Tội Phạm Bài viết

Tâm thần phân liệt: sống trong sợ hãi

 04/10/2023 5:00:21 SA |  Admin |   113 lượt xem

(toipham.net) - Là một người mắc tâm thần phân liệt, gần đây tôi đã phải vật lộn với những thói quen hằng ngày của mình.

Là một người mắc tâm thần phân liệt, gần đây tôi đã phải vật lộn với những thói quen hằng ngày của mình. Dù đã làm cả trăm lần trước đây nhưng mỗi khi có việc gì đó xuất hiện, chúng lại khiến tôi có cảm giác như đó là một ngọn núi mà mình không thể vượt qua. Nếu phải đếm xem tôi nói với bản thân bao nhiêu lần một ngày rằng “tôi không làm được đâu”, tôi chắc chắn sẽ đếm hết cả hai bàn tay mất. Tôi luôn nghĩ về những sai lầm của tôi trước đây và chúng chỉ dừng lại khi tôi tự nhận mình là kẻ thất bại, ngay cả khi tôi hoàn thành tốt những điều đó.

Khi tôi có những suy nghĩ trên, tôi không bao giờ gán chúng cho tâm thần phân liệt. Tôi không tự nhủ rằng tâm thần phân liệt là thứ khiến mình suy nghĩ như vậy. Tôi thực sự tin vào những suy nghĩ của mình. Tôi thực sự tin rằng tôi là con người bất tài vô dụng, rằng tôi đã phạm quá nhiều sai lầm và tôi là một kẻ thất bại như vậy. Tôi thấy những người trong môi trường làm việc của mình luôn vui vẻ, can đảm, tự tin và ham học hỏi. Tôi gặp khó khăn trong việc thức dậy mỗi buổi sáng và đi làm, và tự hỏi tại sao mình lại không thể giống như họ. Tôi liên tục so sánh bản thân với họ, suy ngẫm về những gì không ổn với tôi. Sao tôi không thể hạnh phúc được như thế? Tại sao tôi phải lo lắng rằng mọi thứ tôi làm sẽ thất bại? Tại sao tôi phải sống trong sợ hãi như vậy? 

Tam than phan liet song trong so hai

Ảnh: Photo by Bryan Minear on Unsplash

Tôi cảm thấy buộc phải hỏi bác sĩ tâm lý của mình xem liệu anh ta đã từng thấy điều này - sự sợ hãi đối với những công việc nhỏ nhất cần phải làm mỗi ngày - ở những bệnh nhân tâm thần phân liệt khác. Câu trả lời tôi nhận được đã làm tôi ngạc nhiên: Có. 

Nhiều người bị tâm thần phân liệt sống trong sợ hãi vì bộ não của chúng ta không dựa vào hay tin ký ức của bản thân. Khi một người (không có bất kỳ rối loạn tâm thần nào) phải thuyết trình trước người quản lý của họ, chẳng hạn, họ sẽ nghĩ là, ồ, tôi đã làm một bài thuyết trình như thế này vào tháng trước. Họ nhớ nó đã diễn ra trôi chảy như thế nào, mọi người hài lòng như thế nào với phần trình bày của họ và sử dụng điều đó để trình bày một cách tự tin. Mỗi lần thành công của họ làm họ thêm tin tưởng vào bản thân hơn. Đây không phải là trải nghiệm của tôi. Khi tôi phải thuyết trình, tôi nghĩ về tất cả những điều có thể trở nên thực sự không tốt. Tôi không nhớ tất cả những khía cạnh tích cực của bài thuyết trình cuối cùng của tôi. Và dù tôi có nhớ đi nữa, tôi cũng sẽ tự bóp méo phản hồi của người nghe. Tôi cho rằng những tràng pháo tay mà họ dành cho tôi là điều gì đó tiêu cực, như việc tự nhủ họ chỉ vỗ tay vì họ thương hại tôi và phần trình bày khủng khiếp của tôi. Họ không thực sự nghĩ rằng tôi có khả năng trình bày. Họ chỉ cảm thấy thương hại cho tôi. Tôi là một kẻ mạo danh. Tôi đã lừa họ nghĩ rằng tôi làm tốt công việc khi tôi thực sự dở tệ. 

Tôi đã biết được từ bác sĩ tâm lý của mình rằng đây là trường hợp chung với nhiều bệnh nhân tâm thần phân liệt. Chúng ta không thể dựa vào những ký ức tích cực để thúc đẩy bản thân tiến về phía trước. Sẽ luôn có một đám mây tiêu cực bao trùm chúng ta. Dù vậy, đó không phải là lỗi của ai cả. Chúng ta không suy nghĩ theo hướng tiêu cực về bản thân bởi vì những điều đó là sự thật, mà là do sự chi phối của tâm thần phân liệt. Đó là kiểu rối loạn luôn làm khó chúng ta, nói dối chúng ta về những điều bản thân không thể làm. Tôi nghĩ rằng nhiều người bị tâm thần phân liệt sẽ hiểu rõ điều đó, đó là lý do tại sao tôi viết bài này. Chúng ta không hẳn là những người thực sự thảm hại như chứng rối loạn này đang nói. Tâm thần phân liệt chỉ đang cố gắng dìm chúng ta xuống. Chúng ta phải chống lại nó và nói với bản thân nhiều lần “tôi có thể làm được, tôi có thể làm được, tôi có thể làm được”. Chúng ta phải lật lại ký ức về những gì mình đã vượt qua và tin rằng đó là sự thật. Chúng ta không phải là kẻ mạo danh. Mọi người không nghĩ xấu về chúng ta. Chúng ta là những người tốt đang làm hết sức mình để sống một cách năng suất và hiệu quả nhất có thể.

Sẽ có một số điều mà chúng ta không làm được. Ví dụ, một số bệnh nhân không bị tâm thần phân liệt chức năng cao như tôi. Một số bị khuyết tật, không thể làm việc. Không việc gì phải xấu hổ cả. Có một số điều tôi cũng không thể làm được. Thực tế là rất nhiều luôn. Và thật khó khăn để chúng ta có thể tha thứ cho bản thân đủ để chấp nhận sự thật đó. Chúng ta phải chiến đấu với tâm thần phân liệt một cách khó khăn, và nó luôn luôn ở đó. Nó sẽ không bao giờ biến mất. Nhưng chúng ta có thể sống thoải mái với thực tế rằng đó không phải là lỗi của chúng ta khi chúng ta sống chung với chứng rối loạn này, và chúng ta vẫn làm được những điều phi thường khi sống chung với nó. Tất cả chúng ta đều sống sót chống lại thứ cố gắng để hạ gục chúng ta, và đó là điều chúng ta nên tự hào.

Cứ thoải mái mà sống bạn nhé. Bạn đang làm điều tốt nhất mà bạn có thể làm, và đó mới là điều quan trọng.

Dịch: Hoàng Anh

Nguồn: Schizophrenia: Living in Fear

Nguồn: A Crazy Mind

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

7 lý do khiến hôn nhân thất bại

7 lý do khiến hôn nhân thất bại  8

 06/05/2024 11:41:14 SA

Thiếu nỗ lực, thiếu niềm tin và trên hết là sự khinh thường bạn đời dẫn đến mối quan hệ tan vỡ.

Xem chi tiết 
Combo sách Tâm lý học lâm sàng của tác giả Dana Castro

Combo sách Tâm lý học lâm sàng của tác giả Dana Castro  13

 04/05/2024 11:36:03 SA

Tác giả DANA CASTRO là nhà tâm lý lâm sàng, nhà tâm lý trị liệu, giảng viên và hiệu trưởng Trường Tâm Lý Thực Hành (Pháp).

Xem chi tiết 
Nền tảng của tình yêu là nhân cách

Nền tảng của tình yêu là nhân cách  18

 03/05/2024 11:35:03 SA

Nhân cách là diện mạo của nội tâm con người, trên thế giới không có hai chiếc lá nào hoàn toàn giống nhau, con người cũng vậy.

Xem chi tiết 

"Tôi sinh con, nhưng chồng tôi bị trầm cảm sau sinh"  14

 03/05/2024 11:35:02 SA

Nhiều người đang phải vật lộn với sức khỏe tâm thần sau khi trở thành bậc cha mẹ.

Xem chi tiết 
Tại sao phải chế ngự tâm lý “no bụng đói con mắt” – có phải vì lòng tham của con người là vô đáy?

Tại sao phải chế ngự tâm lý “no bụng đói con mắt” – có phải vì lòng tham của con người là vô đáy?  18

 02/05/2024 11:34:22 SA

Michael Easter - tác giả cuốn sách "Scarcity Brain" - một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về thay đổi hành vi đã chỉ ra rằng tâm lý cảm thấy “chưa bao giờ là đủ” không phải là vấn đề xảy ra từ bạn.

Xem chi tiết 
Giải mã 'Hội chứng con gái đầu lòng'

Giải mã 'Hội chứng con gái đầu lòng'  94

 02/05/2024 11:34:21 SA

"Hội chứng con gái đầu lòng" cho rằng con gái lớn thường phải vật lộn với trách nhiệm vượt xa độ tuổi khi đảm nhận vai trò tương tự cha mẹ mình.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2681
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2578
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3245
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2669
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2714
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...