Tội Phạm Bài viết

Tuổi Thơ Độc Hại? 10 Bài Học Bạn Phải Gạt Bỏ Ở Tuổi Trưởng Thành.

 14/10/2023 5:36:31 SA |  Admin |   87 lượt xem

(toipham.net) - Tại sao chúng ta lại gặp khó khăn trong việc cảm nhận được sự ảnh hưởng từ những vết thương?

Phần khó nhất của việc bình phục từ tuổi thơ độc hại không phải chỉ là đối mặt với thực tế rằng nhu cầu cảm xúc của bạn chưa được đáp ứng hoặc bạn đã chủ động chối bỏ trách nhiệm, bị ruồng bỏ, bị làm cho suy sụp hay thậm chí bị gạt ra ngoài lề xã hội, mà nó còn là đối mặt với những bài học về cuộc sống cùng những mối quan hệ mà bạn đã gặp, cũng như các cơ chế đối phó không lành mạnh mà bạn gây dựng.

Tại sao chúng ta lại gặp khó khăn trong việc cảm nhận được sự ảnh hưởng từ những vết thương?

Chấp nhận sự tổn thương gây ra bởi chính người có trách nhiệm phải luôn yêu thương và ủng hộ bạn đã là một điều khó khăn, nhìn thấy những ảnh hưởng bởi cách bạn bị đối xử thời thơ ấu còn khó hơn gấp bội. Ở đây có một số lý do giải thích tại sao quá trình này lại khó khăn đến vậy, trong số đó nguyên nhân chủ yếu là:

1. Bạn được dạy rằng bản chất là không thể thay đổi:

Trẻ em phải liên tục chịu chỉ trích, hoặc bị xem thường hay bị làm lơ, thường nói rằng được sinh ra đã là sai lầm của chúng. Bố mẹ là người có quyền lực độc nhất và mạnh mẽ trong thế giới nhỏ bé của một đứa trẻ. Một đứa trẻ chỉ đơn giản chăm chú nghe và ghi nhớ những gì bố mẹ nói như một lẽ hiển nhiên. Khi một đứa trẻ bị nói là lười biếng, quá nhạy cảm, ngu ngốc hoặc không đáng yêu, chúng chỉ đơn giản là đem những từ đó vào đầu và bắt đầu hình dung bản thân tồi tệ như những từ ngữ bố mẹ dành cho chúng. Không lấy làm lạ khi nhiều cô gái đến tuổi dậy thì cảm thấy rằng sự thay đổi và phát triển là vô vọng hoặc không thể chấp nhận được và tiếp tục cảm thấy như vậy đến tuổi trưởng thành.

2. Bạn đã bình thường hóa hoặc hợp lý hóa cách bạn được đối xử:

Hầu hết những đứa trẻ trong những năm đầu của thời thơ ấu (và thường dài hơn) tin rằng những gì diễn ra trong căn nhà của chúng cũng xảy ra tương tự ở những căn nhà khác. Nhưng một khi chúng tin rằng những suy nghĩ của mình chưa hẳn là đúng, trẻ sẽ quan sát cách những người mẹ khác đối xử với con họ và bắt đầu nhận thấy sự khác biệt. Nhưng vì nhu cầu đang bị lệ thuộc và quan trọng hơn là khao khát có được tình yêu của người mẹ nên có thể chắc chắn rằng trẻ sẽ tiếp tục tha thứ cho những hành vi của mẹ dù bất cứ giá nào. Sau tất cả, động lực của một đứa trẻ để vững bước chính là sự tin tưởng vào một ngày nào đó sẽ được mẹ yêu thương. Sự hợp lý hóa đó khiến trẻ vô tình lặp lại lời bố mẹ nói và nghĩ rằng: “Mẹ không cố ý”, “Mẹ nạt mình vì mình không chịu lắng nghe”, “Nếu mình làm tốt hơn, mẹ sẽ không nổi điên lên với mình”, “Mẹ nói đúng, là mình không tốt”, “Có lẽ mình là một đứa mít ướt”.

Tuoi Tho Doc Hai 10 Bai Hoc Ban Phai Gat Bo O Tuoi Truong Thanh.

3. Bạn không muốn tin rằng mẹ làm tổn thương bạn:

Trong cuốn sách tội phạm học của tôi, “Con gái cải thiện: Phục hồi từ một người mẹ không có tình yêu và đòi lại cuộc sống (Daughter Detox: Recovering from an Unloving Mother and Reclaiming Your Life)”, tôi gọi đây là “Điệu nhảy của sự khước từ (Dance of Denial )”. Ý nghĩ này được nuôi dưỡng bởi hy vọng rằng vấn đề sẽ biến mất và mẹ sẽ yêu bạn nếu bạn hành động đúng đắn hệt như cách bạn hợp lý hóa và bình thường hóa các hành vi của mẹ. Thậm chí khi đứa trẻ đã bắt đầu nhận ra sự độc hại trong mối quan hệ, chúng vẫn giữ lối suy nghĩ này. Đây là một cách để bạn trốn tránh khỏi sự thật tàn nhẫn nhất. Không có gì khiến bạn cảm thấy đau đớn hơn việc thừa nhận sự thật rằng mẹ bạn đã không yêu bạn. Nếu không có lí do xác đáng, sự tủi thẹn sẽ rất dữ dội.

10 bài học bạn cần gạt bỏ

Khi bạn đọc những điều này, hãy nhớ rằng thuyết gắn bó đưa ra ba phong cách điển hình xuất phát từ việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không trưởng thành được về mặt tâm lí. Chúng khác nhau, và trái ngược với sự gắn bó vững chắc - kết quả từ cách nuôi dạy một đứa trẻ được nghe, được nhìn và được dành không gian để khám phá, được là chính mình. Đứa trẻ được bảo vệ (và, sau này khi trưởng thành biết rằng chúng được yêu thương và coi trọng bởi chính con người chúng chứ không phải những gì chúng làm. Ba phong cách của sự gắn bó không bền vững là “Lo lắng - bận tâm” (muốn các mối quan hệ nhưng lo lắng và dè chừng sự từ chối); “Sợ hãi - tránh né” (muốn có các mối quan hệ nhưng lại quá sợ sự kết nối và có lòng tự trọng thấp); và “Ruồng bỏ - tránh né” (không có nhu cầu thân mật, nghĩ tốt về bản thân và nghĩ xấu cho người khác, và cảm thấy tránh kết nối là biểu hiện của sức mạnh).

  1. Tìm kiếm tình yêu (và luôn luôn có điều kiện):

Bài học ở đây là tình yêu không bao giờ được tự do trao đi và luôn đi kèm với những điều kiện bắt buộc. Những đứa con có mẹ thích kiểm soát, bạo lực hoặc tự ái hay vô cảm, không có quyền nuôi con có khả năng ngộ ra bài học này.

  1. Vị thế xã hội là tất cả:

Nhiều bà mẹ không có tình yêu - không riêng những người tự ái cao - đã tạo một vỏ bọc khiến bản thân thoạt nhìn trông rất mẫu mực, họ xem con cái như những công cụ, áp đặt chúng để lấy được sự tôn trọng từ xã hội. Họ chỉ quan tâm đến các giải thưởng mặc kệ sự nỗ lực của con cái.

  1. Bạn phải che giấu con người thật của mình:

Nguyên nhân chính là do liên tục bị mẹ chỉ trích, ruồng bỏ hoặc coi thường. Một đứa trẻ bị nhận xét là quá lười biếng, ngu ngốc, hoặc bất kỳ điều gì khác tương tự, sẽ bắt đầu tự dập tắt những suy nghĩ cũng như những cảm xúc riêng của bản thân và bắt đầu hành động theo cách mà trẻ tin rằng sẽ khiến mẹ yêu chúng, do đó tạo ra một vẻ ngoài không thực. Tất nhiên, câu hỏi hóc búa được đặt ra ở đây là bất cứ lời khen nào chúng nhận được đều dành cho con người thật của chúng? Không! Nó dành cho người giả tạo mà chúng đã vẽ nên.

  1. Sự trung thành là tạm bợ và không thể trông cậy:

Điều này không chỉ đơn thuần được rút ra từ cách đối xử của người mẹ (cần phải có được tình yêu và sự hỗ trợ, và thấy rằng luôn có những mối quan hệ) mà còn bao gồm những gì trẻ học được từ anh chị em của mình, đặc biệt là nếu mọi người đang cố gắng để dành lấy sự ủng hộ hay né tránh sự kiểm soát của mẹ nếu mẹ hay lớn tiếng và bạo lực. Nếu trẻ luôn phải chú ý đến sự sai trái trong gia đình của mình, chúng sẽ làm điều tương tự ở tuổi trưởng thành với bạn bè, người quen, cũng như những người khác. Để tin tưởng ai đó cũng là cả một vấn đề.

  1. Nên che giấu cảm xúc thật:

Nhiều bà mẹ không có tình thương nhạo báng con cái vì sự nhạy cảm của chúng, gọi con là “đồ mít ướt”, hay nói rằng chúng làm quá, và thường thì trẻ sẽ nghĩ để bảo vệ bản thân thì chúng phải học cách tránh xa những cảm xúc thật. Suy nghĩ này làm suy yếu trí tuệ cảm xúc hoặc thậm chí những ảnh hưởng sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chúng biết cách quản lý cảm xúc (và khả năng nhận biết những gì chúng đang cảm thấy). Điều này đặc biệt đúng với hai loại của kiểu người không thích gắn bó, kiểu “Bận tâm – lo lắng” được đặc trưng bởi dòng cảm xúc ồ ạt cũng không khá hơn .

  1. Sự kiểm soát là một phần của mọi mối quan hệ:

Với một người mẹ không có tình yêu, sự kết nối không bao giờ thực sự đến từ hai phía; áp đặt lên con cái sự cho đi để nhận lại - bao gồm tất cả các bài học đã được đề cập đến - khiến trẻ tin rằng mọi sự gắn kết tình cảm đều có một phía có quyền lực và một phía yếu thế. Bài học đặc biệt tồi tệ này khiến trẻ vấp phải một số vấn đề mang tầm thảm họa trong tương lai.

  1. Bản thân bạn vốn đã không đủ tốt:

Không được công nhận và ủng hộ, cùng với cảm giác bị ruồng bỏ và bị phê bình quá khắt khe sẽ khiến bạn cảm thấy bản thân vô giá trị.

  1. Bạn xứng đáng được đối xử như cách bạn làm với người khác:

Trong khi suy nghĩ này được củng cố bằng cách bình thường hóa hành vi của người mẹ và “Điệu nhảy của sự khước từ (Dance of Denial)”, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với một đứa trẻ, việc tự trách bản thân ít đáng sợ hơn nhiều so với việc thừa nhận cái sai của người có nghĩa vụ phải cưu mang, bảo vệ chúng. Thêm vào đó, nếu bạn có lỗi, điều đó sẽ mở ra khả năng bằng cách nào đó bạn có thể thay đổi chính mình và cách đối xử của bạn cũng sẽ thay đổi. Tự trách mình phục vụ nhiều mục đích.

  1. Bạn phải làm hài lòng và xoa dịu trong cuộc sống:

Đối với những người hay lo lắng và luôn cần một nơi để thuộc về thì làm hài lòng và tạo áp lực lên bản thân để cố gắng ngang hàng với một ai đó trở thành một thói quen khó bỏ ở tuổi trưởng thành, chính thói quen này lại gây ra rất nhiều bất lợi.

  1. Sự kết nối cảm xúc quá tai hại:

Đây là một quan điểm cố định của những người không thích sự gắn bó. Đó là một kết luận đủ logic được rút ra từ các tác động trong xuất phát điểm của gia đình họ.

Dịch bởi: Pamlord - A Happy Introvert

Editor: Chi Phương

Nguồn: Toxic Childhood? 10 Lessons You Must Unlearn in Adulthood by Peg Streep 

 

Tìm đọc thêm cuốn sách tội phạm học CHA MẸ ĐỘC HẠI – Vượt qua di chứng tổn thương và giành lại cuộc đời bạn

https://shope.ee/5V2WyGpvkG

Khi bạn còn nhỏ, cha mẹ có nói rằng bạn tồi tệ hay vô tích sự không? Cha mẹ có thường xuyên sử dụng sự đau đớn về thể xác để kỷ luật bạn không? Bạn có thường xuyên sợ hãi cha mẹ của bạn không?... Còn bây giờ, khi bạn đã trưởng thành, có phải cha mẹ vẫn đối xử với bạn như một đứa trẻ hay bạn có cảm thấy rằng dù mình làm gì đi chăng nữa, sẽ không bao giờ là đủ với cha mẹ?... Tất cả những câu hỏi đang vang lên trong đầu bạn sẽ có lời giải đáp trong cuốn sách Cha mẹ độc hại – Vượt qua di chứng tổn thương và giành lại cuộc đời bạn. Trong cuốn sách này, Tiến sĩ Susan Forward đã chỉ ra được tiếng nói thực tế của những đứa trẻ trưởng thành có cha mẹ độc hại, từ đó giúp bạn thoát khỏi những bực bội trong mối quan hệ với cha mẹ, và khám phá ra một thế giới mới về sự tự tin, sức mạnh, khả năng tiềm ẩn của chính bản thân bạn. Trả lại bạn một cuộc đời đẹp tươi, ý nghĩa đáng ra bạn đã nên có từ rất lâu.

Tuoi Tho Doc Hai 10 Bai Hoc Ban Phai Gat Bo O Tuoi Truong Thanh.

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Combo sách Tâm lý học lâm sàng của tác giả Dana Castro

Combo sách Tâm lý học lâm sàng của tác giả Dana Castro  2

 04/05/2024 11:36:03 SA

Tác giả DANA CASTRO là nhà tâm lý lâm sàng, nhà tâm lý trị liệu, giảng viên và hiệu trưởng Trường Tâm Lý Thực Hành (Pháp).

Xem chi tiết 
Nền tảng của tình yêu là nhân cách

Nền tảng của tình yêu là nhân cách  7

 03/05/2024 11:35:03 SA

Nhân cách là diện mạo của nội tâm con người, trên thế giới không có hai chiếc lá nào hoàn toàn giống nhau, con người cũng vậy.

Xem chi tiết 

"Tôi sinh con, nhưng chồng tôi bị trầm cảm sau sinh"  6

 03/05/2024 11:35:02 SA

Nhiều người đang phải vật lộn với sức khỏe tâm thần sau khi trở thành bậc cha mẹ.

Xem chi tiết 
Tại sao phải chế ngự tâm lý “no bụng đói con mắt” – có phải vì lòng tham của con người là vô đáy?

Tại sao phải chế ngự tâm lý “no bụng đói con mắt” – có phải vì lòng tham của con người là vô đáy?  12

 02/05/2024 11:34:22 SA

Michael Easter - tác giả cuốn sách "Scarcity Brain" - một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về thay đổi hành vi đã chỉ ra rằng tâm lý cảm thấy “chưa bao giờ là đủ” không phải là vấn đề xảy ra từ bạn.

Xem chi tiết 
Giải mã 'Hội chứng con gái đầu lòng'

Giải mã 'Hội chứng con gái đầu lòng'  13

 02/05/2024 11:34:21 SA

"Hội chứng con gái đầu lòng" cho rằng con gái lớn thường phải vật lộn với trách nhiệm vượt xa độ tuổi khi đảm nhận vai trò tương tự cha mẹ mình.

Xem chi tiết 
4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ

4 cách dạy con thành đứa trẻ mạnh mẽ  39

 26/04/2024 11:28:44 SA

Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình có thể đương đầu với mọi thử thách lớn trong cuộc đời, có thể giải quyết bất cứ điều gì đến với chúng.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2674
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2571
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3237
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2662
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2705
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...