Tội Phạm Bài viết

Tại sao ta lại tổn thương khi bị ngó lơ? – Lời giải thích từ nhà tâm lý học

 02/06/2024 12:17:35 CH |  Admin |   99 lượt xem

(toipham.net) - Là con người, chúng ta dành khá nhiều thời gian để suy nghĩ về những gì người khác nghĩ.

Mặc dù đây không phải là một phát ngôn gây tranh cãi, tôi chắc chắn một số bạn đang tự nhủ rằng: “Không, tôi không hề như vậy” hoặc “Tôi không quan tâm đến những gì người khác nghĩ.”

Điều này rất dễ hiểu. Bất kỳ sự phản đối nào mà bạn cảm thấy đối với câu nói trên có thể xuất phát từ những người đưa ra lời khuyên có thiện chí, những người đang nỗ lực hướng bạn ra khỏi sự tự phê bình và lo lắng, họ đã nói với bạn một cách rất chắc chắn rằng những gì người khác nghĩ về bạn là không quan trọng.

Về điều đó, tôi sẽ trả lời đơn giản là “Vâng, đúng vậy” và mong bạn đọc tiếp vì tôi sẽ giải thích lý do vì sao.

Tôi sẽ bắt đầu với một câu nói mà chúng ta đều có thể đồng ý dễ dàng: Khi chúng ta hành động, rất có khả năng chúng ta sẽ nghĩ về cách hành động của chúng ta ảnh hưởng đến người khác. Ví dụ, chúng ta nghĩ: “X nghĩ gì về những gì tôi vừa nói?” Tuy nhiên, suy nghĩ của chúng ta về suy nghĩ của người khác còn có thể phức tạp hơn. Chúng ta có thể mở rộng phạm vi xem xét bằng việc tập trung vào những gì ai đó nghĩ về cách chúng ta cảm thấy như thế nào về người khác (ví dụ: “Theo những gì tôi vừa nói, Y nghĩ tôi cảm thấy thế nào về X?” hoặc “Với những gì tôi vừa nói, Y nghĩ X cảm thấy thế nào về tôi?”).

Những điều này không nhất thiết phải là những ý nghĩ tiêu cực hoặc không phù hợp.

Ngược lại, đây là những cách suy nghĩ phức tạp được sử dụng bởi những người có kỹ năng xã hội cao nhất trong số chúng ta để giúp chúng ta phát triển và duy trì các mối quan hệ xã hội. Mặc dù quan trọng, cách suy nghĩ này không phải là bẩm sinh. Đây là một kỹ năng tinh vi và quan trọng mà chúng ta rèn luyện trong suốt cuộc đời.

Khi còn nhỏ, chúng ta không để ý đến ảnh hưởng của mình đối với người khác. Chúng ta đưa ra những yêu cầu, khóc và ầm ĩ một cách ích kỷ, chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu bản thân và không quan tâm đến ai khác. Chỉ khi chúng ta học hỏi thêm về thế giới, khi chúng ta phát triển một thứ gọi là “lý thuyết về tâm trí” vào khoảng từ 3 đến 5 tuổi, chúng ta mới bắt đầu nhận ra rằng người khác có suy nghĩ và cảm xúc, và hành động của chúng ta có thể ảnh hưởng đến họ. Theo định nghĩa, lý thuyết về tâm trí là khả năng hiểu rằng cả bạn và người khác đều có trạng thái tâm lý. Trạng thái tâm lý của người khác có thể khác với của bạn, thậm chí khác với thực tế.

Tai sao ta lai ton thuong khi bi ngo lo  Loi giai thich tu nha tam ly hoc

Việc hiểu được trạng thái tâm lý của bản thân mang lại cho người đó một sức mạnh to lớn. Bởi vì một khi bạn nhận ra bạn có suy nghĩ và cảm xúc, bạn có thể học cách kiểm soát những suy nghĩ và cảm xúc đó. Một trong những câu chuyện yêu thích của tôi về sức mạnh mà kỹ năng này mang lại là từ một người đồng nghiệp của tôi ở trường đại học và cuộc trò chuyện giữa anh ấy với cô con gái của mình trong khi đưa cô bé đến trường mẫu giáo:

“Bố ơi, bố biết con đang nghĩ gì không?”

“Ồ không, Claire à. Con đang nghĩ gì vậy?”

“Con đang nghĩ về ngày Giáng Sinh.”

“Tuyệt vời đó Claire à.”

Một vài phút sau…

“Còn bây giờ bố biết con đang nghĩ gì không bố?”

“Không, Claire à. Con đang nghĩ gì nè?”

Claire vừa nói vừa cười: “Bây giờ con đang nghĩ tới ngày Halloween.”

Khi còn là trẻ mẫu giáo, Claire không chỉ cho bố cô ấy thấy rằng cô ấy có lý thuyết về tâm trí mà còn thể hiện một sự thành thạo ấn tượng trong việc điều hướng những suy nghĩ đó để kiểm soát thế giới nội tâm của mình.

Tôi cho rằng đây là kỹ năng mà những người cho lời khuyên đang cố gắng giúp bạn phát triển. Cơ bản, họ không nói rằng: “Đừng nghĩ về những gì người khác nghĩ,” điều đó gần như là không thể đối với những người trên năm tuổi mà có chút lòng trắc ẩn. Thay vào đó, họ nói: “Khi bạn nghĩ về những gì người khác nghĩ, hãy sử dụng nó cho những điều tốt đẹp tiềm ẩn và sau đó vứt bỏ nó,” theo kiểu Marie Kondo. (Chú thích của dịch giả: Marie Kondo là một chuyên gia dọn dẹp nổi tiếng người Nhật Bản. Phương pháp dọn dẹp của cô dựa trên việc giữ lại những vật dụng chỉ mang lại niềm vui và vứt bỏ những thứ không cần thiết.)

Trung bình, con người có hơn 6.000 suy nghĩ mỗi ngày, loại hình thanh lọc nhận thức này có thể mang lại lợi ích cho chúng ta, giải phóng nguồn lực tâm lý của chúng ta cho những suy nghĩ tích cực hơn. Nhưng giống như việc loại bỏ những vật dụng không mong muốn trong nhà là một thách thức đối với nhiều người, việc loại bỏ những suy nghĩ và cảm xúc không mong muốn trong não bộ cũng vậy. Đặc biệt đối với những người dễ bị lo lắng và trầm cảm, lo âu và trầm tư hoặc đắm chìm trong những suy nghĩ tiêu cực liên quan đến các sự kiện trong quá khứ là điều phổ biến và không thích hợp.

Lo âu và trầm tư cũng được dự đoán bởi trí thông minh ngôn ngữ, có nghĩa là càng thông minh (về mặt ngôn ngữ), chúng ta càng có khả năng có một tâm trí trầm ngâm và lo lắng hơn. Đây là lý do tại sao nhiều người trong chúng ta thấy khó khăn khi chuyển đổi năng lượng nhận thức của mình khỏi những sự kiện trong quá khứ làm chúng ta bực bội và hướng đến những điều mang lại niềm vui cho chúng ta. Những “bước đi số hóa” của chúng ta là lý do chủ yếu đổ thêm dầu vào đống lửa lo lắng và trầm tư, bối cảnh giao tiếp xã hội lấy công nghệ làm trung gian hiện nay khiến việc này trở nên đặc biệt khó khăn.

Ba mươi năm trước, khi chúng ta tự đánh giá ảnh hưởng của mình đối với người khác, chúng ta dựa vào những ký ức không hoàn hảo và nhanh chóng phai mờ về những sự kiện để giúp lấp đầy những khoảng trống trong nhận thức của chúng ta. May mắn thay, tâm trí có thể tha thứ cho bản thân, quên đi những chi tiết không mấy tích cực của những sự kiện trong quá khứ và nhớ lại những điều tốt đẹp nhất thông qua một xu hướng lạc quan rõ rệt. Một mánh khóe của bộ nhớ cho phép chúng ta duy trì lòng tự trọng, cái tôi và quan điểm tích cực.

Xu hướng nhớ rõ những chi tiết tích cực hơn những chi tiết tiêu cực có thể được thể hiện rõ hơn ở những người Pollyanna trong số chúng ta. Theo nguyên tắc Pollyanna, con người nói chung có xu hướng gợi lại nhiều chi tiết dễ chịu hơn những chi tiết khó chịu. Những người làm điều này nhiều nhất cũng đánh giá cao sự hạnh phúc và lạc quan của bản thân.

Những người hạnh phúc và tích cực có xu hướng ghi nhớ những chi tiết hạnh phúc và tích cực. Vậy còn những lúc họ không dựa vào trí nhớ của họ thì sao? Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?

Thật không may, thế giới tương tác qua trung gian máy tính ngày nay ít khoan dung hơn nhiều và sự lạc quan không thể giúp bạn xóa bỏ hiện thực trắng đen rõ ràng này. Các tương tác xã hội thường được lưu trữ vĩnh viễn trong tin nhắn và hình ảnh mà người ta có thể quay lại xem và xem lại nhiều lần.

Đi ngược lại với các tương tác mặt đối mặt và các cuộc gọi điện thoại, nhiều kênh liên lạc kỹ thuật số chẳng hạn như tin nhắn văn bản hoặc email được đánh giá cao dựa trên thang đo là tính kiên trì, nghĩa là giao tiếp diễn ra qua các kênh này được coi là mang tính tương đối lâu dài.

Đã bao nhiêu lần bạn xem qua email hoặc tin nhắn văn bản bạn đã gửi, đọc lại để xem liệu bạn có nói những điều bạn muốn nói theo cách bạn muốn hay không? Bạn đã bao giờ gửi một tin nhắn tiếp theo để sửa lỗi cho chính mình chưa? Rõ ràng, một số người trong chúng ta vẫn tiếp tục chán nản và hối tiếc về những tin nhắn mình đã gửi.

Việc loại bỏ suy nghĩ của người khác và những sai lầm trực tuyến của chúng ta có thể đặc biệt khó khăn nếu suy nghĩ của chúng ta liên quan đến các kết nối xã hội chặt chẽ, những điều cần thiết cho cảm giác thân thuộc và tình yêu của chúng ta. Đây cũng là khuynh hướng tự nhiên của con người, có thể được hiểu rõ nhất trong hai khuôn khổ lý thuyết lớn hơn.

Đầu tiên là lý thuyết học tập xã hội của Albert Bandura, lý thuyết này cho thấy rằng chúng ta không tự nhiên trở thành con người hiện tại. Đúng hơn là chúng ta bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh.

Từ khi chúng ta còn là những đứa trẻ sơ sinh, chúng ta nhìn và bắt chước người khác. Chúng ta học hỏi gián tiếp từ cách người khác được khen thưởng và trừng phạt, đồng thời chúng ta điều chỉnh hành vi của mình để có thể tối đa hóa phần thưởng và tránh bị trừng phạt. Do đó, bối cảnh xã hội của chúng ta rất quan trọng, sự tán thành hay không tán thành của người khác sẽ định hình hành vi trong tương lai của chúng ta. Đó là một nguyên lý cơ bản trong việc học tập của con người.

Trong khi đó, tầm quan trọng mà chúng ta gán cho sự chấp thuận này có liên quan đến một lý thuyết khác, hệ thống phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow, một kim tự tháp phản ánh động lực của con người hướng tới sự tự khẳng định bản thân, với các bậc mô tả nhu cầu cơ bản của con người.

Ngoài nhu cầu sinh lý (như thức ăn, nước uống) và nhu cầu an toàn (như công việc và nơi ở ổn định), con người còn có nhu cầu về tình yêu. Khi còn nhỏ, những nhu cầu này thường được đáp ứng bởi một số ít người, thường là các thành viên trong gia đình, nhưng khi chúng ta dành nhiều thời gian hơn ở không gian công cộng với bạn bè và những người có ảnh hưởng xã hội khác, nhu cầu về tình yêu và sự thuộc về của chúng ta sẽ mở rộng để lấp đầy những không gian này.

Theo khuôn mẫu lý thuyết này, quan tâm đến những gì mọi người nghĩ là một quá trình bảo vệ được thiết kế để giúp chúng ta xây dựng một mạng lưới thân thuộc và bao gồm cả những kết nối xa cách, bảo vệ chúng ta khỏi việc đánh mất tình yêu từ những người mà chúng ta chia sẻ mối quan hệ thân thiết nhất.

Giả sử như bây giờ bạn đã chấp nhận rằng bạn nghĩ đến suy nghĩ và cảm xúc của người khác và đó là một điều tốt, tôi muốn bạn hướng sự chú ý của mình tới những người mà suy nghĩ của họ chiếm phần lớn thời gian của bạn theo nghĩa tương tự. Lượng thời gian bạn dành để nghĩ về suy nghĩ của người khác có thể tỷ lệ nghịch với khoảng cách của họ. Bạn có thể dành thời gian nghĩ về suy nghĩ của những người không có mối quan hệ thân thiết nhất với bạn. Tại sao điều này có thể xảy ra?

Lý thuyết “giảm thiểu sự không chắc chắn” cho thấy rằng các cá nhân có nhu cầu giảm bớt sự không chắc chắn về các cá nhân khác với mục tiêu xây dựng mối quan hệ có thể giải thích phần lớn hiện tượng này. Việc nhận ra suy nghĩ và động cơ của những người có mối liên hệ xa cách với chúng ta không chỉ đặc biệt khó khăn.

Hơn nữa, vì đây là những kết nối lỏng lẻo nhất nên chúng ta có thể dành nhiều thời gian hơn để phân tích các tương tác của mình với họ, vì chúng ta không quá chắc chắn về cách họ suy nghĩ và cảm nhận. Đó cũng là lý do khiến chúng ta cảm thấy khó chịu khi họ không trả lời tin nhắn ta hoặc bị phớt lờ những lời đề nghị mang tính xã hội của mình.

Việc phớt lờ đánh vào một trong những điểm yếu dễ bị tổn thương nhất của chúng ta: Đó là khao khát “được biết”. Chúng ta khao khát được biết. Chúng ta muốn biết mọi chuyện kết thúc như thế nào. Chúng ta muốn hiểu thế giới xung quanh đang hoạt động ra sao.

Khi ai đó ngó lơ chúng ta, điều đó để lại trong ta một thắc mắc, sự thắc mắc này có thể khiến ta phát điên. Chúng ta khao khát câu trả lời về mối quan hệ mà không thể ép buộc chúng đến với ta. Rồi khi những mối quan hệ đó có giá trị đối với chúng ta, sự lo lắng ngày càng tăng lên theo thời gian.

Nhưng sự không chắc chắn liên quan đến việc bị phớt lờ không phải là nguyên nhân thực sự khiến chúng ta đau khổ. Chắc chắn là chúng ta muốn biết, nhưng hơn cả việc muốn biết, chúng ta còn khao khát sự kết nối giữa con người với nhau.

Hành vi phớt lờ là tín hiệu của một mối liên kết yếu hoặc căng thẳng. Vì vậy, hành vi này thực sự tấn công chúng ta ở một điểm dễ bị tổn thương hơn nữa chính là: mong muốn được thuộc về và được yêu thương. Việc phớt lờ là một dấu hiệu cảnh báo lớn cho thấy chúng ta có thể mất đi người mình yêu hoặc người mà chúng ta muốn yêu.

Đây là lý do vì sao những người bị phớt lờ đôi khi phải dùng đến những biện pháp tuyệt vọng để lấp đầy những khoảng trống trong sự bất an của họ. Họ có thể liên lạc lại rất nhiều lần với người đã phớt lờ họ, ngay cả khi liên tục bị ngó lơ. Họ có thể bắt đầu theo dõi người đã phớt lờ họ trên mạng xã hội. Trong trường hợp này, họ đang sử dụng Internet như một nguồn thông tin để có được những thông tin nhỏ về cuộc sống hằng ngày của người đã phớt lờ họ.

Hành vi phớt lờ tổn thương chúng ta ngay chính nơi mà ta dễ tổn thương nhất. Người đã phớt lờ bạn biết rõ điều này, nhưng họ vẫn chọn làm vậy. Nếu ai đó phớt lờ bạn, họ chơi game và không hề quan tâm đến bạn ngay lúc này. Chắc chắn rằng trường hợp họ làm mất điện thoại mình hoặc họ đang cực kỳ bận rộn là chuyện có thể xảy ra.

Nhưng nếu ai đó thật sự muốn nói chuyện với bạn, họ sẽ tìm cách. Còn nếu không, cứ mặc kệ họ. Ngay lập tức.

Đừng theo dõi họ. Đừng ám ảnh về họ. Đừng phí một phút một giây nào để tra tìm trên internet về những câu trả lời như liệu họ có thật sự quan tâm hay không.

Cuộc đời này rất ngắn, thời gian của bạn lại càng quý giá hơn.

Image: Lucy Jones

Tác giả: Tiến sĩ Michelle Drouin

Dịch giả: Ngọc My – Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ

Bài gốc: Why does it hurt so much when we get ghosted? A psychologist explains

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Kiệt sức vì muốn làm hài lòng người khác

Kiệt sức vì muốn làm hài lòng người khác  7

 16/09/2024 2:42:24 CH

Theo Debbie Sorensen, chuyên gia tâm lý học lâm sàng tại Denver, Mỹ, những người luôn cố gắng làm hài lòng người khác dễ bị kiệt sức tại nơi làm việc.

Xem chi tiết 
Tại sao thất tình lại gây cảm giác đau khổ?

Tại sao thất tình lại gây cảm giác đau khổ?  11

 15/09/2024 2:39:46 CH

Yêu đương khiến mọi người lâng lâng và hưng phấn nhưng việc cắt đứt mối liên kết đó gây ra một loạt cảm xúc tiêu cực, có thể gây đau đớn về mặt thể xác.

Xem chi tiết 
Bốn kiểu người độc thân

Bốn kiểu người độc thân  15

 14/09/2024 2:38:11 CH

Nghiên cứu của Đại học Simon Fraser (Canada) đã phân loại người độc thân thành bốn khuôn mẫu phổ biến thể hiện tính cách và hành vi hẹn hò của họ.

Xem chi tiết 
Chứng lo âu chức năng cao - triệu chứng và cách điều trị

Chứng lo âu chức năng cao - triệu chứng và cách điều trị  19

 12/09/2024 2:35:16 CH

Những người mắc chứng dễ lo lắng thường sẽ gặt hái được thành công, nhưng đồng thời họ cũng phải trải qua những khoảng thời gian với đầy căng thẳng và lo âu. Dưới đây là cách giúp bạn trở nên thành công mà ít phải trải qua cảm giác này.

Xem chi tiết 
Kẻ cắp thích gặp bà già

Kẻ cắp thích gặp bà già  21

 11/09/2024 2:33:22 CH

Thành ngữ "kẻ cắp gặp bà già" thường được dùng chỉ việc những kẻ gian xảo, ranh mãnh bị những người cao tay, dày dặn kinh nghiệm trừng trị.

Xem chi tiết 
Nam giới lấy vợ hay độc thân sống thọ hơn? Nghiên cứu tìm ra mối liên hệ bất ngờ giữa hôn nhân và tuổi thọ

Nam giới lấy vợ hay độc thân sống thọ hơn? Nghiên cứu tìm ra mối liên hệ bất ngờ giữa hôn nhân và tuổi thọ  19

 11/09/2024 2:33:21 CH

Tình trạng hôn nhân được chứng minh có liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như tuổi thọ của nam giới.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2980
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2785
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3483
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2907
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  3012
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...