mỗi khi kể một câu chuyện cười. Bạn sẽ lại nhạy cảm với những phẩm chất mà - thật dễ hiểu - là bị ngó lơ trong ngày thường.
Thử nghiệm-suy nghĩ buổi hẹn đầu tiên giúp bạn nhìn người ấy lại một lần nữa; và những gì ta đang nhìn thấy - đương nhiên - là một phần của họ là ai. Chúng ta đang sử dụng một thủ thuật để chỉnh lại đôi mắt đã mờ đi vì nhìn người ấy ở một khoảng cách rất gần trong khoảng thời gian rất dài.
Dịch: Hương
Nguồn: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/22-questions-to-reignite-love/
Nguồn: A Crazy Mind
Theo tamlyhoctoipham.com